Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Chuyên mục Kiến trúc Vincent Callebaut với những công trình “xanh”

Vincent Callebaut với những công trình “xanh”

Viết email In

Vẻ đẹp hùng vĩ, hiện đại, tiện dụng và thân thiện với môi trường là những từ nhận xét về các tác phẩm, các dự án của kiến trúc sư (KTS) trẻ tuổi đầy tài năng người Bỉ Vincent Callebaut. Không chỉ trong Cộng đồng chung châu Âu mà cả thế giới cũng phải trầm trồ trước các công trình độc nhất vô nhị do Vincent Callebaut thiết kế: mô hình thành phố nổi, tòa nhà chống khói (Paris), thành phố hương thơm (Hồng Công), công trình mắt bão (Seoul)...

Sinh năm 1977, Vincent Callebaut (ảnh) tốt nghiệp Viện Kiến trúc Victor Horta (Bỉ) với tấm bằng loại ưu sau khi hoàn thành xuất sắc dự án "Metamuseum of Arts and Civilisations" khi mới 23 tuổi. Vincent Callebaut còn được nhận giải thưởng kiến trúc René Serrure nhờ dự án này.

Đây là sự khởi đầu đầy tốt đẹp và mở ra một loạt những giải thưởng danh giá khác như giải nhất Napoléon Godecharle - Viện Hàn lâm Nghệ thuật Brussels (Bỉ-2001), giải danh dự High Line New York, (Mỹ-2003), giải danh dự BIARC Busan, (Hàn Quốc-2003), RE-Nouveaux Plaisirs d'Architecture (Bỉ-2005)...

Vincent Callebaut được nhận học bổng Leonardo da Vinci của Cộng đồng chung châu Âu, anh tới Paris với vai trò thực tập nội trú trong 2 năm tại hai công ty lớn là Odile Decq Benoit Cornette Architectes Urbanistes, Massimiliano Fuksas và ôm ấp ước vọng có thể sáng tạo ra một điều tuyệt vời cho thành phố này. Phải mất khá nhiều thời gian, Callebaut mới có được cơ hội thực hiện ước mơ này với đồ án Tòa nhà chống khói (Callebaut- Anti Smog).

Đó là một tổ hợp công trình công cộng nhằm phục hồi lại con kênh và đường tàu bị bỏ hoang ở quận 19 của thành phố Paris. Callebaut-Anti Smog được đánh giá là một công trình bền vững và thân thiện với môi trường nhờ trạm xử lý và làm sạch không khí.


ANTI-SMOG, Paris 2007, France

Callebaut-Anti Smog gồm một khối elip trung tâm mang tên "Solar Drop" gồm 250m2 tấm pin năng lượng mặt trời và ngọn tháp xoắn ốc. Anti Smog là một đóng góp cho khuynh hướng các công trình kiến trúc sinh thái, gìn giữ bảo vệ môi trường và tái sử dụng năng lượng một cách có hiệu quả.

Năm 2001, Callebaut gửi dự án "Elasticity, thành phố nổi cho 50.000 dân" tham gia cuộc thi và giành chiến thắng với giải thưởng Grand Architecture Prize Napoléon Godecharle của Viện Hàn lâm Nghệ thuật quốc gia Bỉ.


ELASTICITY, Oceans 2001, World

Hội đồng giám khảo đánh giá cao sự năng động, biểu hiện thuyết phục và tính gắn kết khái niệm xuyên suốt mà Callebaut thể hiện thông qua tác phẩm của mình. Không những thế, Callebaut còn được công nhận là KTS rất có năng khiếu, tài năng và chắc chắn thành công - người có thể đưa danh tiếng của nước Bỉ vươn xa ra tầm thế giới. Giải thưởng này là hy vọng của Callebaut về tính khả thi của những dự án "xanh" về sau này.

Callebaut nhanh chóng chinh phục ngành kiến trúc nhờ vào sự sáng tạo ghi đậm dấu ấn cá nhân. Năm 2005, Callebaut lọt vào chung kết cuộc thi RE-New Architecture Pleasures và trở thành KTS hàng đầu của kiến trúc cho cộng đồng Pháp tại Bỉ.


FIELDS IN FIELDS, Tartu 2005, Estonia


LANDSCRIPT, GENEVA 2020, Geneva 2005, Switzerland


THE EYE OF THE STORM, Seoul 2005, South Korea


SENSUOUS GEOGRAPHIES, Dublin 2005, Ireland

Cùng trong năm này, Nhà xuất bản Damdi của Seoul, Hàn Quốc, cho ra mắt chuyên đề riêng của KTS Vincent Callebaut trong đó sưu tầm đầy đủ những dự án, tác phẩm triển lãm, các giải thưởng trong nước và quốc tế của Callebaut. Từ New York đến Hồng Công, Brussels hay Paris, Vincent Callebaut đều hiện diện cùng với những dự án "xanh" đầy thuyết phục như Ecomic Tower, Childhood's Greentower, Neuronal Alien, Eye of the Storm...

Mới đây nhất, Callebaut cho "trình làng" mô hình thành phố nổi. Đây quả thực là một ý tưởng vĩ đại và rất thức thời trong tình hình khí hậu trái đất ấm lên, nhiều thành phố và hàng triệu cư dân trái đất sống ở những địa hình thấp sẽ bị mất nhà cửa do mực nước biển dâng cao.


Thành phố nổi LILYPAD Oceans 2008, World

Thành phố nổi sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho mọi người bởi nó được thiết kế đặc biệt: có thể di chuyển trên mặt nước, sẽ chỉ sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên và có thể phục hồi như mặt trời, gió, nước, thủy triều...

Mỗi thành phố có hình dáng như chiếc ghế bành xanh mát màu cây cỏ của các vườn treo, khung cảnh đẹp, kỳ vĩ và điều mấu chốt khiến cho người dân thấy thoải mái và sức khỏe được đảm bảo là sẽ không có bất kỳ xe cộ nào chạy trên đường. Đây chính là thiên đường dành cho cả con người và thiên nhiên. 


Master Plan for Vatnsmyri Airfield of Reykjavik, Reykjavik 2007, Iceland 


ECOMIC, Mexico City 2007, Mexico 


THE PERFUMED JUNGLE, Hong Kong 2007, China 


DRAGONFLY, A Metabolic Farm for Urban Agriculture, New York City 2009, USA

Các công trình này đều rất lý tưởng và có tính khả thi cao. Không chỉ là những tác phẩm kiến trúc đẹp một cách đơn thuần mà Vincent Callebaut đã góp phần vào cải thiện cuộc sống đáng kể.

[ Gallery > Vincent Callebaut Architectures ]

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo