Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tin tức Lịch sự kiện
Events Calendar
Previous month Previous day Next day Next month
See by year See by month See by week See Today Tìm kiếm Jump to month
Hội thảo "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình" In
Hội thảo khoa học quốc tế Hà Nội học là sự kiện khoa học và là một hoạt động nằm trong Chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hội thảo có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa văn hóa quan trọng góp phần đánh giá, tôn vinh, phát huy những giá trị văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hội thảo có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm trao đổi, tổng kết những kết quả nghiên cứu từ nhiều năm nay của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài về Thủ đô Hà Nội trên nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn nhằm cung cấp cơ sở, luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng chiến lược và chính sách quản lý và phát triển bền vững của Hà Nội.

Là Hội thảo khoa học quốc tế duy nhất, có quy mô lớn nằm trong các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội trong năm 2010, vừa có ý nghĩa nghiên cứu khoa học vừa có ý nghĩa tuyên truyền, do đó sẽ thu hút sự quan tâm của giới khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan tuyên truyền và đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

I. CHỦ ĐỀ HỘI THẢO:

“Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”

Với chủ đề này, Hội thảo quốc tế sẽ tập trung làm sáng tỏ các giá trị cốt lõi trong suốt 1000 năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội là: “Văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” từ những góc độ và với những cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị cao đẹp của Thăng Long – Hà Nội, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hiện nay.

II. CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:

- Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng.
- Cơ quan thường trực: Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Các cơ quan phối hợp: UBND Thành phố Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

III. BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO:

1. GS.TS. Phùng Hữu Phú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền - Trưởng ban;
2. GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Phó trưởng ban thường trực;
3. ThS. Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Phó trưởng ban;
4. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Uỷ viên;
5. GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Uỷ viên.

IV. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO:

1. GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Trưởng ban;
2. PGS.TS. Đào Duy Quát, Chuyên gia cao cấp Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Phó trưởng ban;
3. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Phó trưởng ban;
4. GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ủy viên;
5. PGS.TS. Phạm Hồng Tung, Phó trưởng ban Khoa học công nghệ Đại học quốc gia Hà Nội - Ủy viên;
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, Trưởng ban Chính trị và công tác học sinh sinh viên, Đại học quốc gia Hà Nội - Ủy viên;
7. PGS.TS. Vũ Đức Minh, Trưởng ban Kế hoạch tài chính, Đại học quốc gia Hà Nội - Ủy viên;
8. TS. Nguyễn Anh Thu, Trưởng ban Quan hệ quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội - Ủy viên;
9. Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Ủy viên;
10. TS. Bùi Thế Đức, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương - Uỷ viên;
11. ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương - Uỷ viên;
12. Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - Uỷ viên;
13. Ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - Uỷ viên;
14. Bà Hồ Thị Dung, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - Uỷ viên;
15. PGS. TS. Trần Đức Cường, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Ủy viên.

V. CÁC TIỂU BAN CHUYÊN MÔN

1. Lịch sử - Chính trị

Phạm vi đề cập của các tham luận là toàn bộ các vấn đề về lịch sử, chính trị, (bao gồm cả nội dung về an ninh, quốc phòng, đối ngoại) trong xây dựng và bảo vệ Thăng Long - Hà Nội suốt chiều dài lịch sử 1000 gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

2. Những vấn đề văn hóa

Các tham luận sẽ tập trung làm sáng tỏ những giá trị văn hiến, anh hùng, vì hoà bình của Thăng Long - Hà Nội thể hiện qua khoa học và giáo dục; văn học, nghệ thuật; tín ngưỡng, tôn giáo; thuần phong mỹ tục…của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.

3. Kinh tế - xã hội

Với nội dung này, Hội thảo sẽ tập trung trao đổi một số vấn đề cơ bản, quan trọng về tình hình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội hiện nay. Hội thảo sẽ làm rõ những truyền thống, thế mạnh, tiềm năng kinh tế - xã hội của Hà Nội cần phải được khai thác, phát huy như thế nào trong bối cảnh hiện nay. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, giữ vững ổn định chính trị và giữ gìn các giá trị văn hóa cũng là các vấn đề cần được làm sáng tỏ. Các tham luận cũng sẽ trao đổi làm rõ các mối quan hệ xã hội, xu hướng hình thành và phát triển của các nhóm xã hội cơ bản, các vấn đề xã hội đã và đang nảy sinh vv...

Các tham luận sẽ hướng tới việc đề xuất những giải pháp lâu dài và trước mắt nhằm phát huy các thế mạnh, các nguồn “vốn xã hội” và khắc phục những tệ nạn và bức xúc xã hội của Thủ đô hiện nay.

4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và quản lý đô thị 

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, cảnh quan sinh thái v.v. đã thực sự góp phần không nhỏ vào việc tạo nên những giá trị văn minh, bản sắc văn hóa và truyền thống, diện mạo của Thăng Long – Hà Nội. Vậy, những giá trị văn minh, văn hiến của các yếu tố này trong suốt 1000 năm lịch sử của Thủ đô nên được đánh giá như thế nào và tiếp tục phát huy ra sao?

Ngày nay, trong bối cảnh của biến đổi toàn cầu, đặc biệt là dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi khí hậu, việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô và hoạch định các chính sách quy hoạch, quản lý và phát triển cụ thể càng cần thiết phải nghiên cứu làm rõ những thế mạnh, giá trị và tiềm năng của các tài nguyên, những vấn đề môi trường sinh thái v.v..

VI. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

1. Thời gian: Từ ngày 7 đến ngày 9/10/2010

2. Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 phố Lê Hồng Phong, Hà Nội.

3. Chương trình Hội thảo:

Hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, với chương trình dự kiến như sau:

* Ngày 7/10/2010:

Buổi sáng: Đón tiếp đại biểu và tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.

Buổi chiều: Khai mạc và họp phiên toàn thể

* Ngày 8/10/2010:

Tham luận và trao đổi chuyên sâu 4 chuyên đề tại 4 hội trường nhỏ (4 tiểu ban theo 4 nội dung trên)

* Ngày 9/10/2010:

Buổi sáng: Họp phiên toàn thể và bế mạc

Buổi chiều: Các đại biểu tham quan và tham dự các hoạt động khác nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

VII. Liên hệ:

1. Các vấn đề chuyên môn: (84.4) 35577202
2. Các vấn đề hậu cần, đón tiếp: (84.4) 35589073
3. Thường trực ban tổ chức, Mr. Ngọc Hà: 0977.182.511
4. Email ban tổ chức: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Back