Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Cộng đồng Thiết kế / Sáng tạo "Nghệ thuật cộng đồng" chẳng là gì cả?

"Nghệ thuật cộng đồng" chẳng là gì cả?

Tôi là cột điện. Một tấm bia mang dấu ấn của cộng đồng. Nó là một ký ức bị bỏ quên. Người ta thường nhân cách hóa vật. Tôi muốn vật hóa chính mình. Cột điện/ Tôi đứng. Cảm nhận tác động của môi trường, Thiên nhiên và Người đến nó…”. Nhà báo Lê Hoài (báo Tiền phong) – người tham gia dự án nghệ thuật cộng đồng “Ra đường” do nghệ sĩ Ngô Lực khởi xướng và điều hành đã đưa ra một thông điệp như thế. Sau “Vào chợ”, “Ra đường” dự định sẽ là động thái thứ hai của cuộc “phổ cập văn hóa quần chúng”. Thế nhưng, đã có những ý kiến từ phía chuyên môn đưa ra, về ý định đưa nghệ thuật tới công chúng của những nghệ sĩ… tiên phong!


"Tôi là cột điện...!". Tác phẩm của Lê Anh Hoài người tham gia dự án nghệ thuật cộng đồng “Ra đường”
do nghệ sĩ Ngô Lực khởi xướng và điều hành. - Ảnh: Di Linh


Quan điểm của những người tham gia ý tưởng “Ra đường”, đó là đưa nghệ thuật vào đời sống xã hội, kích thích ý thức sáng tạo và biểu hiện bản thân – khai quật “nghệ sĩ tính” tiềm ẩn nơi mỗi con người, biến hành động nghệ thuật thành tiến trình hòa giải, nối kết mọi người. Nó được đưa ra vào thời điểm mà số đông người Việt, nghệ thuật vẫn là một thế giới biệt lập tồn tại trong những không gian cao sang, khép kín, không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. Tình trạng ấy đã khiến chính những nghệ sĩ cũng dễ được (bị) xem…. là những cá tính khác thường (dễ gần, nhưng khó hiểu!).

Theo đó, 15 nghệ sĩ tham gia, tùy theo sở trường và ý đồ nghệ thuật, sẽ tự lựa chọn một hình thức tương tác, ứng biến với những đối tượng nào đó trong một không gian cộng đồng vào một thời điểm nào đó, nỗ lực thuyết phục mọi người tham gia vào hành vi nghệ thuật của mình. Phản ứng của công chúng trong môi trường tác động, ứng biến của người nghệ sĩ được xem là thành tố quan trọng nhất cấu thành nên nội dung và ý nghĩa dự án.


Lê Anh Hoài công phu hóa thân thành… một chiếc cột điện, đứng bên hè đường để
người qua lại được tùy ý tác động lên cái “cột điện người” này... - Ảnh: Di Linh


Với chủ trương đó, Lê Anh Hoài công phu hóa thân thành… một chiếc cột điện, đứng bên hè đường để người qua lại được tùy ý tác động lên cái “cột điện người” này: Một cô gái dán lên đó tờ “Rơi giấy tờ”. Một ông lão (ý chừng là tổ trưởng tổ dân phố) dán lên cột điện ấy dòng chữ… “Cấm… đái bậy!”; rồi rất nhiều người đưa vào đấy đủ những thứ tủn mủn, để nó hệt như một cây cột điện vô tri chịu đủ mọi thứ tác động từ thiên nhiên và con người…


Lê Nguyên Mạnh “ra đường” trong trạng thái “nuy”, quết sơn lên người tựa như tượng sáp...
Người ta quét sơn, bôi sáp lên người anh trắng tóat, tựa như một xác ướp. - Ảnh: Di Linh


Lê Nguyên Mạnh “ra đường” trong trạng thái “nuy”, quết sơn lên người tựa như tượng sáp. Lúc thì anh đứng trước cổng Bảo tàng Mỹ thuật; khi thì cạnh một cây cột điện; một gốc cây; một trạm biến thế; với các tư thế khom lưng, khuỳnh tay của tượng bán thân, manơcanh… Người ta quét sơn, bôi sáp lên người anh trắng toát, tựa như một xác ướp.

Nguyễn Minh Tú “ra đường” để vào chợ, hòa vào cuộc sống của những người buôn thúng bán mẹt, những cuộc sống vỉa hè, mưu sinh trên vỉa hè, trên những mẹt hoa quả dạo, những chiếc xe đạp gắn hai cái sọt hai bên, khi anh trầm tư, khi anh đăm chiêu, lúc anh hoạt náo với khuôn mặt tươi mới của một cô hàng xén đon đả mời khách, đon đả cân hoa quả cho khách mua…


Nguyễn Minh Tú “ra đường” để vào chợ, hòa vào cuộc sống của những người buôn thúng bán mẹt,
những cuộc sống vỉa hè, mưu sinh trên vỉa hè, những chiếc xe đạp gắn hai cái sọt hai bên, khi anh
trầm tư, khi anh đăm chiêu... - Ảnh: Di Linh


Tất cả những hoạt cảnh đó, được lưu ký bằng hiện vật, bằng ảnh, bằng ghi âm, quay video… Một cuộc gặp mặt nho nhỏ giữa các nghệ sĩ với một nhóm nhà báo, với ý đồ, các nhà báo sẽ hỏi, chất vấn các nghệ sĩ, xung quanh khái niệm “nghệ thuật cộng đồng”, rốt cuộc nó là cái gì, và những thông điệp mà các nghệ sĩ “ra đường”, rốt cuộc nó là cái gì, hình như đã bị thất bại. Bởi một lẽ, khi nghệ sĩ Ngô Lực và Nguyễn Hưng trình bày về mục đích của ý tưởng, về lịch sử nghệ thuật cộng đồng, với mong muốn nó sẽ là một kênh, để nghệ thuật tiếp cận với cộng đồng, với quần chúng nhiều hơn nữa, thay vì những gallery tranh từ trước đến nay chỉ giới hạn trong phạm vi một cuộc triển lãm, một phòng tranh… Chính yếu tố đó, đã trở thành nguyên nhân khiến công chúng ít có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật, nghệ sĩ ít được giao lưu với công chúng.


“Ra đường” một cuốn anbum ảnh lưu ký những tiết mục trình diễn, là những người hoang mang,
 hoặc là họ hoàn toàn trống rỗng trước một khái niệm “nghệ thuật cộng đồng”, rốt cuộc nó là như thế!!!.
- Ảnh: Di Linh


Thú thực, chính các nhà báo, những người được tiếp cận với “Ra đường” qua một cuốn album ảnh lưu ký những tiết mục trình diễn, là những người hoang mang, hoặc là họ hoàn toàn trống rỗng trước một khái niệm “nghệ thuật cộng đồng”, rốt cuộc nó là như thế!!!. Theo nghệ sĩ Nguyễn Hưng, (một người có “số má” trong địa hạt nghệ thuật trình diễn, sắp đặt – những khái niệm mà có lẽ, trừ giới chuyên môn ra, đại đa số công chúng mới chỉ thấy cái “lạ” của nó, chứ chưa ngộ được mấy phần cái chất “nghệ” nằm trong đó!), thì nghệ thuật cộng đồng, một trào lưu sẽ mở ra kênh giao tiếp bằng sự lạ hóa trong mối quan hệ tương tác. Anh đưa ra một ví dụ: trước một hành động kỳ quặc của một người, người ta sẽ chú ý đến họ, bởi ý nghĩ đầu tiên: “Thằng cha này… bị điên!”. Nhưng, nghệ sĩ của trào lưu nghệ thuật cộng đồng, phải có nhiệm vụ dẫn dắt công chúng, phải để cho công chúng hiểu và muốn biết thêm: thằng cha điên này sẽ làm những gì… Cuối cùng, người ta sẽ được dẫn dắt đến cái đích cuối cùng, và cái đích ấy chính là những thông điệp mang tính nhân bản và bức thiết.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như không có những lời dẫn dắt (kiểu… slogan) một cách khó hiểu, trừu tượng và ẩn chứa đầy yếu tố… ma thuật, chắc chắn không ai cùng tần số sóng để chỉ ra, những “hoạt cảnh” ấy, chính là nghệ thuật cộng đồng. “Chiếc cột điện” Lê Anh Hoài: Tôi là cột điện, một tấm bia mang dấu ấn của cộng đồng. Nó là một ký ức bị bỏ quên. Người ta thường nhân cách hóa vật. Tôi muốn vật hóa chính mình. Cột điện/Tôi đứng. cảm nhận tác động của môi trường, thiên nhiên và người đến nó…”. “Tượng sáp… nuy” Lê Nguyên Mạnh lại đưa người xem vào những mê cung với những lời dẫn dắt, tựa như cái giọng âm âm không biết từ cõi nào đưa xuống: Hình như luôn là thế..! Sự hiện diện của tôi là bình thường hay khác thường? Với một hình hài khác, tôi có còn là tôi? Mà tại sao tôi phải là tôi? Mà, tại sao tôi không phải là tôi? Tại sao tôi phải làm việc này? Tại sao tôi không phải làm việc này? Những việc này có can hệ gì đến cuộc sống tôi? Đến bản ngã tôi?...”. Những câu hỏi chất vấn dạng ấy, có lẽ người xem sẽ bị nổ tung đầu vì sự luẩn quẩn, bế tắc!

Tuấn Anh (một trong số ít khách mời có chuyên môn mỹ thuật, hiện đang công tác tại Viện Goeth), đã phản biện: chỗ tôi làm việc thường xuyên phải nhận những yêu cầu, đề nghị được “mượn” không gian để tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm… Nhưng tôi nghĩ, đừng đòi hỏi nhiều ở quần chúng, đừng bắt họ phải tìm hiểu về một thứ nghệ thuật mà họ chưa biết, hay chưa có nhu cầu biết. Nhiều người đến dự những cuộc triển lãm đương đại hiếm hoi do các nghệ sĩ Việt Nam tổ chức, sau khi ra khỏi cửa, đã không giấu sự hoài nghi bực tức của mình, và cho rằng đó là “trò bịp bợm”!. Nghệ thuật đương đại là một loại hình xuất hiện từ lâu ở phương Tây, nhưng không nhất thiết phương Tây có gì thì chúng ta phải có cái đó. Công chúng không cần anh phải làm nghệ thuật đương đại. Công chúng chỉ cần anh thể hiện cho công chúng biết, điều gì thôi thúc các anh làm cái đó…?


Nghệ sĩ Ngô Lực. - Ảnh: Di Linh

Trước khi có ý tưởng “Ra đường”, Ngô Lực, một nghệ sĩ thị giác từ “Hòn ngọc Viễn Đông” Sài thành mới thực hiện cuộc Bắc tiến, đã có triển lãm “Vào chợ” ra mắt công chúng đầu tháng 6/2008, với ẩn ý: Chợ là một bối cảnh, nhưng vào chợ là một hành động. Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy đây là cú hích tạo gia tốc đầu tiên cho một hướng tiếp cận, vấn đề được đặt ra cho triển lãm chính là vấn đề cách nhìn, cách ứng xử của mọi người, bao gồm người sáng tác và người thưởng lãm, trước một không gian tồn tại mới của nghệ thuật: “Chợ”!

Với những gì đang diễn ra, với những phản biện của một chuyên gia đến từ Viện Goeth, thì nên chăng có thể hiểu, nghệ thuật đương đại là nghệ thuật “làm rối rắm, khó hiểu những vấn đề đơn giản”? Một người trong giới còn cảm thấy, sự xuất hiện của nghệ thuật đương đại chưa đúng lúc, thì công chúng, những người chưa biết gì về nó, đã sẵn sàng để “vào chợ”, “ra đường”???

 

Lời bình  

 
+1 # son robin 15/07/2014 09:40
một hiện tượng khó xử lý trong xã hội, hành động thật thiết thực :)
mong là mọi người nhận ra điều này!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo