Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Công nghệ Xu hướng Công trình chọc trời: Xu hướng thế giới năm 2014

Công trình chọc trời: Xu hướng thế giới năm 2014

Viết email In

Ngành xây dựng trong thời đại mới đã và đang ngày càng tiến tới sự hoàn thiện hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế xây dựng các công trình chọc trời, ngày càng đáp ứng ước mơ của nhân loại về chinh phục chiều cao cũng như tính bền vững và thẩm mỹ. Năm 2013, thế giới đã chứng kiến công trình World Trade Centre cao nhất nước Mỹ, nhiều công trình chọc trời mang tính bền vững ở Trung Quốc đã bắt đầu làm móng và rất nhiều công trình đầy tham vọng khác cũng đang trong quá trình triển khai.


Công trình chọc trời World Trade Centre

Theo Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường Đô thị (CTBUH) - cơ quan uy tín chuyên thẩm định chiều cao của các nhà cao tầng khắp thế giới cho biết, các công trình chọc trời trên thế giới có xu hướng sẽ tăng trong năm 2014. CTBUH dự đoán sẽ có ít nhất 100 công trình chọc trời cao trên 200 mét được hoàn thành vào năm 2014 trên toàn thế giới.

Tính thẩm mỹ


Các công trình chọc trời ngày càng có tính thẩm mỹ cao

Xu hướng mới nhất đối với các tòa nhà chọc trời là có cấu trúc nhỏ gọn, thanh mảnh hơn và tinh tế hơn nhiều so với các cấu trúc trước đó. Điều này có thể nhìn thấy qua hình ảnh của các công trình tại New York, Hong Kong và Mumbai. Chiều cao của công trình chọc trời tại New York có chiều cao 411 mét trong khi chỉ rộng 13 mét.

Với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ bê tông mới có độ bền cao và nhiều công nghệ hiện đại khác đã góp phần làm cho các công trình chọc trời trở nên hòan hảo hơn bao giờ hết. Vì thế, nhiều tỷ phú sẵn lòng chi trả hàng núi tiền cho việc thống trị một hoặc hai tầng cao nhất của các tòa nhà chọc trời này.

Công nghệ tiền chế

Từ nhiều năm qua, công nghệ tiền chế đã được phát triển và công nghệ này sẽ tiếp tục thống trị trong xây dựng công trình chọc trời trong năm 2014. Đó là công trình điển hình tại vùng ngoại ô của Levittown và các vùng lân cận ở Long Island, New York đã triển khai phương pháp xây dựng tiền chế nhà ở trong Thế chiến II.


Công trình Ledenhall tại London


Công trình Ledenhall tại London ứng dụng tối đa công nghệ tiền chế 

Công trình Ledenhall tại London dự kiến hoàn thành vào đầu năm tới cũng sử dụng công nghệ tiền chế. Công trình cao 224 mét và dự kiến mỗi tháng sẽ lắp được 7 tầng vì 85% công việc xây dựng sẽ được làm từ công nghệ đúc sẵn và lắp ráp.


Công trình Sky City tại Trung Quốc

Công trình chọc trời Sky City tại Trung Quốc là điển hình số 1 về sự tối ưu hóa của công nghệ tiền chế. Công trình cao 838 mét, cao hơn 10m so với công trình chọc trời Burj Khalifa ở Dubai, hiện là công trình cao nhất thế giới.

Các thành phố có nhiều công trình chọc trời trên thế giới


Abu Dhabi là một trong những nơi có nhiều công trình chọc trời nhất Trung Đông

Trong năm 2014, sẽ có khoảng 2/3 các công trình chọc trời được xây dựng ở Trung Quốc – một quốc gia có sự bùng nổ công trình chọc trời mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, CTBUH cũng dự kiến Mumbai là một trong những thành phố tiên phong trong hoạt động xây dựng công trình chọc trời. Trung Đông dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ nhà chọc trời với nhiều tính năng ưu việt, trong đó bao gồm Abu Dhabi, Doha, Kuwait, Riyadh và Jeddah. Ngoài ra, Jakarta, Bangkok và Kuala Lumpur cũng có nhiều công trình chọc trời sẽ được xây dựng trong năm tới.

Melbourne được công nhận là nơi có nhiều công trình chọc trời cao nhất trong số các thành phố của Úc. Theo cơ sở dữ liệu của CTBUH, có 25 công trình được xây dựng hoặc đề xuất xây dựng cao hơn 200 mét, trong đó có 13 công trình ở Melbourne.

Tính bền vững


Công trình Pearl River Tower tại Quảng Châu, Trung Quốc

Các công trình chọc trời trong năm 2013 đã chứng minh một số tính năng quan trọng về tính bền vững và CTBUH dự đoán năm 2014 sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tính năng này. Mục tiêu mà các công trình chọc trời hướng tới là ba 0, bao gồm tiêu thụ năng lượng bằng 0, công trình có lượng phát thải bằng 0 và 0 rác thải.

Hiện nay, Công trình Pearl River Tower tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc cao 309m được cho là công trình chọc trời hiệu quả năng lượng nhất thế giới. Công trình là sự tổng hợp của một loạt các yếu tố bền vững và kỹ thuật đồng bộ, bao gồm ứng dụng các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống tường đôi, hệ thống thông gió và tận dụng ánh sáng ban ngày một cách triệt để.

Khánh Phương


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo