Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Chuyên mục Phong thủy Kiến trúc truyền thống và phong thủy Nhật Bản

Kiến trúc truyền thống và phong thủy Nhật Bản

Viết email In

Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử khác biệt so với kiến trúc phương Tây với nhiều sự thay đổi qua nhiều thế kỷ. Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản mang nét đẹp độc đáo và hấp dẫn nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan và trải nghiệm.  

Vài nét về kiến trúc truyền thống

Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử lâu đời mang đậm tính nghệ thuật và văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Lịch sử kiến trúc Nhật Bản đánh dấu sự khác biệt bắt đầu vào khoảng năm 57 trước Công nguyên. Trước thời điểm này, những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được xây dựng từ gỗ với sàn đất và rất ít có sự khác biệt ở các địa phương. 

Người Nhật luôn áp dụng phương châm: “kỹ thuật từ Tây - lấy hồn Nhật làm tâm điểm”, trước học văn hóa - mỹ thuật Nhật Bản và châu Á, sau đó mới tiếp thu có chọn lọc văn hóa, kỹ thuật phương Tây. Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước châu Á khác.

Khoảng năm 660 sau Công nguyên, các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu đá và gỗ. Phần lớn những công trình này đã biến mất từ rất lâu, hiện chỉ còn lại trên bản thảo và tranh vẽ. Gỗ là vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc Nhật Bản bởi những đảo núi lửa ở quốc gia này có rất ít đá thích hợp cho xây dựng.

Những công trình nổi bật nhất của các KTS Nhật Bản thời kỳ này là các đền thờ. Mặc dù bị phá hủy và xây dựng lại sau 2 thập kỷ, việc xây dựng lại vẫn hoàn toàn trung thành với thiết kế ban đầu, đảm bảo không có sự thay đổi quá nhiều theo thời gian. Những công trình này phần lớn được xây dựng từ gỗ và thường có những khu vườn nhỏ xinh bên cạnh.

Phong cách của những đền thờ thời điểm này cũng ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc nội địa thậm chí thiết kế tháp và vật liệu xây dựng hiện đại. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến kiến trúc phương Tây với điển hình là KTS nổi tiếng Frank Wright đã sử dụng làm cơ sở cho những công trình của mình.

Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới đến đầu thế kỷ thứ VII, kiến trúc Nhật Bản bị chi phối bởi các cấu trúc bằng gỗ sớm trong các đền thờ do giới quý tộc xây dựng. Giai đoạn kiến trúc Asuka và Nara là thời kỳ nở rộ của văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Thời kỳ Heian (thế kỷ thứ IX) là sự tiếp nối của thời kỳ này. Những ngôi đền bằng gỗ bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn hơn cùng với các phong cách thiết kế khác nhau.

Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản nhanh chóng hiện đại hóa và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây đã dẫn đến sự xuất hiện đáng kinh ngạc của những cấu trúc bê tông và kim loại như Tòa nhà Chính phủ tại TP Tokyo. Suốt nửa sau của thế kỷ XX, kiến trúc Nhật Bản đã có công đi đầu trong việc xác định bản sắc riêng trong kiến trúc hiện đại thế giới. Những KTS lớn Nhật Bản Tange, Kurokawa, Maki, Ando… tạo ra một luồng gió mới. Theo gương họ, nhiều thế hệ KTS thuộc thế giới thứ ba kém phát triển đã nghiêm túc soi xét lại kiến trúc hiện đại phương Tây nhằm tìm kiếm một nền “kiến trúc hiện đại bản địa” phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình. Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản mang nét đẹp độc đáo và hấp dẫn nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan và trải nghiệm. 

Đôi điều về phong thủy Nhật Bản

Lý thuyết phong thủy được truyền vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ VII sau Công nguyên chia làm hai khía cạnh “Tướng nhà” và “mộ tướng” tương ứng. Nhật Bản coi trọng “gia tướng” hơn “mộ tướng”.

“Tướng nhà” không chỉ gồm tính toán phương vị cát hung và các vấn đề về phương vị, mà đôi khi còn kết hợp cả tướng tay, tướng mặt. Có khi còn bao gồm cả tính toán phương vị ngày giờ cát hung khi ra khỏi cửa hoặc khởi hành đi đâu đó. Người Nhật chú trọng ngày tốt kiêng kỵ ngày xấu.

Trên nhiều loại lịch ở Nhật đều có ghi chú cát hung ở dưới. Trong đó, ngày Đại An là ngày Hoàng Đạo, mọi sự đều hanh thông, cát lợi. Còn ngày Phật Diệt là ngày cực xấu, mọi chuyện đều không được như ý, làm gì cũng cần phải tránh ngày này.

Ngoài ra, do khác biệt rất lớn về mặt địa lý, quan niệm về phương vị của thuật gia tướng Nhật Bản khác biệt rất nhiều so với thuật phong thủy Dương trạch. Phong thủy Dương trạch lấy “tọa Bắc triều Nam” làm cơ sở, trong khi thuật gia tướng coi trọng trục Tây Bắc - Đông Nam.

Với người Nhật, một ngôi nhà lý tưởng có cửa chính hướng ra phương Đông, Đông Nam hoặc Nam. Trước cửa trồng nhiều cây cối hoa cỏ, vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo ra sự chuyển hóa âm dương liên tục, tạo sinh khí cho ngôi nhà.

Nếu hướng cửa chính quay về phía Bắc, đây là hướng rất ít ánh nắng và đầy âm khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh. Hướng Tây tượng trưng cho đường tài lộc của gia chủ, nếu cửa chính quay về hướng Tây tức là tiền bạc trong nhà sẽ chảy ra ngoài hết. Nếu không thể thay đổi hướng cửa, có thể trang trí trước cửa bằng hoa cỏ có màu vàng tươi. Ngoài ra, phong thủy Nhật Bản còn trọng yếu tố yếu tố nước từ hướng Đông chảy đến rồi xuôi về hướng Tây Nam. Nước từ hướng Đông tới gọi là Thanh Long thủy, nếu không có dòng chảy thì có thể trồng chín cây liễu để thay thế.

Phía Tây có đường lớn nếu không có đường thì thay bằng cây. Phía Nam có ao đầm, nếu không có ao đầm thì thay bằng chín cây quế. Phía Bắc có núi, nếu không có núi thì thay bằng ba cây khoai. Phong thủy tứ thần cư ngụ, đem lại may mắn, bình yên cho người sống trong nhà. Trước khi khởi công xây nhà, người Nhật cũng mời thầy đến xem đất, xem ngày giờ, làm lễ đầy đủ.

Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản mang nét đẹp độc đáo và hấp dẫn nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan và trải nghiệm. Có được điều ấy là có sự đóng góp to lớn của nhiều thế hệ KTS Nhật Bản, trong đó bao gồm một số KTS nổi tiếng như Kiến trúc sư Toyo Ito, KTS Sou Fujimoto, KTS Tadao Ando, KTS Shigeru Ban. 

Khánh Phương 
(Báo Xây dựng)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo