Trải qua hơn 3 năm “đại trùng tu”, Điện Thái Hòa - nơi Hoàng đế ngự ngai vàng - đã được hoàn thiện, sẵn sàng mở cửa đón du khách trong nước và quốc tế đến tham quan từ chiều ngày 23/11.
Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng, uy nghi và tráng lệ nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn, biểu trưng cho cơ quan quyền lực của triều đình.
Đây là nơi Hoàng đế ngự ngai vàng, tổ chức các buổi thiết triều, đại lễ và nghi thức quan trọng, ghi dấu lịch sử thăng trầm của 13 vị Hoàng đế nhà Nguyễn.
Từ Kỳ Đài có thể thấy nóc Điện Thái Hòa nằm phía sau Ngọ Môn. (Ảnh: Xuân Đạt)
Điện Thái Hòa nhìn từ hướng Lầu Ngũ Phụng. (Ảnh: Xuân Đạt)
Phần mái Điện với hình ảnh Lưỡng Long thể hiện uy quyền của các vua triều Nguyễn. (Ảnh: Xuân Đạt)
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay. Đây không chỉ là công trình kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ theo hình thức trang trí “nhất thi, nhất họa” độc đáo, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Điện Thái Hòa sau khi được khánh thành sẽ góp phần tạo điểm nhấn, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế nhiều hơn.
Điện Thái Hòa lung linh về đêm. (Ảnh: Xuân Đạt)
Điện Thái Hòa là nơi Hoàng đế ngự ngai vàng, tổ chức các buổi thiết triều, đại lễ và nghi thức quan trọng. (Ảnh: Xuân Đạt)
Phía trên ngai vàng là Bửu Tán... (Ảnh: Xuân Đạt)
...Nổi bật hình tượng Cửu Long cực kỳ tinh xảo. (Ảnh: Xuân Đạt)
Ngai vàng của các vua triều Nguyễn đầy uy nghi... (Ảnh: Xuân Đạt)
...Thể hiện quyền lực tuyệt đối. (Ảnh: Xuân Đạt)
Những cổ vật quý được trưng bày bên trong Điện Thái Hòa. (Ảnh: Xuân Đạt)
Điện Thái Hòa sau khi được khánh thành sẽ góp phần tạo điểm nhấn, thu hút nhiều hơn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế. (Ảnh: Xuân Đạt)
Xuân Đạt
(SGTT)
- Quốc hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đô thị, hạ tầng và bất động sản
- Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận
- Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Đến năm 2045, xây dựng Hà Tĩnh trở thành đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ
- TPHCM lên kế hoạch huy động 714.000 tỉ đồng để phát triển hạ tầng đến năm 2030
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
- Bộ Xây dựng tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị
- TPHCM: Tuyến Metro số 1 hoàn thành thi công, vận hành chính thức từ ngày 22/12/2024
- Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2tđ