Ashui.com

Thursday
Apr 25th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự - 3

Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự - 3

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (2/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (3/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (4/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (5/5)
Tất cả các trang

Cá tính của đô thị


Vậy thì, cái gì là cá tính? Cá tính là tài sản sở hữu của một đất nước như Nhật hay Đức về những thuộc tính riêng biệt.

Tại Nhật, có những đường phố với cảnh quan tổng thể rất sạch sẽ quang đãng, ví dụ như các thị trấn cũ ven đường được phát triển từ những nhà ga dọc những trục giao thông chính trong thời trung cổ, như Tsumago (Tỉnh Nagano) và Ôuchi (Tỉnh Fukushima) và những quận tại Kyoto với những ngôi nhà machiya làm bằng gỗ đặc trưng bởi những hàng lam gỗ và cửa chính sơn đỏ nằm trên mặt hông nhà trải dài.

Tuy nhiên, những công trình bằng gỗ cổ truyền có lối vào bên hông như vậy là ngoại lệ. Các công trình bằng bê tông cốt thép chịu lửa được nghiêm túc giới thiệu sau trận động đất khủng khiếp Kanto và những đợt hỏa hoạn do nó gây ra năm 1923. Trong cuộc tái thiết sau Thế Chiến II, tất nhiên có rất nhiều nhà ở một gia đình làm bằng gỗ được xây dựng, nhưng đồng thời những khối nhà chung cư trung tầng và cao tầng làm bằng bê tông cốt thép chịu được lửa cũng được xây với số lượng lớn nhằm tăng hệ số sử dụng đất.

Cuộc tái thiết vĩ đại đó được thực hiện mà không có quy hoạch đô thị tổng thể dựa trên việc tiếp cận toàn thể hoặc những quy định giới hạn về mặt hình thức kiến trúc như cách đã được thực hiện ở Paris, New York hay Washington. Khái niệm kiểu Phương Tây về giới hạn quyền cá nhân do nhu cầu cộng đồng đã không được chấp nhận, bởi ảnh hưởng của những lý tưởng dân chủ thời hậu chiến và sự tôn trọng hệ thống quyền sở hữu đất đai tư nhân. Kết quả là, cảnh quan đô thị Nhật Bản ngày nay đã trở thành một mớ lộn xộn các công trình bằng bê tông chịu lửa cao thấp khác nhau.

Cảnh quan đô thị Tokyo hiển nhiên có thể trội hơn về mặt nào đó so với cảnh quan đô thị của một số nước phát triển ở Phương Tây, nhưng nhìn chung thì nó khá lộn xộn và không thể bì kịp. Tuy nhiên, 12 triệu cư dân của nó không chỉ đơn giản là sống trong một môi trường hỗn loạn. Thực ra họ đang sắp xếp cuộc sống theo cách thỏa mãn văn hóa của riêng mình, nhờ có cái “trật tự ẩn giấu” của Tokyo.

Chạy xe trên một xa lộ ngầm hay đi bộ về nhà vào ban đêm có thể là nguy hiểm tại những thành phố lớn của Mỹ, nhưng cho tới giờ ta vẫn rất an toàn khi làm chuyện đó ở Tokyo. Không có nhiều thành phố trên thế giới mà nước sạch sử dụng cho vòi nước sinh hoạt và nước xả bồn cầu vệ sinh lại cấp từ cùng một hệ thống đường ống cấp nước, đồng thời lại có thể ăn sống trực tiếp mọi thứ ta gặp mà không sợ tiêu chảy. Thậm chí với một hệ thống địa chỉ chỉ dẫn khá phức tạp, thư tín và bưu kiện vẫn đến nơi an toàn và nhanh chóng. Các ngôi nhà được trang bị đầy đủ không chỉ với điện thoại mà cả hệ thống TV vệ tinh tiên tiến (Xin lưu ý tác giả viết sách này vào thời điểm năm 1998 – N.D.).

Đô thị được chia nhỏ

Những ý tưởng của Benoit Mandelbrot được vạch ra trong cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Benoit B. Mandelbrot, The Fractal Geometry of Nature, New York: W. H. Freeman and Company, 1977) giúp giải thích cách thức Tokyo đang được tổ chức. Theo giả thuyết của ông, một trật tự mềm dẻo bao gồm một hệ thống các con số ngẫu nhiên tồn tại trong sự hỗn loạn của tự nhiên. Khi chú ý tới những hình vẽ rời rạc trong đồ họa máy tính, ta thấy hình dáng và thái độ không được định trước nhưng đang hình thành tuỳ theo sự thay đổi đã định trước.

Những thành phố dường như mất trật tự như Tokyo đang hình thành thông qua sự hội tụ của những yếu tố không đồng nhất và phát sinh tự nhiên. Chúng không được hoạch định để thành gì ngay từ đầu nhưng vẫn phát triển một cách ngẫu nhiên. Chất lượng ngẫu nhiên là nguồn gốc của cá tính Tokyo, có khuynh hướng bị bỏ sót bởi, theo một cách rời rạc, nó chỉ đơn giản là sự vật biến đổi hơn là sự vật được định trước từ đầu. Ở đây có “cái đẹp của sự hỗn loạn”, một thẩm mỹ thích hợp với thế kỷ 21. Như tôi đã nói từ đầu, nguyên tắc và đặc tính này của Tokyo liên quan chặt chẽ với sự ưu tiên dành cho quyền sở hữu tư nhân đất đai, điều này có thể truy về cái tập tục cởi giày khi vào nhà.

Nếu, dù xấu hoặc tốt, chúng ta muốn Tokyo chấp nhận cá tính của một thành phố dựa trên một sự tiếp cận toàn thể, vậy thì việc cải cách cơ bản về hệ thống quyền sở hữu đất đai sẽ là cần thiết. Nếu không, chúng ta phải sử dụng những thành quả của lối tiếp cận từng phần và thực hiện từ những tiểu tiết, bắt đầu từ việc làm sạch đường phố phía trước nhà mình, làm cho các cửa sổ bày hàng trong cửa hàng của mình trở nên độc đáo hơn nữa, gỡ bỏ những bảng hiệu và những quảng cáo khác trong các quận buôn bán đồng thời cải tiến các bảng chỉ đường và việc chiếu sáng. Đã tới lúc mỗi người chúng ta phải xem xét và hiểu rõ các đô thị Nhật Bản đã phát triển như thế nào.



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo