Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Hạ tầng đồng bộ của Tokyo chế ngự thiên tai

Hạ tầng đồng bộ của Tokyo chế ngự thiên tai

Viết email In

Nhờ đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ với số tiền hàng chục tỷ USD, thủ đô của Nhật Bản ngày nay dần chế ngự được thiên tai...

Là một thành phố có quy mô dân số hàng đầu thế giới với 38 triệu dân, Tokyo từng phải đối mặt nhiều thách thức với động đất, ngập lụt và tắc nghẽn giao thông. Trong đó, khu trung tâm Tokyo (Tokyo Metropolis) có diện tích 2.188 km2 với dân số 13 triệu người.

Trao đổi với VnEconomy, Giám đốc Văn phòng điều hành sông Koto (Cục Xây dựng Tokyo) Keiichi Shintani cho biết trong quá khứ, Tokyo từng gặp phải thảm họa thiên tai như lũ lụt gây thiện hại lớn về người và của.

Trong đó, đáng chú ý là cảnh ngập nước gây thiệt hại nặng năm 1989 với diện tích 52 ha bị ngập nước. Tiếp đó là cơn lũ làm ngập 85 ha diện tích ở Tokyo, và tháng 9/2005 là trận lũ vì mưa to làm ngập 70 ha.

Nhưng bằng việc đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ với số tiền hàng chục tỷ USD, Tokyo ngày nay dần “chế ngự” được thiên tai và cơ bản giải quyết được những vấn đề hạ tầng để tạo thuận lợi cho sự phát triển của thành phố trung tâm văn hóa và kinh tế của Nhật Bản.

Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền Tokyo (TMG) đã có giải pháp đầu tư nhiều tỷ USD để xây dựng một đường hầm dài 4,5 km, đường kính 12,5 m, có sức chứa 540.000 m3 khối nước.

Theo ông Yoshia Takahashi, Giám đốc phụ trách dự án Kanda River, công trình đường hầm và hệ thống vận hành chứa nước nằm sâu dưới mặt đất 43 m, được xây dựng qua hai giai đoạn, bắt đầu từ năm 1988 và hoàn thành giai đoạn 2 với các công trình nhà máy xử lý nước, điện vào tháng 3/2008.


Công trình mang tính biểu tượng này cũng gắn những bức vẽ do các bạn trẻ Tokyo thực hiện.


Đường ống chứa nước khi Tokyo ngập luôn được bảo dưỡng định kỳ và có kết cấu chống động đất.

Bên cạnh phương án chống lũ độc đáo trên, Tokyo cũng triển khai bài bản việc quản lý mạng lưới sông dày đặc lên tới 890,5 km sông các loại, trong đó chính quyền thành phố trực tiếp quản lý 494 km.

TMG đã đầu tư mạnh tay cho việc đê kè, cửa sông với hệ thống vận hành tự động. Điều này đảm bảo điều hòa lượng nước vừa phải và chống ngập úng khi mưa to, cũng như đề phòng sóng thần có thể xảy ra.


Các công trình cửa sông được vận hành khoa học, tự động và thường trực 24/24h.

Không chỉ xây dựng các công trình thủy lợi, việc trồng cây ven biển cũng được TMG thực hiện thông qua phát triển rừng phòng hộ biển Umi-no-Mori. Dự án đã được thực hiện nhiều năm qua và theo kế hoạch sẽ hoàn thành các hạng mục vào năm 2037. Việc trồng cây được chính quyền thành phố phát động và giáo dục cho thế hệ trẻ Tokyo.


Đại diện TMG cho biết, năm tài khóa 2014, Tokyo đã chi 190 tỷ Yên (1,57 tỷ USD) cho công tác phòng chống thảm họa thiên tai.


Không chỉ có xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, TMG cũng ký thỏa thuận với tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật - Lawson về việc công ty này sẽ trở thành đơn vị vận chuyển cung cấp hậu cần hỗ trợ người dân Tokyo trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai. Đây là biện pháp dự phòng của chính quyền Tokyo để đảm bảo hạn chế tối đa những thiện hại có thể xảy đến khi có thiên tai
(Ảnh: BW.) 

Duy Cường (VnEconomy)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo