Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Bài toán xử lý nước thải sinh hoạt của nước nghèo?

Bài toán xử lý nước thải sinh hoạt của nước nghèo?

Viết email In

Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước mưa còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt. 

Do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn nên không thể một sớm một chiều mà  phá hủy hệ thống cũ để làm lại, cần tận dụng để tránh lãng phí. Có thể kết hợp việc xây dựng hệ thống cống bao để dẫn nước thải vào khu vực xử lý chung không bị vỡ đoạn. Riêng ở các khu đô thị mới xây dựng, nhất thiết phải có đường ống nước mưa và đường ống nước thải riêng để việc xử lý được triệt để và có hệ thống.

  • Ảnh bên: Nước thải sinh hoạt chảy loang trên tường thành - TP Huế. (Nguồn: VTC)
Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi.
(vacne.org.vn)

Việc xây dựng, đầu tư các chính sách của nhà nước về vấn đề cấp thoát nước cũng tùy vào hoàn cảnh cụ thể, từng giai đoạn.

Khi chúng ta chưa thể có được một hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình thức xử lý phân tán. Nước thải trong nội đô của chúng ta thường vẫn đổ ra các con sông trong khu vực nên nếu được xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các con sông.

Thoát nước trong các khu đô thị hiện nay là vấn đề vô cùng bức thiết. Tuy vậy, chúng ta mới chỉ quan tâm được ở giai đoạn đầu, đó là việc làm thế nào để nước không bị ứ đọng trong nội đô, nhất là khi có mưa lớn. Còn vấn đề xử lý nước thải trong thoát nước vẫn chưa thể có điều kiện chú trọng. Vấn đề là việc đầu tư cần đồng bộ và thống nhất. Theo tính toán, nếu đầu tư cho cấp nước là 1 phần thì việc thoát nước cần tới 3 phần, tối thiểu phải là 2,5 thì mới có thể đảm bảo vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường.

Theo luật của nhà nước, nguồn nước thải khi thải ra các hệ thống sông phải được xử lý sạch trước đó. Tuy nhiên, do vấn đề kinh phí còn gặp nhiều khó khăn nên đành phải chấp nhận việc nước thải chưa xử lý triệt để. Chính phủ cũng đang khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư nhưng còn gặp nhiều trở ngại do quy định việc thu phí cấp và thoát nước đối với người dân còn thấp. Hiện nay, việc thu phí thoát nước chưa đủ để đáp ứng cho chi phí vận hành và quản lý, chưa kể đến nguồn máy móc, thiết bị cần nhập về.

Ở Ðức, một số đô thị có mức thu lệ phí đủ để chi cho việc đầu tư máy móc và vận hành, nhưng đó là do mức thu nhập của họ lớn, mức sống cao. Còn ở Việt Nam thì Chính phủ yêu cầu nước sạch là một mặt hàng không được tăng giá, ít nhất là trong thời điểm hiện nay. Ðiều này là một khó khăn vô cùng lớn. Hội cấp thoát nước cũng đã đề nghị Chính phủ có những chính sách ưu đãi hơn như gia hạn thanh toán tiền trong khi chưa được tăng giá nước và phí rác thải. Có thể nói, việc thu phí là một vấn đề vô cùng quan trọng. ở nhiều nước trên thế giới có riêng một ủy ban độc lập quyết định giá thu phí cho phù hợp và đủ để đầu tư lại. Còn ở Việt Nam thì việc này do ủy ban tỉnh/ thành phố quy định. Do vậy, việc muốn nâng giá phí lên để lấy ngồn vốn gặp rất nhiều khó khăn.

Các đô thị ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có nơi nào làm được triệt để vấn đề xử lý nước thải mà lác đác mới chỉ điểm tên được vài nơi. Chúng ta cũng đã có những quy định cụ thể về việc bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng các khu đô thị. Trong bản quy hoạch trình chính phủ phê duyệt thì đây là yêu cầu không thể thiếu. Mặc dù vậy hiện nay các khu đô thị mới vẫn không đáp ứng được đúng các yêu cầu này, đây là lỗi của bên thi công, giám sát.

Thế giới hiện nay hiện có hai xu hướng xử lý nước thải, đó là xử lý tập trung và xử lý phân tán. Mỗi xu hướng đều có những ưu điểm riêng tùy thuộc từng khu vực. Trong nghị định của Chính phủ Việt Nam không yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung hay phân tán, tùy đặc điểm từng địa phương mà có thể linh hoạt trong hình thức xử lý. Khi chúng ta chưa thể có được một hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình thức xử lý phân tán. Nước thải trong nội đô của chúng ta thường vẫn đổ ra các con sông trong khu vực nên nếu được xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các con sông.

Tại Nhật Bản, việc xử lý nước hải sinh hoạt được làm rất triệt để với ứng dụng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Johkasou (xem ảnh bên). Ở nước ta, nếu áp dựng được thì đây là một hình thức rất tốt. Tuy nhiên, điều chủ yếu vẫn là vấn đề nguồn vốn. Do chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này còn ở mức cao. Mặt khác, nguồn vốn cho việc xử lý nước thải, thoát nước của nước ta chủ yếu vẫn lấy từ ngân sách nhà nước, chủ yếu là vốn vay ODA. Nguồn vốn này lại đang ngày càng bị hạn chế nên càng gặp khó khăn hơn. Nhà nước vẫn có chủ trương xã hội hóa để thu hút đầu tư. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác, chuyển giao công nghệ để ứng dụng Jokasou cho đô thị Việt thì đây là điều rất đáng hoan nghênh. Các doanh nghiệp hai bên có thể cùng đầu tư để có hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam vì đây vẫn còn là một thị trường khá tiềm năng. Tất nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có những chính sách hợp lý để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy rõ rằng trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo thì việc xử lý nước thải là vấn đề lâu dài, không thể một sớm một chiều.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác, chuyển giao công nghệ để ứng dụng Johkasou cho đô thị Việt thì đây là điều rất đáng hoan nghênh. Các doanh nghiệp hai bên có thể cùng đầu tư để có hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam vì đây vẫn còn là một thị trường khá tiềm năng.


Một số hình ảnh về việc sử dụng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Johkasou

Bùi Xuân Ðoan
Vụ phó Vụ Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng

 

Lời bình  

 
-1 # trần văn tú 31/12/2010 16:46
Tôi cần lắp 1 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu nhà nghĩ công đoàn có công suất khoảng 2m khối ngày bằng thiết bị johkasou. Thì chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu.
mong sớm nhận hồi âm từ quý
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # trang 13/03/2011 06:55
Em là sinh viên của nghành môi trường, đọc được thông tin này em thấy rất hay và em mong quý cô chú có thể gởi cho em vài hình ảnh và tinh năng kỷ thuật của máy johkasou được không ạh.
Em xin được cảm ơn.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
-1 # pham minh tuan 31/03/2011 21:06
toi rat vui khi biet duoc san pham nay.
co the cho minh biet gia cua thiet bi cong suat 10m3/ngay. thong so chat luong nuoc sau xu ly cua thiet bi nhu the nao? co can phai xu ly bo sung khong va minh dang ap dung QCVN 14:2009/BTNMT cot A.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo