“Tránh phát triển đô thị kiểu Dubai và Thượng Hải”

Thứ hai, 25 Tháng 11 2013 12:01 Báo Xây dựng
In

Đó là nhận xét của Darryl D'Monte- người đã từng làm chủ biên cho tờ báo danh tiếng The Times của Ấn Độ và The Indian Express ở Mumbai. Ông là chuyên gia về môi trường và phát triển bền vững. Các bài viết của ông được xuất bản trên các mặt báo danh tiếng của Ấn Độ và thế giới. Ông còn là chủ tịch của Diễn đàn các nhà báo môi trường ở Ấn Độ. Sau đây là một trong những bài viết về quan điểm của ông khi bàn về phát triển đô thị.  


Thành phố Thượng Hải 

Sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu và những ghi chép khá đầy đủ từ nhiều tổ chức khác nhau. Một trong những nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người gây ra. Chính con người và những ứng xử của con người với thiên nhiên đã gây ảnh hưởng tới các hệ thống môi trường tự nhiên và bởi vậy, con người phải tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3/4 lượng khí cacbonic trong thế giới là khí nhà kính được phát ra bởi từ đô thị. Trường hợp đô thị của Dubai và Thượng Hải là những mô hình mà các đô thị trên thế giới nên né tránh để tránh lặp lại sự đáng tiếc về sau vì đó là những ví dụ của sự phát triển đô thị lãng phí môi trường. 

Chúng ta cần nhớ rằng khi xã hội ngày một phát triển thì dân số trên thế giới ngày càng tập trung ở các đô thị. Một nửa lượng khí carbon dioxide được tạo ra từ các tòa nhà bởi con người cần sự thoải mái khi sống và làm việc trong các tòa nhà, họ cần sử dụng năng lượng để làm nóng hoặc làm mát môi trường nội thất. Một nửa lượng khí carbon dioxide được tạo ra bởi giao thông cơ giới, phát triển theo cấp số nhân ở những quốc gia đang phát triển. 

Dubai và Thượng Hải là những thành phố với vô số nhà chọc trời mang tên “khủng”. Những công trình chọc trời này tiêu thụ quá mức năng lượng và nguyên vật liệu và do đó ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Tại các thành phố này, phát triển đô thị rất không bền vững. Nhiều kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới đã có những chỉ trích thẳng thắn về các công trình chọc trời được gọi là “sự thành công khủng khiếp” của Thượng Hải và Dubai. 

Kênh truyền hình BBC - Du lịch đã có thời gian trình chiếu về “sự phức tạp” của công trình khách sạn Burj Al Arab thuộc tổ hợp phát triển ở Dubai Burj và đằng sau đó là cả một “ẩn ý” muốn truyền tải đến thế giới về sự lãng phí môi trường. Khách sạn 7 sao Burj Al-Arab (theo tiếng Ả Rập là Ngọn tháp của Ả Rập) được mệnh danh là khách sạn hạng sang nhất thế giới, với mức giá từ 1.000 - 15.000USD mỗi đêm, riêng phòng hoàng gia là 27.000USD/đêm (hơn 560 triệu đồng). Rất nhiều tiểu tiết thiết kế trong tổ hợp này nói lên sự lãng phí trong sử dụng năng lượng hoặc quá tốn kém. Dubai tiêu thụ khổng lồ các nguồn tài nguyên không thuộc biên giới quốc gia của mình. Không ngạc nhiên khi nghe rằng nói rằng họ xây dựng cả khu thể thao phục vụ các cuộc thi liên quan đến xứ lạnh như băng tuyết giữa lòng sa mạc. Các kiến trúc sư hẳn sẽ hình dung ra lượng khổng lồ nguồn tài nguyên tiêu thụ ở đây! 


Khách sạn Burj Al-Arab ở Dubai 

Khách sạn 7 sao Burj Al-Arab được xem là biểu tượng của sự xa xỉ 

Còn đối với Thượng Hải thì sao? Khu vực Trung tâm tài chính cao tầng của Phố Đông được mọc lên với những công trình không có bản sắc. Rất nhiều công trình tại Thượng Hải sừng sững, thách thức sự “hoành tráng” trước thế giới nhưng “vô cảm” và vô cùng lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu. Nhiều thành phố của Trung Quốc ngày nay trên thực tế là hình ảnh thu nhỏ của những gì đi sai với phát triển đô thị bền vững và Thượng Hải là một ví dụ. Đã có biết bao nhiêu bài viết về môi trường ở đây, đơn cử duy nhất là môi trường không khí, theo tính toán chỉ có 1% dân số đô thị hít thở không khí được cho là an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự tính rằng Trung Quốc sẽ vượt xa Mỹ và trở thành nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Phố Đông xa xỉ 

Như vậy, cả Dubai và Thượng Hải là ví dụ về phát triển đô thị lãng phí môi trường. Tuy nhiên, không hẳn mọi câu chuyện liên quan đến hai thành phố trên đều là xấu nhưng ít nhất cũng cần đề cập đến hai yếu tố cần cái nhìn nghiêm khắc để đánh giá. Đó là sự phụ thuộc quá mức vào giao thông cơ giới tư nhân và xu hướng xây dựng bê tông hóa, lạm dụng kính tại các công trình xây dựng. Điều này gây ra hiệu ứng “đảo nhiệt” trong lòng đô thị - điều tối kỵ của một đô thị muốn phát triển bền vững. 

Khánh Phương 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: