Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm ‘lãnh địa” buýt nhanh BRT

Xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm ‘lãnh địa” buýt nhanh BRT

Viết email In

Dù đã có làn đường dành riêng cùng với hệ thống biển báo quy định nghiêm cấm phương tiện đi vào “lãnh địa” của buýt nhanh BRT, nhiều phương tiện xe máy và ôtô vẫn thản nhiên đi vào làn đường này dẫn đến việc lưu thông của BRT vẫn còn nhiều khó khăn và chưa phát huy tối đa lưu thông. 

Sau hơn một năm đưa vào vận hành, tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã-Yên đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng dịch vụ vận tải công công, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chính là bài “test thử” về ý thức văn hóa giao thông của người dân Thủ đô.  


Xe máy ngang nhiên đi lấn làn đường dành riêng cho BRT.
(Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) 

Thực tế, theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, sản lượng hành khách vận chuyển được 4,98 triệu lượt hành khách, sản lượng hành khách sử dụng vé tháng nói chung và vé tháng một tuyến nói riêng của tuyến BRT đang dẫn đầu so với các tuyến buýt khác trên toàn mạng. 

Đặc biệt, hành khách sử dụng tuyến BRT chủ yếu cho mục đích đi làm, đi chơi và mục đích khác chiếm 82%, nhóm đối tượng là người đi làm, cán bộ công chức-viên chức chiếm gần hơn 80%; học sinh, sinh viên đi học chiếm 18% (trong khi đối với các tuyến buýt thường, học sinh, sinh viên đi học chiếm tới 78%, người đi làm chỉ chiếm 22%).

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, vào tất cả các khung giờ trong ngày, chủ xe máy hay tài xế ôtô vẫn vi phạm lấn làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT.

Tại các trục đường Tố Hữu (đoạn nhà chờ xe buýt BRT phường Vạn Phúc), đường Lê Văn Lương, chỉ đứng khoảng vài phút hoàn toàn có thể thấy được thực tế, không ít các phương tiện xe máy, ôtô chen nhau đi vào đường dành cho xe buýt BRT.

Vào khung giờ cao điểm, khi làn đường dành cho xe máy, ôtô phải “nhích từng centimet”, nhiều chủ xe đã vội vã điều khiển phương tiện “xâm chiếm” vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT nhằm thoát khỏi cảnh ùn tắc. Điều này cho thấy, ý thức kém của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa tuân thủ các quy định. 

Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền kết hợp với lực lượng chức năng tăng mạnh biện pháp xử phạt phương tiện vi phạm vào làn đường của buýt nhanh BRT, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đề xuất bố trí dải phân cách cứng giữa làn BRT và làn đường giao thông chung để hạn chế tình trạng các phương tiện khác đi lấn vào làn đường BRT, đảm bảo điều kiện vận hành của tuyến. 

Một số hình ảnh về việc xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm làn đường riêng buýt nhanh BRT


Dù không phải làm giờ cao điểm, làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT vẫn bị các phương tiện tham gia giao thông khác lấn chiếm. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Xe máy ngang nhiên đi lấn làn đường dành riêng cho BRT. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Thậm chí, xe máy đứng ngay trước mũi xe khiến buýt nhanh BRT di chuyển chậm và gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Ôtô cũng xâm chiếm làn dành riêng cho buýt nhanh BRT mặc dù đã có dải phân cách cứng và hệ thống biển báo cấm xe đi vào. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Ôtô cũng xâm chiếm làn dành riêng cho buýt nhanh BRT mặc dù đã có dải phân cách cứng và hệ thống biển báo cấm xe đi vào. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Trên tuyến đường Lê Văn Lương, tình trạng lấn làn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là vào giờ cao điểm. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Xe máy vẫn là phương tiện đi vào làn buýt nhanh BRT nhưng lực lượng chức năng không thể xử phạt hết bởi vi phạm quá nhiều và khó phạt nguội. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)


Camera giám sát hình ảnh chỉ giúp lực lượng chức năng xử phạt nguội và răn đe ý thức tài xế ôtô chấp hành nghiêm quy định việc đi đúng làn. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) 

Phương Linh 

(Vietnam+) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo