Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Thuỷ điện đã “tới hạn”!

Thuỷ điện đã “tới hạn”!

Viết email In

Đó là nhận định của ông Bùi Văn Quyền, vụ trưởng cơ quan đại diện phía Nam của bộ Khoa học và công nghệ.

Theo biểu đồ dự báo nhu cầu năng lượng của Việt Nam và nhu cầu năng lượng của Việt Nam so với các nước châu Á, tốc độ tiêu thụ năng lượng của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh, trong đó khí, dầu thô, thuỷ điện, than chiếm vị trí quan trọng. Theo dự báo của các nhà khoa học, bắt đầu từ năm 2050, nguồn năng lượng chủ yếu sẽ là: mặt trời, gió và địa nhiệt, chiếm trên 43%. Trong khi đó, năng lượng đi từ nguyên liệu hoá thạch chỉ còn khoảng 25%, năng lượng hạt nhân chiếm 15%, năng lượng từ biogas 12%, năng lượng từ thuỷ điện 5%. Như vậy, cách phát triển năng lượng đang quá phụ thuộc vào thuỷ điện như tại Việt Nam là đi ngược lại với xu hướng thế giới, trong khi năng lượng hoá thạch như: dầu mỏ, than đá,… sẽ cạn dần theo thời gian.

Theo chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050. Chiến lược này dựa trên thực tế gần 20 năm qua, cơ cấu năng lượng chung của thế giới vẫn dựa nguyên liệu hoá thạch là chính. Các nước tiên tiến đang phấn đấu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 20 – 30% trong vòng vài chục năm tới. Ví dụ, Đức dự kiến đến năm 2050 có thể đạt 85% năng lượng tái tạo, trong khi, Việt Nam đang phấn đấu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3 – 5% trong kế hoạch 2011 – 2015. Điều này vẫn còn quá ít so với hướng phát triển của năng lượng sạch tại các nước như: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Muốn đuổi kịp các nước nói trên, chúng ta cần công nghệ của các nước tiên tiến về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Tuy nhiên, phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Sơn Lâm, nguyên viện trưởng viện Khoa học vật liệu ứng dụng nói: “Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học Viêt Nam làm tư vấn, phản biện cho Chính phủ trước khi xét duyệt dự án lớn, triển khai chính sách. Việt Nam cần chọn cho mình một con đường riêng dựa trên điều kiện quốc gia và nhu cầu của nền kinh tế, chứ không phải công nghệ nào cũng chọn, đối tác nào cũng ký để triển khai khai thác năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng”.

Mai Quốc Ấn

>> Các nguồn năng lượng của thế giới trong tương lai 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo