Hợp tác liên đô thị

Thứ sáu, 06 Tháng 3 2009 09:11 Nguyễn Quân / Tia Sáng
In

Thay vì phát triển các siêu đô thị, xu thế của quy hoạch đô thị ở Pháp cũng như một số nước châu Âu là phát triển các đô thị vệ tinh nhằm san sẽ bớt gánh nặng cho các đô thị sẵn có. Tuy nhiên sự phân tán các đô thị sẽ gây khó khăn về quản lý. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm một hình thức hợp tác phù hợp giữa các đô thị vệ tinh và đô thị trung tâm.

Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh quanh nó, những năm gần đây tại Pháp thường sử dụng thuật ngữ "hợp tác liên đô thị" (intercommunalité hay coopération intercommunale), vốn được manh nha hiện từ cuối thế kỉ 19, hình thức hợp tác liên đô thị đươc chú trọng phát triển từ đầu những năm 90, đặc biệt là trong khuôn khổ luật ngày 6/2/1992. Trong vòng 10 năm sau đó, hình thức quản lý này có được một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, với sự tiếp sức của luật Chevènement ngày 12/7/1999 về đơn giản hóa phương thức hợp tác và liên kết chuỗi đô thị.

Dưới góc độ pháp lý thì các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh vẫn là các đơn vị hành chính độc lập, có thẩm quyền riêng biệt (hệ thống hành chính của Pháp là phân quyển và tản quyền, khác với hình thức tập quyền của hệ thống hành chính Việt Nam), vấn đề đặt ra khi phát triển hình thức đô thị vệ tinh là tạo ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi và hiệu quả cho sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.

Khi các đô thị  quyết định gộp lại nhằm cùng thực thi một số nhiệm vụ nào đó, như thu dọn và xử lý rác, cấp thoát nước, giao thông công cộng, hay cùng xây dựng một chiến lược, dự án phát triển, quy hoạch và chỉnh tranh độ thị, các đơn vị này có thể lập ra các "cơ quan công quyền về hợp tác liên đô thị" mà thành viên được cử từ đại diện của các đô thị thành viên.

Như vậy có thể thấy, thẩm quyển mà các cộng đồng liên đô thị được thực thi khá đa dạng: Thu dọn và xử lý rác thái, cấp thoát nước, giao thông công cộng, quy hoach và chỉnh trang độ thị, xây dựng đường sá, nhá ở, các công trình văn hóa và thể thao… Hình thức hợp tác liên đô thị này thực tế giải quyết được những khó khăn về quản lý do việc phân tán các độ thi gây ra, đồng thời không phá vỡ cấu trúc và địa giới của các đô thị hiện có.


Bờ sông Seine, Paris, Ile-De-France (nguồn ảnh: www.france-travel-photos.com)

Theo quy định của Pháp, liên kết chuỗi đô thị được tổ chức theo 3 cấp độ, phụ thuộc vào quy mô dân số của nhóm đô thị đó :

Hai hình thức liên kết cuối có mục tiêu xây dựng và quản lý đề án phát triển chung của chuỗi đô thị trong lĩnh vực quy hoạch lãnh thổ.

Các đơn vị thành viên phân bố ngân sách cần thiết để cơ quan hợp tác liên đô thị có đủ khả năng tài chính thực hiện các nhiệm vụ đã phân bổ. (Luật mới năm 2004 cho phép các thiết chế này có ngân sách riêng phân bố từ các cấp hành chính cao hơn là vùng và tỉnh).


Bức tranh "Ile De France Landscape" của Paul Cezanne (nguồn ảnh: www.1st-art-gallery.com)

Liên kết chuỗi cho phép các địa giới lãnh thổ tập hợp lại trong khuôn khổ một cơ quan công quyền chung để đảm bảo thực thi một số chức năng mang tính thường xuyên (thu nhặt và xử lý rác thải đô thị, cấp thoát nước, giao thông công cộng), hoặc là cùng xây dựng các đề án phát triển kinh tế- xã hôi, quy hoạch, chỉnh trang và quan lý đô thị. Cũng nên chú ý rằng các cấu trúc liên lãnh thổ này khác với các đơn vị hành chính lãnh  thổ độc lập ở chỗ nó chỉ có một số thẩm quyền hạn chế (phân định rõ chức năng và thẩm quyền khi thành lập). Hợp tác liên đô thị không phải là hình thức sát nhập các đơn vị lãnh thổ khác vào một đô thị trung tâm như hình thức mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội đang được đệ trình tại Việt Nam.

Mô hình liên kết chuỗi đô thị tuy mới mẻ nhưng đã được áp dụng tại một số quốc gia khác, ví dụ như tại vùng Québec (Canada) với cộng đồng liên kết đô thị Montréal được tạo ra vào năm 1970 và nhường chỗ cho hình thức "Montréal mới" gồm các đơn vị hành chính cũ được hợp nhất và phát triển với một chu vi rộng lớn hơn.

Tại Châu Âu, một số quốc gia cũng áp dụng hình thức này, ví dụ như các thành phố thuộc vùng walloni của Bỉ  như Charletoi, Liège, Mons- Borinage, v.v...

Pháp tập trung phát triển đô thị quanh khu vực thủ đô Paris và vùng Ile de France, khu vực này có diện tích 12000 km² (1/40 diện tích nước Pháp) nhưng chiếm tới 1/5 dân số cả nước (12 triệu người). Trong vùng Ile de France thì chỉ riêng Paris và khu vực phụ cận đã chiếm tới 90 % dân số của cả vùng trong khi chỉ chiếm 20% diện tích. Việc tập trung quá đông dân cư trên một khu vực lãnh thổ nhỏ hẹp tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý đô thị, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do một lượng lớn hàng triệu xe hơi gây ra. Tránh mắc lại những hạn chế do việc quy hoạch theo mô hình « siêu đô thị » từ mấy chục năm nay các nhà quy hoạch Pháp tập trung phát triển mô hình đô thị vệ tinh quanh các trung tâm đô thị vốn có, xem đây là chiến lược hợp lý và mang tính bền vững nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng về dân cư, nhà ở và giao thông cho các đô thị lâu đời của Pháp, đồng thời tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ. 

Nguyễn Quân (NCS Viện nghiên cứu pháp lý về xây dựng và quản lý đô thị, ĐH Toulouse 1)

>> Quy hoạch đô thị nhìn từ tháp Eiffel 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: