Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Đô thị làm hại trí óc ra sao?

Đô thị làm hại trí óc ra sao?

Viết email In

Đô thị luôn luôn là một cỗ máy của cuộc sống tri thức, từ thế kỷ 18, từ những quán cà phê ở London, nơi mà người dân tụ tập để bàn cãi về hoá học và chính trị, đến những quán bar ở Tả ngạn Paris hiện đại, nơi mà Pablo Picasso đưa ra nghệ thuật hiện đại, v.v...

Nhưng, cuộc sống ở đô thị cũng không dễ dàng cho cam. Cũng chính những quán cà phê ở London kích thích Ben Franklin đồng thời làm lan truyền dịch tả. Picasso rốt cuộc cũng phải mua một ngôi nhà ở tỉnh Provence yên tĩnh. Trong khi đô thị hiện đại có thể là một thiên đàng cho những nhà viết kịch, nhà thơ, và nhà vật lý, nó cũng là nơi phi thiên nhiên và nhân mãn.


Paris

Giờ đây các nhà khoa học đang khảo sát đô thị tác động thế nào đến não, và kết quả đang còn hạn chế. Chỉ cần ở trong một môi trường đô thị, họ đã phát hiện ra những quá trình làm hỏng hóc tư duy. Sau một vài phút ở trên một con đường đông đúc, não bộ kém khả năng lưu giữ các sự việc trong trí nhớ, và sức tự chủ giảm.

Tâm trí là một cái máy giới hạn”, Marc Berman nói; ông là một nhà tâm lý học tại đại học Michigan và tác giả trưởng nhóm nghiên cứu mới nhằm đo đạc các tác hại nhận thức gây ra bởi một cuộc đi bộ ngắn ngủi trong đô thị. “Và chúng tôi bắt đầu hiểu những cách khác nhau mà một đô thị có thể làm tăng những giới hạn của não bộ”.


London - Ảnh : angelreich.deviantart.com

Một trong những lực tác động chính là sự thiếu vắng toàn bộ thiên nhiên, cái đem lại lợi ích cho não bộ một cách bất ngờ. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân nằm viện hồi phục nhanh hơn khi họ có thể thấy cây cối qua cửa sổ, và rằng phụ nữ sống trong một chung cư có khả năng tập trung hơn khi căn hộ của họ nhìn ra một sân cỏ xanh. Ngay cả những lướt mắt nhanh qua thiên nhiên cũng cải thiện năng lực trí tuệ, vì thiên nhiên tạo ra một đứt đoạn trí tuệ đối với sự bực bội đô thị.

Nghiên cứu tiến hành ngay khi con người vượt qua một cột mốc mới: lần đầu tiên trong lịch sử, đa số người dân sống ở đô thị. Thay vì ở trong những không gian mở, chúng ta đang xúm xít trong những khu rừng bê tông, bị bủa quanh bởi taxi, giao thông, và hàng triệu người lạ. Trong những năm gần đây, rõ ràng những bủa vây đó có những dính líu quan trọng với sức khoẻ trí tuệ và thể chất của chúng ta, và có thể thay đổi cách nghĩ của chúng ta thật mạnh mẽ.

Một đô thị chứa quá nhiều kích thích mà chúng ta lúc nào cũng cần phải định hướng lại chú ý của mình để đừng bị lo ra bởi những thứ vớ vẩn, như một bảng hiệu đèn neon hoặc một cuộc trò chuyện điện thoại di động của một hành khách bên cạnh trên xe buýt. Những chia trí vớ vẩn như thế cũng làm mất sức và cố gắng.


TP Hồ Chí Minh - Ảnh : KT&ĐS

Trong khi đó những xếp đặt của thiên nhiên không đòi hỏi nhiều nỗ lực nhận thức. Ý tưởng này được nhận biết như là lý thuyết phục hồi chú ý – ART, và được Stephen Kaplan, một nhà tâm lý học của đại học Michigan lần đầu tiên phát triển. Trong khi trước đó khá lâu người ta đã nhận thấy sự chú ý của con người là một nguồn lực khan hiếm – dựa trên hiện tượng buổi sáng khó tập trung hơn buổi trưa – Kaplan giả định rằng sự chìm vào thiên nhiên có thể có một hiệu ứng về hồi phục.

Hãy tưởng tượng chúng ta đang đi dạo trong một khu rừng cây cối rậm rạp. Chim chóc đậu trên cành; sóc, thỏ thỉnh thoảng xuất hiện từ các bụi cây dại. Những xếp đặt của thiên nhiên tự động bắt lấy chú ý của chúng ta, nhưng lại không kích hoạt một phản ứng cảm xúc tiêu cực như là một chiếc xe chữa lửa. Bộ máy trí não chỉ huy chú ý có thể thư giãn và hồi phục tốt.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại viện Santa Fe sử dụng một loạt thuật toán algorithm phức tạp để chứng minh những yếu tố tương tự của đô thị châm ngòi cho những sai sót trong chú ý và trí nhớ – đường phố đông đúc, sự hối hả của đông người, gây ảnh hưởng đến các phương pháp đổi mới. Những thành phố ít người giúp sản sinh nhiều đổi mới hơn.

>> Định mệnh của đô thị hiện đại? 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo