Xây dựng Xanh của Năm

Xây dựng Xanh của Năm (Green Build of the Year):

Nhánh 1: dành cho một công trình đã hoàn thành xây dựng trong khoảng thời gian 02 năm trở lại (đại diện là ê-kíp liên quan gồm các đơn vị thiết kế, kỹ thuật, chủ đầu tư), đáp ứng các tiêu chí:

  • Hiệu quả: phân tích định lượng hiệu quả sử dụng năng lượng và khuyến khích có tính toán tiện nghi nhiệt, chiếu sáng.  Hiệu quả sử dụng năng lượng có thể chứng minh bằng hoá đơn sử dụng điện quy đổi theo tổng diện tích sàn (chỉ số EUI: kWh/m2.năm) hoặc các phân tích định lượng tính toán mô phỏng – áp dụng cho công trình đang thiết kế hoặc đang thi công;
  • Tối ưu hóa: chỉ ra chi phí đầu tư hợp lý, không tăng hoặc chỉ tăng rất ít so với mặt bằng xây dựng chung, hoặc so sánh với công trình có chức năng tương tự;
  • Xanh: chỉ ra những yếu tố tăng tính bền vững môi trường khác của công trình (bao gồm nhưng không giới hạn: giảm hiệu ứng đảo nhiệt, vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm nước, xử lý nước và rác thải, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học,…) .

Đối với đề cử nhánh 1, cần cung cấp các số liệu, dữ liệu chứng minh tính hiệu quả năng lượng và tiện nghi của công trình (có thể là kết quả mô phỏng bằng phần mềm hoặc bằng chứng đo thực tế tiêu thụ năng lượng, chứng chỉ nếu có) [hướng dẫn].

Nhánh 2: dành cho dự án đang trong quá trình thiết kế, chưa xây dựng (đại diện là đơn vị thiết kế); nhằm thúc đẩy xu hướng thiết kế công trình hiệu quả năng lượng, hướng tới trung hoà về năng lượng (Net Zero Energy), với những yêu cầu và tiêu chí sau:

  • Có sự phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế hình thức kiến trúc và thiết kế năng lượng công trình. Có số liệu phân tích, so sánh hiệu quả nhiệt vỏ bao công trình cụ thể, khuyến khích sử dụng infographic để chứng minh thay vì các bảng số liệu;
  • Có đánh giá về tiết kiệm năng lượng do hiệu quả phối hợp chiếu sáng tự nhiên với chiếu sáng nhân tạo; Có tính tới thiết kế đủ sáng nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu hiện tượng kéo rèm, bật đèn;
  • Có đánh giá so sánh định lượng các giải pháp thiết kế hệ thống điều hoà thông gió giúp tăng cao hiệu quả năng lượng hệ thống HVAC;
  • Thực hiện đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng tổng thể của công trình theo hệ thống LEED hoặc LOTUS – hồ sơ chứng minh hiệu quả kèm theo, theo cách đánh giá của LOTUS hoặc LEED;
  • Thuyết minh ngắn gọn về thiết kế năng lượng công trình (để hiểu rõ hơn tư duy của đơn vị thiết kế);
  • Các tài liệu bổ sung khác, tuỳ chọn, ví dụ nhưng không giới hạn trong các hạng mục dưới đây: Hiệu quả chi phí đầu tư, so sánh chi phí vận hành với công trình tương tự hoặc thống kê của toà nhà cùng loại, tính toán tiện nghi nhiệt công trình, các tiêu chí hiệu quả tài nguyên khác như tiết kiệm nước, tiết kiệm vật liệu, sử dụng vật liệu tái chế…

[ Quy chế giải thưởng ]

Share Button