Ashui.com

Thursday
Apr 25th
Home Tin tức Việt Nam Phân đô thị Việt Nam thành 6 loại

Phân đô thị Việt Nam thành 6 loại

Viết email In

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP về việc phân loại đô thị, có 6 loại đô thị là đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V. Việc phân loại này nhằm lập, xét duyệt quy hoạch đô thị, phát triển và quản lý đô thị, sắp xếp hệ thống đô thị,…


Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội (nguồn: xomnhiepanh.com)

Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

Đô thị loại đặc biệt phải có quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.  Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. Hiện nước ta chỉ có Hà Nội và Tp.HCM là đô thị loại đặc biệt.

Quy mô dân số

Đô thị loại I có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên. Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành. Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.

  • Ảnh bên : Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TPHCM

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị.

Đô thị loại II có quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người. Mật độ dân số đô thị thuộc tỉnh từ  8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động.

Đô thị loại III có quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động.

Đô thị loại IV có quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.

Đô thị loại V có quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.

>> Việt Nam sẽ có khoảng 1.000 đô thị vào năm 2025 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo