Ghi chép chuyến đi Nhật Bản ( phần cuối)
Ngày 6: 21-2-2008 ( thứ 5) Mất hơn 1h để đi từ Nagahama tới Kyoto. Kyoto trong trí tưởng tượng của ḿnh là h́nh ảnh cổ kính của cố cung với quần thể cung điện, đền chùa dưới bóng cây phong lá đỏ và những hàng liễu rủ. Nhưng h́nh ảnh đầu tiên về Kyoto lại hoàn ṭan trái ngược với những ǵ ḿnh nghĩ. Đó là nhà ga Kintesu Kyoto station được thiết kế quá hiện đại với hệ thống giàn không gian vượt nhịp lớn. Nhà ga mới này được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản Hiroshi Hara để kỷ niệm 1200 năm Kyoto kể từ khi nó được coi là thủ phủ Heian. Đây được coi là nhà ga lớn nhất Nhật Bản, với chi phí lên tới 1.3 tỉ đô la. Công tŕnh được xây dựng bởi tập đ̣an Obayashi Corporation Nhật liên kết với Fluor Daniel –Mỹ
Nhà ga Kyoto

Thực tế công tŕnh đă gây rất nhiều tranh căi, nhất là đối với những người muốn bảo vệ các giá trị văn hóa kiến trúc cổ của thành phố. Thầy Fukukawa cũng không thích công tŕnh này. Hệ giàn mái hơi rườm rà, phô diễn sắt thép nhiều quá. Nhưng xét trên quan điểm kiến trúc hiện đại, công tŕnh này nh́n từ bên ngoài rất đẹp và ấn tượng.
Tháp Kyoto

Trước khi đến làm việc với Kyoto city, thầy cho bọn ḿnh đi thăm quan khu phố cổ của Kyoto – phố các quán trà – Chyamachi. Khu phố cổ này nằm dọc theo 2 bên nhánh sông nhỏ, khung cảnh lăng mạn với những ngôi nhà gỗ truyền thống Nhật Bản, lùi sau những hàng liễu rủ và những cây anh đào cành khẳng khiu. Thả bộ dọc phố Hanami-koji đi chầm chậm mới cảm nhận hết được vẻ quyến rũ của tuyến phố những ngôi nhà gỗ vàng rực trong nắng, những quán trà, quán ăn nhỏ xinh xắn, rồi ngôi đền thờ sơn tường rào màu cam thật nổi bật. Mọi người nói, tuyến phố này rất tấp nập, nhộn nhịp vào buổi tối v́ khách du lịch đến Kyoto không thể bỏ lỡ nơi này. Tiếc là đến đây vào buổi sáng nên chưa được chiêm ngưỡng dung nhan của các maikô với khuôn mặt trắng bệch như sáp.



Tửu quán với các geisha phục vụ ( có dán bức h́nh trước cửa nhà)

Hanami-koji street

Trung tâm giao lưu Con người và đô thị

Đối diện với Trung tâm Giao lưu Con người và đô thị

Rời khu phố cổ, bắt taxi tới ṭa nhà Trung tâm Giao lưu Con người và đô thị để nghe thuyết tŕnh.
Tại sảnh ṭa nhà, một bản đồ aerial map của toàn bộ thành phố Kyoto được in nổi trên nền gạch lát trông rất ấn tượng và thú vị. Ḿnh cố gắng t́m vị trí ṭa nhà trên bản đồ ngay dưới chân.
Bản đồ thành phố Kyoto in nổi trên nền đá

Làm việc với Mr Katsuhide Takagi, trưởng pḥng bảo tồn của tổ chức quản lư cảnh quan thành phố.
Sau đó, ḿnh đến văn pḥng 1 tổ chức NPO chuyên quan tâm việc bảo tồn các ngôi nhà cổ tại Kyoto. Được nói chuyện với ông Michiro Kyogoku, giám đốc công ty, đồng thời là giám đốc 1 nhà xuất bản lớn ở Kyoto, người đă không tiếc tiền bạc và công sức để bảo tồn những ngôi nhà cổ -Machi-ya ở Kyoto. Đồng thời được nghe bài tŕnh bày của giáo sư Otani, trường ĐH Kukogawa, Nhật bản về những việc mà tổ chức của ông đă làm cho việc bảo tồn machiya.
4h30 chiều, tiếp tục đi đến thực địa và nghe tŕnh bày ngay trên khu phố cổ.
Nhà cổ tại Kyoto - Kyoto Machiya

Buổi tối, ông Michiro Kyogoku mời 5 thầy tṛ đến 1 nhà hàng Nhật có tiếng ở đây ăn món cá sống sasumi, bạch tuộc sống và món tinh cá ngừ đại dương...
Sau đó bọn ḿnh đi taxi tới khách sạn Brighton Kyoto để nghỉ và sáng mai sẽ đi tới Imai.
Sảnh bên trong khách sạn Brighton Kyoto
Ngày 7: 22-2-2008 ( thứ 6) 8h10: Khởi hành từ Kyoto Station, sau 1h đến Imai ( Imaicho of Kashihara)
10h, có mặt tại Heritage Center- Hanaikara của khu vực đô thị cổ Imai để làm việc với Mr. Yonemura Hiroaki ( phó giám đốc NPO : mạng lưới tái thiết cảnh quan Imai)
Cultural Heritage Center- Hanaikara Imai

Vài nét về khu vực:
Đây là khu vực bảo tồn có tổng diện tích 14.7ha, trong đó có tới 9 công tŕnh di sản cấp quốc gia.
Trong khu vực bảo tồn có khoảng 1300 dân
Trước đây khu vực này là khu đô thị thương mại tự trị, hiện nay trở thành 1 khu dân cư trong đó người dân phần lớn là đi làm ở Kyoto, Osaka.. Các hoạt động thương mại gần như không có (chỉ có một nhà làm rượu, 1 nhà làm x́ dầu)
Trong khu vực có: 504 công tŕnh kiến trúc cổ có giá trị và 200 công tŕnh không phải nhà ở (có chức năng khác) --> tổng cộng có hơn 700 công tŕnh cố có giá trị.
Nhà cổ ở Imai

Một cửa hàng bán rượu đă có từ mấy trăm năm trước tại Imai

Ngôi chùa cổ - trường phật giáo trước đây

Khu vực c̣n lưu giữ được rất nhiều ngôi nhà cổ, có tuổi thọ gần 400 năm, phần lớn trong số đó là các ngôi chùa – trường phật giáo tại Imai.
Tại một shop lưu niệm nhỏ, ông chủ cửa hàng với vẻ mặt hiền hậu đă giới thiệu cho mọi người bức tranh từ thế kỷ 16 là đồ gia bảo được cất giữ đến ngày nay. Ḿnh đă mua 1 món quà lưu niệm nhỏ ở đây.
4h30, ra khỏi Imai và bắt tầu đến Shikoku, ḥn đảo lớn nhất Nhật Bản nằm ở phía tây nam.
6h30 : Đến nhà ga Takamatsu thuộc đảo Shikoku. Nhà ga thiết kế theo phong cách hiện đại, với hệ giàn thép sơn trắng và mái kính lung linh trong ánh sáng đèn cao áp. Nghỉ lại tại 1 khách sạn nhỏ ngay sát khu vực trung tâm thương mại Takamatsu.
7h tối, đi ăn tối tại nhà hàng Ư, do bà Mariko Saigô chiêu đăi. Bà Saigô là thành viên của viện quy hoạch đô thị Nhật Bản, Ủy viên Viện nghiên cứu phát triển đô thị trong tương lai, thành viên và là điều phối viên tổ chức tái thiết Nhật Bản. Mọi người gọi bà là powerful woman. Bà Saigô giới thiệu về những công việc bà đă và đang làm cho việc quy hoạch phát triển trung tâm thương mại này.
Được thưởng thức món ăn Ư và món Nhật theo phong cách Ư. Ấn tượng với món thịt ḅ tái sốt rau và dầu ôliu, và món bánh kem ...
Ngày 8: 23-2-2008 ( thứ 7) Một buổi sáng đầy nắng và gió... Taxi đưa bọn ḿnh đến một nơi mà thầy Fukukawa đánh giá là excellent – Bảo tàng Isamu Noguchi -Open Air Museum. Isamu Noguchi (1904-1988)là nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng của Nhật Bản và nổi tiếng khắp thế giới. Ông đă có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá và installation works được trưng bày khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Bọn ḿnh được thăm quan vườn đá, nơi có rất nhiều tác phẩm bằng đá đă hoàn thành hoặc c̣n dang dở. Trong ngôi nhà có mái che là một số tác phẩm rất nổi tiếng như Energy Void,... Mỗi người một cảm nhận khác nhau trước các tác phẩm, nhưng thật sự là rất ấn tượng, đặc biệt trong một ngày đầy gió... mỗi tác phẩm đá như có một linh hồn.
Tác phẩm Energy Void

Vườn đá

Thăm ngôi nhà mà Isamu Noguchi đă từng ở và làm việc tại xưởng đá phía dưới chân đồi. Trên quả đồi nh́n ra phía thung lũng, với nghệ thuật thị giác và kiến trúc cảnh quan scenery borrowing, khung cảnh của cả thung lũng như được mở ra sau đường chân trời.
Sau đó, taxi lại chở bọn ḿnh đến Shikoku-mura Open Air Museum. Nơi tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên với những ngôi nhà của những người nông dân Nhật Bản. Trong đó có 1 sân khấu ngoài trờ xem kịch hát Kabuki và hàng chục con búp bê Kabuki tuyệt đẹp được xếp trên các kệ gỗ.
Ấn tượng nhất là có 1 nhà bảo tàng nhỏ cũng nằm trên đồi cao do Tadao Ando thiết kế với hệ thống mặt nước chảy nhân tạo.
Bảo tàng do Tadao Ando thiết kế

Cảnh quan bên ngoài bảo tàng do Tadao Ando thiết kế

Bữa trưa giản dị (ăn chay) với ḿ Udông ( đặc sản của Shikoku)
Buổi chiều có 1 bài tŕnh bày của thầy Fukukawa tại Văn pḥng ngay khu trung tâm thương mại “Marugame Machi”. Sau đó được thầy cho 1h đi dạo quanh khu trung tâm thương mại Takamatsu. Ba chị em được dịp ngắm nhiều hơn mua.
6h ra sân bay để bay về Tokyo. Có 1 chi tiết là hôm đó là ngày gió to, máy bay chao đảo trên bầu trời, may mà vẫn c̣n hạ cánh được.
Ngày 9 : 24-2-2008 (CN) Chủ nhật vẫn phải làm việc!!!!
10h sáng gặp giáo sư Tejima tại Yanaka station. Giáo sư Tejima là thành viên và là người tham gia trực tiếp trong tổ chức Yanaka Gakko – Town making organization
trước đây ông dạy tại trường Nghệ thuật Tokyo, nay là trường ĐH kỹ nghệ Tokyo.
Giới thiệu chung về khu vực Yanaka:
Vùng Yanaka là khu vực dân cư cổ nhất ở Tokyo.Yanaka trước đây được coi là khu vực trung tâm buôn bán của Tokyo ( Tokyo’s downtown), và đây cũng là nơi có những lâu đài cổ và là trung tâm phật giáo với các công tŕnh phật giáo nằm trải dài trên ngọn đồi.
Tín ngưỡng luôn được tầng lớp thống trị hỗ trợ để củng cố quyền lực, hiện nay tại Yanaka vẫn c̣n 1 phần của lâu đài cổ và trên 190 công tŕnh tôn giáo, đền thờ, chùa các lọai.... Sau trận hỏa hoạn lịch sử năm 1923 và sau chiến tranh thế giới thứ 2, rất may mắn là khu vực này vẫn không bị phá hủy.
Ở Nhật , khái niệm Temayachi town là nơi tập trung nhiều công tŕnh tín ngưỡng – trung tâm tín ngưỡng phật giáo.
Đền thờ thần Suwa Zinza nằm trên một quả đồi nhỏ nh́n xuống thung lũng. Đền thờ này có tuổi thọ là 802 tuổi.
Trong lịch sử xă hội Nhật, mỗi zinza là một trung tâm của các hoạt động cộng đồng (vai tṛ như đ́nh làng trong cộng đồng người Việt). Ngày nay là điểm đến của khách du lịch, của những người già trong cộng đồng dân cư đến gặp gỡ, hội họp v.v
Một con đường nhỏ dẫn từ ngôi đền đến khu dân cư. Trên con đường này, tại 1 ngách nhỏ có 1 điểm nh́n rất quan trọng : nếu phóng tầm mắt ra xa sẽ nh́n thấy đỉnh núi Phú Sĩ. Cả Tokyo chỉ có 3 điểm nh́n được như vậy.
Cộng đồng và người dân đă xác định phải ǵn giữ điểm nh́n này như là một vị trí rất quan trọng của thành phố, do vậy họ đă có những hoạt động để vận động các chủ đất không xây nhà cao tầng để che lấp điểm nh́n này.
11h40: Tham dự buổi trà đạo “tea ceremony”
Ḿnh đă được đến thăm nhà của Mr. Tejima. Một ngôi nhà cổ có cổng gỗ lớn và sân trong. Từ hôm trước, thầy F đă dặn bọn ḿnh phải chuẩn bị tất trắng để tham dự trà đạo tại nhà anh Tejima, thế là ḿnh cũng phải mượn bằng được đôi tất trắng cho đúng nghi thức. Trước khi vào nghi thức trà đạo, mọi người phải cởi áo khóac, khăn quàng, tháo hết ṿng nhẫn, cho vào 1 cái rổ tre nhỏ. Mỗi người được đưa cho 1 tập giấy mỏng màu trắng và 1 cái xiên bằng tre ( không biết để làm ǵ đây?

)
Anh Tejima dẫn mọi người vào 1 ngôi nhà rất nhỏ ( Sowa) dành cho việc uống trà cho 2 người. Khi vào phải cúi gập người chui qua 1 ô cửa cực nhỏ. Pḥng uống trà chỉ rộng đúng 2 chiếu ( 2 tatami, kích thước mỗi chiếu 1.8mx0.9m) và có một góc trang trí Tokonoma đặt 1 hộp đựng trà cổ và 1 cái bát điều. Trong pḥng có 1 bếp ḷ nhỏ để đặt ấm đun nước pha trà.
Ư tưởng ( hay có thể nói là tính triết lư) của pḥng uống trà này ( theo anh Tejima) là tạo nên một không gian hoàn toàn cách biệt với cuộc sống bên ng̣ai. Đây là 1 cách tạo không gian biệt lập, vũ trụ như thu nhỏ lại trong không gian này. Mượn việc uống trà để cảm nhận được vũ trụ, vũ trụ như được gói ghém trong 1 không gian và tự nó là 1 không gian của riêng nó.
Nguyên tác gốc của ngôi nhà : chỉ có 2 người đàn ông ngồi với nhau, tâm sự những nỗi niềm, suy nghĩ riêng tư, và hai người phải rất thân thiêt để có thể chia sẻ được những điều sâu lắng nhất. Người vợ ngồi ở gian nhỏ ( 1 chiếu ) phía sau để pha trà)
Đối với những tầng lớp samurai: chủ nhà vào 1 cửa riêng, khách vào 1 cửa riêng.
Nghe tŕnh bày sơ qua về triết lư uống trà, bọn ḿnh được mời lên pḥng khách của ngôi nhà chính, một ngôi nhà gỗ cổ, rất đẹp và tham gia vào nghi thức dùng trà.
Pḥng trải lớp thảm đỏ trên chiếu cói tatami ( chắc cho khách quỳ khỏi đau chân) và phải ngồi ở tư thế quỳ trên 2 đầu gối. Em gái của anh Tejima, một giáo viên giảng dạy nghi thức trà đạo trong bộ Kymono nhă nhặn - là người pha trà. Chị vợ anh Tejima, cũng là 1 giảng viên tại ĐH kỹ nghệ Tokyo là người mời trà. C̣n lại bọn ḿnh, 2 thầy là khách uống trà. Bọn ḿnh quan sát từng chi tiết mà cô em gái anh Tejima thực hiện trong nghi thức uống trà này. Trước khi uống trà, 1 hộp bánh bột gạo nếp (như bánh dẻo của ḿnh) nhân đậu đỏ được mang ra. Chị vợ anh Tejima bưng đến trước mặt người ngồi đầu tiên, gắp ra 1 chiếc ra cái khay nhỏ, rồi chuyền tay cho người tiếp theo. Mọi người lấy tập giấy trắng mỏng và cái xiên tre được đưa cho từ trước để ăn bánh, sau đó lấy giấy gói cái xiên lại, đút vào túi áo để tí nữa mang ra ng̣ai vứt ( té ra là vậy)
Tea ceremony - Prof.Tejima's house

Sau đó là 1 loạt nghi thức tiến hành.
Trà được đựng trong một cái hộp nhỏ sơn mài rất đẹp. Cốc uống trà bằng gốm tráng men, là những chiếc cốc cổ, hoa văn màu lam. Nước được đun trong ấm bằng đất, gáo múc nước là 1 đoạn thân tre ngà, có cán cần bằng trúc nhỏ xuyên qua. Cứ mỗi cốc đưa lên, trước khi múc trà, người pha trà rút trong ngực áo Kymono 1 cái khăn nhỏ, lau cẩn thận chiếu cốc. Sau đó xúc bột trà vào cốc, rót nước sôi vào, rồi khuấy kỹ bằng chổi tre ( chương tŕnh TV đă có lần chiều về nghi thức cầu kỳ này). Người pha trà cũng phải có nghi thức trao cốc lại cho người mời trà, rồi người mời trà cũng cúi gập người để mời người uống trà. Nói chung nghi thức uống trà đă được nâng lên thành quốc hồn quốc túy của người Nhật, nên mọi hành động ḿnh thấy họ tiến hành với một sự kính cẩn, trân trọng thực sự.
Ḿnh cũng hết sức trân trọng nét văn hóa đặc sắc này, tuy nhiên v́ không quen quỳ trên đầu gối quá lâu nên ḿnh cứ nhấp nhổm, sau đó phải xin phép để ngồi bệt xuống ( Xấu hổ quá!!!!)
Anyway, ḿnh đă thấy được sự thiêng liêng, tôn kính trong nghi thức trà đạo. Thấy được sự tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử giữa con người với con người và quả thật, văn hóa đă nâng tầm vóc con người lên rất nhiều!!!!
Ăn trưa tại 1 nhà hàng kiểu Ư do anh Tejima chỉ dẫn và chiêu đăi. Ḿnh được ăn món spaghetti lai theo kiểu Nhật, cũng rất ngon.
Buổi chiều là một ngày gió to, gió mạnh nhất trong năm ở Nhật Bản. Thế mà bọn ḿnh có gần 4 tiếng đi thăm quan thực địa. Gió mạnh thổi bạt người đi... Lúc này chỉ muốn tạt vào một cửa hàng nào đó ngồi nghỉ và shopping. Cuối cùng cũng vào được 1 cửa hàng rất thú vị....
6h, chia tay vợ chồng anh Tejima, bọn ḿnh đi về Tokyo và đến nhà mẹ nuôi chị L ăn cơm. Bữa cơm Okasan làm rất ngon và chuẩn bị công phu, với sasumi cá sống rất nhiều loại, cá tuna xay nhuyễn trộn hành tây, rồi cơm cuốn tảo biến, súp ghẹ... Lúc này cũng bắt đầu thèm rau muốn rùi sau gần 10 này xa nhà.... Thức đến 12h khuya nói chuyện và chơi đồ chơi thông minh với 2 ông bà....
Ngày 11: 26-2-2007 : Thăm Tokyo hiện đại Hẹn được với anh Ota, hôm nay bọn ḿnh sẽ có buổi đi chơi thăm Tokyo city, những khu vực phát triển mới.
9h30 : Vừa đến cổng trường ĐH Tokyo, đă thấy 2 anh Ota chờ sẵn. Hai người dẫn bọn ḿnh đi thăm khoa kiến trúc tại Tokyo Uni, chỉ cho ḿnh ṭa nhà của khoa xây dựng, rồi trung tâm nghiên cứu về đô thị sinh thái và tái thiết đô thị chỗ thầy Darko. Phần lớn các toàn nhà đă được xây từ khá lâu về trước nên phong cách không hiện đại lắm, tuy nhiên có nhiều buildings mang phong cách kiến trúc gothic, gợi lại h́nh ảnh một góc của Melbourne Uni, nơi ḿnh đă học. Rất nhiều cây sồi, cây phong được trồng thành hàng ở đây. Trường rất vắng lặng do hôm nay là ngày thi đại học. Phía sát đường, sát tường rào của trường là 1 công tŕnh của Tadao Ando. Công tŕnh chạy dài gần 100 mét, với bê tông trần và các mảng kính lớn, đúng phong cách của Tadao Ando. Tuy nhiên, anh Ota nói công tŕnh đă làm mất đi rất nhiều cây cổ thụ dọc hàng rào trường. Cái ǵ cũng phải trả giá...
Tiếp đến là thăm Tokyo Midtown, quần thể công tŕnh cao ốc văn pḥng, khách sạn, trung tâm dịch vụ thương mại cao cấp với vốn đầu tư 20 tỉ đô la, được coi là nơi tập trung sức mạnh và năng lượng cho Tokyo trong TK21 này. Ḿnh ấn tượng với hệ giàn thép cấu trúc h́nh cây ở đại sảnh, và việc xử lư không gian cực kỳ hiện đại, kết hợp ánh sáng, vật liệu , kết cấu và sự luân chuyển của nước. Đi ngang qua văn pḥng của Arata Isozaki, người phản đối việc xây dựng khu Midtown này.
In Tokyo Midtown


Rồi đến thăm khu Roponggi, một new generation center của Tokyo. Trèo lên tầng 51 của Observation tower để nh́n xuống ṭan cảnh Tokyo. Lạc lối giữa các nhà hàng, cửa hiệu sang trọng, các sảnh atrium nh́n xuống những không gian hiện đại đầy chất thiền, t́m măi cũng được 1 nhà hàng rất lịch sự ăn rất ngon, giá rất hợp lư.
Roponggi center - hướng tiếp cận phía đông

4h chiều, đi ra khu chợ điện tử Akihabara. Cũng luợn lờ nhiều nhưng mà chẳng mua nhiều v́ ḿnh không phải dân an hiểu về điện tử mặc dù máy tính xách tay secondhand loại 11inchs cực rẻ.
Kết thúc ngày bằng 1 trận “càn quét” cửa hàng 100 yên. Cả 2 chị em đều có được những món đồ gia dụng nhỏ xinh, dễ thương cực kỳ.
Tokyo có thật nhiều thứ hấp dẫn để khám phá. Hăy cố gắng đến với Tokyo và Nhật Bản nếu khi nào có thể.