Ashui.com

Thursday
Apr 25th
Home Tin tức Thế giới Ấn Độ cần 1,5 tỉ USD làm sạch sông Hằng

Ấn Độ cần 1,5 tỉ USD làm sạch sông Hằng

Viết email In

Chính phủ Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới vay 1 tỉ USD cho dự án môi trường trọng điểm làm sạch sông Hằng, hôm 14.6. Tổng chi phí ước tính của phí dự án là 1,5 tỉ USD.

1/3 dân số của đất nước đông dân thứ hai thế giới này sống tập trung ven sông Hằng. Phần lớn sinh hoạt hàng ngày của họ đều phụ thuộc vào nguồn nước ở đây, từ ăn uống đến tắm giặt. Hàng triệu người thường ra sông tắm theo một nghi thức tâm linh để xóa rửa tội lỗi.



Tình trạng ô nhiễm của nước sông Hằng ngày càng tồi tệ hơn khi nước thải sinh hoạt, nước thải công - nông nghiệp không qua xử lý đổ ra đây suốt hàng thập kỉ. Đến nay, chỉ khoảng 30% lượng nước thải đổ ra dòng chảy chính của sông Hằng là đã được xử lý. Ngoài ra những công trình thủy điện và các con đập đã đe dọa đến nguồn nước của sông Hằng ở một số nơi.

Dự án môi trường này đã được lên kế hoạch từ năm 2009 để thay thế cho Kế hoạch hành động sông Hằng 1986 (GAP). Kế hoạch GAP 1986 ban đầu chú trọng giải pháp điều chỉnh dòng nước thải đến một số nơi để xử lý nhưng cách làm này đã thất bại. Phe chỉ trích cho rằng lúc đó dự án không được quản lý tốt, phần khác vì không có đủ kinh phí. Năm 1993, Nhật Bản đã giúp hỗ trợ tài chính trong chiến dịch làm sạch sông Yamuna, nhánh lớn nhất của sông Hằng, nhưng cũng không thành công.

Bộ trưởng Môi trường và lâm nghiệp Jairam Ramesh khi kí kết thỏa thuận hôm 14.6 đã phát biểu: "Mục tiêu của dự án là bảo đảm đến năm 2020, sẽ không còn nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ ra sông mà chưa qua xử lý". Theo ông Jairam, uỷ ban quốc gia giám sát lưu vực sông Hằng (NGRBA) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án này, tập trung vào vấn đề sức khỏe môi trường, giáo dục ý thức, củng cố đời sống người dân nông thôn và bảo tồn sinh thái khu vực ven sông.

Tuy vậy, chuyên gia về nguồn nước Genevieve Connors của Ngân hàng Thế giới cho rằng việc "làm sạch" con sông này "phải mất hàng thế kỷ, tốn hàng trăm tỉ USD" mới có thể hoàn thành.

Nam Liên (Theo The New York Times, Hindustan Times)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo