Hồi sinh sự an lành của đô thị

Thứ năm, 16 Tháng 12 2010 06:00 baoxaydung.com.vn
In

Ngày nay, phần lớn các thành phố hiện đại được xây dựng và mở rộng là dành cho các phương tiện giao thông, đặc biệt là các loại ô tô. Chúng ta xây dựng và mở rộng hàng loạt hệ thống giao thông với quy mô lớn nhằm tạo ra sức chứa nhiều hơn cho các phương tiện giao thông. Vậy những chi phí cho cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống của chúng ta thì sao? Trong những năm qua, điều này dường như chưa được quan tâm thỏa đáng.

Dù bất cứ dưới hình thức nào, sống trong thành phố cũng có nghĩa là nhiều sự tiện lợi hơn so với sống ở vùng ngoại ô: việc di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, các dịch vụ sẵn có và rất nhiều hấp dẫn khác so với môi trường sống ở ngoại ô.

Tuy nhiên, thành phố hiện đại cũng có vô vàn bất cập, ví dụ không an toàn cho người đi bộ, ô nhiễm từ các phương tiện cơ giới và dường như là ô tô nhiều hơn dân số. Tỷ lệ người dân đô thị đang tăng lên nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa nhảy vọt và dự kiến trong vòng hai thập kỷ tới sẽ có khoảng 60% dân số của trái đất sẽ sống ở đô thị. Và khi đó, đô thị sẽ không còn chỗ cho người đi bộ và không gian xanh.

Hậu quả của việc xây dựng mới, mở rộng và ngày càng mở rộng những con đường cao tốc và đường bộ để phục vụ cho các loại xe hơi – đã được chứng minh là sai lầm ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Bởi vậy, chính phủ các nước gần đây đã có những chính sách sửa sai bằng cách áp dụng những mô hình quy hoạch và thiết kế có tầm nhìn xa hơn, trong đó quan tâm đến thiết kế không gian công cộng và khu vực dành cho người đi xe đạp và đi bộ.

Vừa qua, tại New York (Mỹ) đã diễn ra cuộc triển lãm về dự án “Thành phố của chính chúng ta”. Dự án bao gồm ý tưởng tích cực về hình ảnh của các thành phố vào năm 2030. Dự án được thực hiện bởi Viện Chính sách và Phát triển Giao thông (Mỹ) gồm các kiến trúc sư hàng đầu thế giới của 10 thành phố đại diện trên khắp thế giới được yêu cầu thể hiện về viễn cảnh không gian đô thị của tương lai. 

Gần như hầu hết 10 thành phố đại diện này đều nằm trong các nước đang phát triển bởi vì đây là nơi đô thị phát triển nhất sẽ xảy ra trong vòng 20 năm tiếp theo. Các kiến trúc sư đã có cơ hội để học tập và tránh xa các sai lầm của các nước phát triển, đặc biệt là quá phụ thuộc vào xe hơi ở Hoa Kỳ.

Sau đây là 10 viễn cảnh của 10 thành phố đại diện đó:

Ahmedabad, Ấn độ 



Ahmedabad, thành phố lớn thứ bảy ở Ấn Độ đã từng là một thành phố đáng yêu với nhiều quang cảnh thân thiện cho người đi bộ. Tuy nhiên, ngày nay do sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, thành phố ngày nay là những hình ảnh của đường phố bị tắc nghẽn đầy xe ô tô và xe máy. Vì vậy, ý tưởng thiết kế cho thành phố này là phát triển giao thông công cộng một cách hiệu quả để cắt giảm số lượng xe cá nhân trên các đường phố. Kế hoạch này cũng bao gồm phát triển một tổ hợp đô thị trong một khu hiện đang bỏ hoang và dành nhiều không gian cho người đi bộ và đi xe đạp.

Budapest, Hungary



Budapest không giống như các thành phố khác trong dự án này, Budapest không phải trải qua vấn đề về tăng trưởng dân số. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông ở thành phố lịch sử đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu và khẩn cấp cần thiết phải được thay thế. Vì vậy, điều đầu tiên là không gian công cộng trong thành phố cần phải được cải tạo sao cho hấp dẫn người đi bộ. Các kiến trúc sư đã lập ra phương án thiết kế kết hợp hài hòa giữa các con phố nhỏ, đường ngầm ở bờ sông và không gian công cộng thân thiện tại khu vực bờ của sông Danube. Xe điện sẽ có chức năng hoạt động như giao thông công cộng thân thiện ở trung tâm của thành phố.

Buenos Aires, Argentina



Buenos Aires là một thành phố sôi động và hấp dẫn. Nhưng giống như nhiều thành phố trên thế giới, thành phố là nạn nhân của ùn tắc giao thông không kiểm soát được. Kế hoạch đề xuất là biến đổi các tuyến đường của tàu chở hàng cũ kỹ thành các đại lộ dành cho người đi bộ và đi xe đạp, thêm một đó là khu vực bờ sông thân thiện với nhiều màu sắc, đồng thời khuyến khích việc sử dụng xe buýt, taxi nước và xe đạp cho cư dân và du khách.

Dar es Salaam, Tanzania



Dar es Salaam, thành phố lớn nhất của Tanzania, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số và sự xuống cấp nghiêm trọng của các cơ sở hạ tầng giao thông. Người dân hiếm khi có được không gian đi bộ trong thành phố. Mục tiêu đặt ra cho thành phố là tạo ra các không gian công cộng hợp lý để cho phép người dân có thể tiếp cận với không gian bên bờ sông, cải thiện và nâng cấp các phương tiện giao thông công cộng.

Quảng Châu, Trung Quốc



Quảng Châu là một thành phố đông dân cư và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Mặc dù trước đây, đó là thành phố khá tốt và thích hợp cho việc đi bộ nhưng ngày nay thành phố ngày càng bị tắc nghẽn với các loại xe ô tô. Không gian công cộng đã từng có xưa kia hiện đang bị xâm chiếm bởi cơ sở hạ tầng phục vụ cho các phương tiện xe cơ giới. Vì thế, ý tưởng thiết kế ở đây là đề xuất giải pháp cho một thành phố hồi sinh với các không gian công cộng và nhà ở hiện đại hóa, cùng với hệ thống trung chuyển công cộng mới kết hợp với hệ thống đường hoàn hảo dành cho người đi bộ và xe đạp.

Jakarta, Indonesia



Jakarta là một thành phố đẹp tuyệt đối, nhưng do mật độ dân số dày đặc và hàng loạt các lượt xe ngày đêm tắc nghẽn trên các đường phố nên tạo làm cho chất lượng không khí trở thành tồi nhất trên hành tinh. Các kiến trúc sư đã phát triển một ý tưởng làm sống lại thành phố an lành xưa kia bằng cách tập trung vào Manggari và biến nó thành một trung tâm quá cảnh. Ý tưởng này tránh được việc phải di dời nhóm cộng đồng đã phát triển ở đây, thay vào đó là kết nối hệ thống quá cảnh hiện tại và bảo tồn các khu phố hiện có. Công viên và không gian công cộng khác sẽ được tạo ra trên các nóc nhà của các trạm giao thông công cộng, cung cấp không gian giải trí trên tầng thượng. Các con đường dơ dáy dọc theo con kênh sẽ được tu sửa và cải thiện thành con đường dành cho đi dạo và xe ba bánh hiện đại.

Johannesburg, Nam Phi



Johannesburg đã từng là khu vực của nhiều sự kiện lịch sử trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của thành phố và hiện là khu vực thị trấn Soweto đang trải qua một quá trình hồi sinh. Các kiến trúc sư đã đề xuất là liên kết hệ thống giao thông công cộng mà gần đây được phát triển tại Soweto. Đề xuất này bao gồm cải thiện không gian công cộng để tạo ra bộ mặt đường phố sáng hơn, an toàn hơn và thân thiện cho người đi bộ.

Mexico City, Mexico



Mexico City là đại diện một mô hình của nhiều thành phố trên toàn thế giới: trung tâm thành phố bị mất dần chức năng trong khi khu vực xung quanh lại phát triển hết sức mạnh mẽ. Các kiến trúc sư đã đề xuất về việc đại tu khu vực trung tâm thành phố Mexico: di chuyển đường ngầm, xây dựng một quảng trường đi bộ liên kết trên những con đường lớn và tạo ra an toàn với những điểm tiếp cận dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Các xe buýt quá cảnh tiện lợi và nhanh chóng được phát triển trong những không gian này nhưng các phương tiện giao thông khác sẽ được chuyển ra bên ngoài.

New York, USA



New York là một thành phố không ngừng khám phá và đổi mới để tự hoàn thiện mình, nhưng có một xu hướng đổi mới không được kiểm soát là sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng xe trong thành phố. Bởi vậy, nhóm kiến trúc sư đã tập trung giải quyết những vấn đề ở khu vực Manhattanhiện đang tràn ngập với đường cao tốc và bãi đỗ xe. Thành phố sẽ điều chỉnh lại bằng cách loại bỏ một số tuyến đường cao tốc và tạo nên các đường dành cho người đi bộ và làm cho khu vực Hạ Manhattan trở thành một khu sinh thái - nơi chỉ áp dụng hệ thống xe “siêu sạch” và xe tải chỉ được phép đi vào các tuyến đường riêng.

Rio de Janeiro, Brazil



Một thành phố sôi động không thể phủ nhận, Rio de Janeiro cũng có một số thách thức lớn đè nặng trên vai thành phố. Đó là khu định cưnghèo nàn (khu ổ chuột), cơ sở hạ tầng xuống cấp và những mối lo ngại về sự an toàn đã làm cho Rio de Janeirotrở thành một thành phố mà nhiều người dân không muốn dành nhiều thời gian ở ngoài trời nữa. Ở đây, các kiến trúc sư đã đề xuất về một thành phố mới liên quan đến một con đường dành cho người đi bộ được an toàn giữa các khu dân cư và khu giải trí, đường đi xe đạp, sự hồi sinh cho các khu vực bỏ hoang và một mái che lớn tạo bóng mát trên các lối cho người đi bộ.

Khánh Phương


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: