Thay đổi truyền thống và tính hiện đại đô thị

Thứ hai, 21 Tháng 2 2011 18:51 T/c KTVN Quy hoạch đô thị
In

Theo Manuel Castells, đô thị không có gì đặc biệt, ngoại trừ đó là nơi tất cả cùng nhau đến. Các chợ đô thị liên kết thành phố với vùng nội địa, đất nước và các thị trường thế giới.

Bộ máy hành chính tập trung lại với nhau và liên kết qua thành phố các vùng miền của một quốc gia, và các điều kiện thuận lợi về giáo dục từ các trường đại học đến tiểu học, tạo điều kiện để con người tiếp cận được kiến thức toàn cầu. Theo quan điểm trung tâm của Peter Hall, sự tích hợp khiến cho các sự đa dạng và những khác biệt được xích lại với nhau trong một đô thị, tạo nên một "không gian tiến hoá" của đô thị.

Tính hiện đại ở đô thị

Trong nghiên cứu về "The Fall of Public Man", Richard Sennett đã có nhận xét mang tính khiêu khích rằng: Trong nhiều thế kỷ qua, các thành phố đã được xây dựng theo nghĩa rõ ràng và dễ hiểu. Thành phố được hiểu bởi người dân của nó. Nói cách khác, nghĩa tập hợp và liên kết là đúng nghĩa. Ông tiếp tục nhận xét rằng chỉ trong những thập kỷ qua, khi bắt đầu quy hoạch đô thị, dường như ý nghĩa chung như vậy đã mất đi.

Ngày nay, chúng ta có thể thấy được sự xuất hiện của một dạng đô thị toàn cầu. Các ý tưởng quy hoạch đô thị và dĩ nhiên là một đô thị đẹp nếu muốn đã trở nên được tiêu chuẩn hoá chắc chắn nhất là bởi các chương trình giảng dạy về quy hoạch đô thị khá giống nhau ở tất cả các trường đại học. Đặc biệt là các dự án lớn thường được văn phòng kiến trúc quốc tế hoạch định, xây dựng và thị hiếu về những gì khách hàng thích cũng đã ngày càng được tiêu chuẩn hoá. Lịch sử của một đô thị cụ thể và các nền văn hoá chỉ còn là biểu tượng. Một ví dụ tiêu biểu là hàng loạt khách sạn quốc tế, trông như vậy nhưng không phải vậy!

Việc xây dựng lại các đô thị theo định hướng thị trường toàn cầu, chúng ta có các tổ chức quốc tế đưa ra những vấn đề của các đô thị, không lo lắng vì đây là các vấn đề hoàn toàn giống như ở khắp nơi trên thế giới. Một là sự đẩy ra ngoài lề và mọc lên các khu nhà ổ chuột. Thực tế, Davis hình dung ra một “hành tinh các khu nhà ổ chuột”. Sau đó là vấn đề cấp nước cho một thành phố, làm thế nào để thoát khỏi vấn đề này, về thực phẩm cũng như tắc nghẽn giao thông... Đôi khi, các vấn đề này được thực hiện thành những tầm nhìn tiêu cực của một thảm họa đô thị. Thật thú vị, các tầm nhìn hoạch định tích cực và tiêu cực thường có trọng tâm của nó về khía cạnh kỹ thuật và công cụ của chủ nghĩa đô thị. Một đô thị được làm bởi người dân, do đó thường bị quên lãng. Có nguyên nhân về điều này. Các giải pháp kỹ thuật có thể được dự kiến, và mong rằng các giải pháp hữu hiệu tự động dẫn đến một cuộc sống tốt hơn trong đô thị. Hơn nữa, các giải pháp kỹ thuật được dựa vào chuyên môn, trong khi giả sử rằng hầu hết người dân sống ở một đô thị không có chuyên môn thành thạo. Ở điểm này ám chỉ một loại tương tự với xe ô tô. Hầu như những người lái xe và sử dụng xe không biết là xe hoạt động thế nào. Tất cả chúng ta đều trông cậy vào nhân viên kỹ thuật để sửa chữa nó. Những xe được chế tạo và có kiểu dáng đẹp thường khiến người sử dụng cảm thấy vui sướng. Họ làm những gì được mong đợi. Tại sao vấn đề này cũng không nên có giá trị đối với các đô thị?

Những thách thức ở đô thị

Tất nhiên, kích thước kỹ thuật của các đô thị có sự liên quan mang tính quyết định. Tuy nhiên, như các nguồn lịch sử và bằng chứng hiện nay cho thấy nhiều cơ sở hạ tầng đô thị có liên quan chặt chẽ với các hoạt động ở địa phương. Nhiều cơ sở hạ tầng được chính người dân dựng lên, nhất là ở các khu nhà ổ chuột hoặc các khu ven đô mà không liên quan với bộ máy hành chính đô thị. Nhiều cơ sở hạ tầng do chính quyền đô thị cung cấp được xây dựng do người dân đòi hỏi và những áp lực chính trị. Hơn nữa, nhiều dự án từ các công trình xây dựng đến đường phố, giao thông công cộng, đường giao thông và các đô thị được gọi là tư nhân cung cấp bởi các doanh nghiệp. Vì vậy, sự phát triển vật chất của bất kỳ đô thị nào đều do các hoạt động và sáng kiến hết sức đa dạng. Các công nghệ là hiệu quả rồi sau đó là nguyên nhân để phát triển đô thị.


Los Angeles, Mỹ

Từ viễn cảnh xã hội học phát triển hai khía cạnh tạo ra thành phố, đó là đô thị học và nền văn minh. Tôi định nghĩa đô thị học là các hình thức thể chế hoá cụ thể được thực hiện như thế nào đó để đối phó với tính hỗn tạp và sự đa dạng. Về vấn đề này, lĩnh vực công có tính quyết định. Do đó, chúng ta có thể nói càng ít về đô thị không có thị trường, chứ chúng ta không thể nói về đô thị không có cuộc sống cộng đồng. Như Wuthnow chỉ rõ, cả hai thường được liên kết với nhau. Hiểu về thể chế hoá theo Eisenstadt là một quá trình được cạnh tranh, mỗi đô thị phát triển theo các dạng đô thị riêng của nó. Tuy nhiên, những dạng này được khái quát hóa qua các hệ thống đô thị. Càng nhiều hệ thống đô thị này đã trở thành một hệ thống thành phố toàn cầu, đô thị học đang trở nên xa cách khỏi đô thị riêng và đang toàn cầu hoá. Đồng thời trong mỗi đô thị được khoanh vùng các dạng đô thị học tiến hoá kết hợp và trái với đô thị học toàn cầu. Kết quả, văn hoá toàn cầu chủ yếu là văn hoá đô thị. Điều này có hai hàm ý: thành phố ở các nước đang phát triển cho thấy nhiều nét giống với các thành phố ở Tây Âu hoặc Mỹ, ngày càng nhiều thành phố ở châu Âu và Mỹ phô ra các đặc điểm của loại thành phố thế giới thứ ba. Here Soja (1989) nêu rõ: “Có vẻ nghịch lý trừ sự sát nhau có tính phụ thuộc về chức năng là các đặc điểm thu nhỏ của thành phố Los Angeles hiện đại. Tập trung ở đây đặc biệt là những minh hoạ sống động của nhiều quá trình và kiểu mẫu khác nhau kết hợp với cơ cấu lại xã hội cuối thế XX... Người ta có thể thấy ở Los Angeles không chỉ là các khu liên hợp công nghiệp công nghệ cao ở Silicon Valley và kinh tế vững chắc và không ngừng ở Houston mà còn là những vùng lân cận đô thị bị phá sản, suy yếu về công nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng ở Detroit hoặc Cleveland. Có một Boston ở Los Angeles, một Manhattan và một South Bronx bên dưới, một Sao Paulo và một Singapore” (Soja 1989:193). 

Các thành phố đều sôi nổi đáng ngạc nhiên. Hệ thống đô thị hiện nay đã được thiết lập trên quy mô toàn thế giới vào giữa thế kỷ XIX khi tìm thấy các thành phố thuộc địa trước đây. Ở vùng có truyền thống đô thị lâu đời hơn, các hệ thống thành phố có từ nhiều thế kỷ và hầu hết đã tồn tại qua nhiều sự tàn phá, thăng trầm. Điều này đòi hỏi một mức độ kiểm soát bạo lực khá cao đã được thiết lập. Một mặt, bạo lực được kiểm soát qua sự ngăn chặn, trấn áp và giám sát, nhưng vì việc kiểm soát bên ngoài vẫn hạn chế, tự kiểm soát là vấn đề quyết định cho sự tồn tại của một thành phố.

Nền văn minh trụ cột và đời sống cộng đồng cùng lúc tạo nên thành phố và là nền móng của nó tác động đến những nỗ lực phát triển. Lĩnh vực công khi nghiên cứu kỹ thể chế không loại trừ các chương trình phát triển và ý nghĩa, lý do của chúng phải tự hợp pháp hoá bản thân nó ngay đối với những người bị ảnh hưởng: người dân thành thị. Bởi vậy, khuôn khổ đạo đức chính trị hoàn toàn biến mất trong phát triển đô thị đã trở lại và khó lòng bỏ qua trong phát triển đô thị.

Những hạn chế tiếp cận kỹ thuật đối với thành phố được minh họa tốt nhất bởi kiến trúc chức năng. Nhà ở do Corbusier thiết kế đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật không bao giờ hấp dẫn để ở trong đó. Do đó ngay lập tức, những người cư trú đã tiến hành mọi sửa đổi không thiết thực chút nào, nhưng rõ ràng đã đáp ứng mọi yêu cầu cho cuộc sống hàng ngày của những người cư trú. Chandigar và Brasilia là những ví dụ rõ ràng nhất.

Trong định nghĩa về đô thị học ở trên, không có liên quan đến quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị là phương pháp thiết thực nhất để phát triển đô thị. Kế hoạch cố sử dụng hiệu quả không gian thỏa mãn nhu cầu của thành phố và người dân ở đó. Về quy hoạch đô thị nhất là quy hoạch các thành phố lớn, người ta tìm thấy sự trái ngược đáng ngạc nhiên giữa các điều khoản, chính sách, sách hướng dẫn đào tạo... dạy kỹ thuật quy hoạch thích hợp và những phản ánh về việc tại sao các kế hoạch tốt thường thất bại hoặc không được tiếp tục thực hiện. Mà không đi vào chi tiết, ảo tưởng hoạch định trở nên rõ ràng rồi khi nhìn vào một số hình vẽ cơ bản. Mặc dù hoạch định có thể là một ảo tưởng đến mức có khả năng kiểm soát và quản lý hành chính, nhưng các thành phố vẫn làm việc và vẫn hoạt động, vậy điều này là do khả năng của người dân tự mình tổ chức. Có nhu cầu về các dự án phát triển kỹ thuật không và các chuyên gia có thể giải thích với người dân thành phố và các khu phố của họ hoạt động như thế nào? Hoạch định có thể phá huỷ các thành phố, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó có thể tạo ra tính tao nhã.


Singapore

Khả năng và kiến thức của người dân đô thị?

Theo các chuyên gia, quy hoạch đô thị đã không thể giải quyết đáng kể các vấn đề về đô thị. Tại sao không tính đến khả năng và kiến thức của người dân đô thị?

Khía cạnh cốt yếu nhất của tính bền vững đô thị là việc nó phải dựa vào sự nhất trí được thương lượng và chấp nhận chung về các mục tiêu, tầm nhìn trong tương lai (những đổi mới, tầm quan trọng của lĩnh vực công, xã hội dân sự và nơi ăn ở) đối với tất cả người dân sống trong thành phố. Gần đây, các phương thức mới về quản lý tổng thể, tính bền vững và sự tham gia của công dân đã ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong chính sách đô thị hiện đại ở châu Âu và toàn thế giới. Các tổ chức siêu quốc gia như Habitat, EU, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều ủng hộ phương pháp đầu tư này. Sự công nhận chung này trái với việc thực hiện thực tế của nó trong các chính sách và dự án. Một lý do có lẽ là đòi hỏi không chỉ đưa ra các điều kiện tiên quyết về kinh tế cho sự phát triển mà còn đưa ra các điều kiện tiên quyết xã hội về mặt tự tổ chức và khả năng thích ứng cao của cộng đồng (Stiglitz 1998).

Trong nghiên cứu “Đô thị và Dân chúng”, Manuel Castells (1983: 302) đã tiếp tục đưa ra lý lẽ rằng ý nghĩa của đô thị không được định rõ bởi các nhà xã hội học, kiến trúc sư, nhà địa lý hoặc các nhà quy hoạch đô thị mà là xã hội (và trong một mức độ rộng hơn là xã hội toàn cầu) như một ý nghĩa lịch sử và xã hội cụ thể: "Các đô thị như tất cả thực tế xã hội là các sản phẩm lịch sử, không chỉ về thực chất tự nhiên mà về ý nghĩa văn hoá của nó."

Các lĩnh vực này có thể khá rộng lớn như ví dụ Lagos đưa ra. Chính quyền thành phố quan tâm không nhiều về những gì đang diễn ra ở thành phố và hầu hết các cơ sở hạ tầng, từ giếng nước, xử lý rác thải cho đến điện và đường sá đều được những người sống trong vùng tự làm.

Đời sống công cộng chính là nền tảng cho sự xuất hiện và phát triển của cộng đồng công dân như là một đơn vị chính trị độc lập. Các chợ và các không gian công cộng thường được kết nối với nhau như Wuthnow đã nêu rõ.

Về quy hoạch đô thị, điều ngạc nhiên là cần các kế hoạch như vậy. Nếu giả sử rằng thị trường là phương tiện tốt nhất để phân bố các nguồn lực, vậy thì các kế hoạch và quy định hành chính là không cần thiết. Nhìn vào quy hoạch đô thị của Bielefeld vào cuối những năm 60, có nhiều sự khác nhau rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, khá may mắn là các kế hoạch này đã thất bại!

GS.TS Rüdiger Korff, ThS Sandra Kurfuerst - Trường Đại học Passau, Cộng hoà Liên bang Đức 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: