Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật TPHCM đề xuất 6 dự án ưu tiên theo hình thức PPP

TPHCM đề xuất 6 dự án ưu tiên theo hình thức PPP

Viết email In

Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa rà soát và đề xuất với UBND thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 6 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) do các nhà đầu tư đề xuất, có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội. 

Theo đó, các dự án được đề xuất ưu tiên xin áp dụng lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP gồm: dự án đoạn tuyến vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội; dự án đoạn tuyến vành đai 2 từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng; dự án đường trục Bắc – Nam đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh; dự án trục Bắc – Nam đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước, dự án đường trên cao số 1 và dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.  


Mô hình một trong những chiếc cầu Thủ Thiêm.
Ảnh: TL 

Trước đó, một số bộ ngành cũng đã có ý kiến góp ý về cơ chế thưc hiện các dự án cấp bách nói trên nhằm giải quyết ùn tắc cho TPHCM. 

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cho rằng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, trung tâm thành phố… đã xảy ra ùn tắc giao thông nên việc nghiên cứu giải pháp sớm thực hiện đầu tư các dự án như đề xuất của thành phố là cần thiết để cải thiện và đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trong bối cảnh ùn tắc giao thông thì thực hiện các dự án nói trên là phù hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị TPHCM cần nghiên cứu bố trí đủ quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư, chuẩn bị đủ điều kiện giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Các bộ ngành khác cũng góp ý TPHCM cần làm rõ tính cấp bách, tính riêng biệt của đặt thù của từng dự án, phương thức thực hiện các bước triển khai dự án.

Kỳ họp HĐND TPHCM hồi đầu tháng 7 đã thông qua vốn đầu tư công trung hạn của TPHCM giai đoạn 2016-2020 là 171.895 tỉ đồng dành cho các công trình hạ tầng cấp bách. TPHCM tiếp tục xem hợp tác đối tác công tư (PPP) là kênh huy động vốn cơ bản và có giải pháp đột phá huy động nguồn vốn xã hội.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn nói trên, nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 21.895 tỉ đồng (chưa bao gồm 10% dự phòng), vốn ngân sách thành phố là 150.000 tỉ đồng (bao gồm vốn bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn 135.000 tỉ đồng và dự phòng 10% là 15.000 tỉ đồng).

Theo phương án phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020, thành phố sẽ dành một nguồn vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA là 11.204 tỉ đồng và vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức PPP là 9.265 tỉ đồng… 

Văn Nam 
(TBKTSG) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3276 khách Trực tuyến

Quảng cáo