Ashui.com

Wednesday
Apr 24th
Home Chuyên mục Kiến trúc Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương

Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương

Viết email In

Toàn cầu hóa là một hiện tượng đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người và một ví dụ cụ thể của toàn cầu hóa trong lĩnh vực kiến trúc là việc kiến trúc hiện đại đã được ứng dụng thành công trên khắp thế giới trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kiến trúc hiện đại, vô tình chúng ta đã lãng quên, bỏ qua những yếu tố mang tính chất tự nhiên của từng vùng lãnh thổ như đặc thù về khí hậu, địa hình, hệ động thực vật cũng như đặc điểm truyền thống văn hóa và những nét đặc trưng của cộng đồng dân cư địa phương.

Hội thảo quốc tế “Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương” (GloCal Sustainable Architecture) được tổ chức tại Hà Nội (24/11/2011)TPHCM (25/11/2011) là cơ hội để chúng ta nhìn nhận những vấn đề đặt ra ở trên, đồng thời với sự tham gia trình bày các nghiên cứu và các công trình thực tế của các kiến trúc sư nổi tiếng của Nhật Bản Osamu Ishiyama, Testuo FuruichiHiroshi Sambuichi.

Ashui.com xin giới thiệu cùng bạn đọc những nét chính trong bài trình bày và tác phẩm của 3 diễn giả kiến trúc sư này: 

 

Osamu Ishiyama 

Tôi sẽ trình bày về những dự án gần đây nhất mà tôi đã sử dụng ý tưởng "Thiên nhiên nhân tạo". Tôi sẽ nói về tầm nhìn trong toàn xã hội công nghiệp trước kia mà tôi tin là ý tưởng đó đã hiện hữu, và tôi cũng chắc rằng người Việt Nam sẽ có cùng quan điểm với tôi trong vấn đề này.

Ý tưởng thiên nhiên nhân tạo cũng có thể được hiểu là một cấu trúc xã hội mới, bao gồm việc xem xét lại các hệ thống sản xuất các và phương pháp thông qua việc ứng dụng công nghệ mở, công nghệ mà tôi đã nhắc đến trong thời gian qua. Đặc biệt, sau khi chúng ta rút được kinh nghiệm từ vụ động đất, sóng thần ngày 11/3 vừa qua, cấu trúc xã hội mới này sẽ bao gồm nhiều dự án quy mô khác nhau, từ việc phục hồi những kiến trúc tự nhiên cũ, đến việc mở rộng nhà cửa và trang trí nội thất.

Hiroshima House, Phnom Penh, Cambodia:

Kiến trúc : Osamu Ishiyama
Kết cấu : reinforcedconcrete, masonry construction
Diện tích khu đất : 594.00㎡
Diện tích xây dựng : 534.00㎡
Diện tích sàn (4 tầng) : 1,526.30㎡
Năm hoàn thành : 2006 

 

Tetsuo Furuichi  

Thiết kế với Ánh sáng, Gió, Nước, Đất, Các vị thần và các loại vật liệu

Có lẽ sẽ không quá khi nói rằng Thế kỷ 20 là lịch sử chiếm lĩnh tự nhiên của con người. Công cuộc này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu của cuộc sống dư dả và tiện lợi thông qua việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ được phát triển từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Kết quả về mặt kiến trúc là việc hiện đại hóa phương Tây vào thế kỷ 20,  sự kiện đã tạo nên phong cách kiến trúc đồng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, kiến trúc đồng nhất đã gây ra hậu quả là việc tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng cao do nhu cầu sưởi ấm và làm mát chính các công trình kiến trúc đó, và các nguyên tắc thiết kế phổ thông này không phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu.

Có nhiều phương pháp thiết kế sáng suốt hơn để làm thế nào kiến trúc có thể tồn tại được ở những thái cực tự nhiên tại các quốc gia khác nhau trong suốt lịch sử hình thành của loài người, và những phương pháp này đã được phản chiếu một cách mạnh mẽ trong các phong cách kiến trúc truyền thống của các vùng lãnh thổ khác nhau.

Dù cho nguồn năng lượng thực sự cần ít hơn lượng được tiêu thực tế nhưng chúng đã bị tiêu hao dần trong các quá trình của cuộc sống hiện đại từ thế kỷ 20. Câu hỏi đặt ra ở đây là có thể áp dụng hay không những quan điểm sáng suốt được đúc kết lại từ những cống hiến của con người để tìm ra giải pháp giúp con người sống hài hòa với thiên nhiên và tạo nên kiến trúc bền vững của thế kỷ 21.

Ngôi đền đạo Phật giáo Kuhon-ji ở Nagasaki, Nhật Bản (1997-2003):

 

Architect(s): Furuichi & Associates
Principal Architect: Tetsuo Furuichi
Architect of record: Tetsuo Furuichi
Associate Architect: Tomo House Inc., Satoshi Matsumoto
Structural: Umezawa
Electrical: Kojima
Mechanical: Kurosaki
General Contractor: Takenaka Corporation
Photo: Hiroshi Ito  

 

Hiroshi Sambuichi  

Quan điểm kiến trúc của Hiroshi Sambuichi nổi bật lên trong các nghiên cứu về sự thất thoát năng lượng của từng địa phương. Bằng việc sử dụng cả hai vật liệu cố định và vật liệu biến đổi, ông đã nỗ lực tạo ra phong cách kiến trúc giống như những đặc điểm của toàn Trái đất. 

Dự án "Inujima Art Project Seirensho":


Sun Gallery


Phòng năng lượng (trái) / Bên trong Earth Gallery (phải) 

architect : HIROSHI SAMBUICHI
art : YUKINORI YANAGI
operated by NAOSHIMA FUKUTAKE ART MUSEUM FOUNDATION  
photo: Makoto Yamamori - Shinkenchiku-sha

Việt Khang (tổng hợp)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo