Ashui.com

Sunday
May 19th
Home Tương tác
Phản biện

Kiến trúc nào cho thành phố sông Hồng?

Kiến trúc nào cho thành phố sông Hồng?

Kể từ ngày khởi dựng kinh đô Thăng Long, với tầm nhìn sáng suốt của Vua Lý Thái Tổ, đã cho thấy sự định đặt khéo léo một đô thành trong một khung cảnh thiên nhiên giàu tiềm năng. Còn tương lai, với sự phát triển của HN, kiến trúc nào sẽ phù hợp?

Trở lại thuở lập đô, phía đông Thăng Long có sông Hồng để thuyền bè giao lưu, mặt bắc hồ Tây rộng mở, xa về phía tây có Ba Vì làm lưng tựa rồi thoải dần theo phương nam ra biển. Một thế đất "lưng tựa núi, mặt nhìn sông" rõ là địa bàn đẹp cho quá trình phát triển gần nghìn năm của kinh đô này.

Khi còn ở quy mô vừa phải, thành phố chọn hướng mở rộng về phía tây trên một địa hình đủ cao cho nền đất xây dựng tiện bề thoát nước là định hướng phát triển đúng. Theo hướng này, nhiều công trình quan trọng được xây dựng như sân vận động quốc gia, các khu ở mới tại Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị quốc gia và tới đây là Bảo tàng Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử quốc gia... đã cho thấy một "thế hệ kiến trúc" mới của Thăng Long - Hà Nội, rõ nét của sự hội nhập quốc tế.

Có con sông chảy qua như sông Hồng đối với HN là một lợi thế mà ít có đô thị nào lại bỏ qua. Thành phố chưa bao giờ "quên" và người dân lại càng không quên lợi thế này, tuy việc khai thác nó không dễ dàng như nhiều con sông khác, bởi chế độ thuỷ văn khắc nghiệt: Khi lên cao tới 13m (mặt đê hiện nay), khi thấp thì lộ cả lòng sông. Sau ngày HN giải phóng năm 1954, các cơ quan chính phủ về lại thủ đô, nhu cầu nhà ở cho cán bộ tăng đột biến, trên rẻo đất ngoài đê đã mọc lên một loạt nhà "tạm" cho cán bộ Bộ Thuỷ lợi - Kiến trúc. Đây chính là hạt nhân cho sự hình thành sau đó một "thành phố sông Hồng" tự phát, tấp nập và sôi động, do cả Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Quỹ đất phát triển thành phố về phía tây cũng chỉ có mức độ, nên phải tính đến phát triển sang phía đông và phía bắc sông Hồng. Một mặt bằng đô thị phủ cả hai bên sông, rẻo đất dọc sông nay ở giữa thành phố tất yếu phải được đô thị hoá, phải được xây dựng chính quy chứ không thể cứ giữ mãi một "thành phố phi chính quy" như trước. Nhưng làm thế nào và như thế nào chính là những bài toán khó đang đặt ra trước các chuyên gia quy hoạch đô thị.

Câu hỏi làm thế nào là để nói tới các giải pháp kỹ thuật thuỷ lợi, đê điều, sao cho chế độ thuỷ văn không còn quá khắc nghiệt và những chính sách để có thể giải toả "thành phố tự phát" trước đây. Còn như thế nào là nói về tạo hình không gian kiến trúc, giải pháp kiến trúc nào là phù hợp nhất trong thực tế cảnh quan đô thị ở ven bờ sông Hồng. Bài viết này chỉ xin đề cập câu hỏi thứ hai.

Bắt tay vào việc nghiên cứu một dự án lớn với rất nhiều bài toán khó, là một thử thách không nhỏ cho người nghiên cứu. Một tổ chức hợp tác khoa học thích hợp sẽ là điều cần thiết cho việc tìm lời giải của bài toán khá đặc biệt này. Cũng không loại trừ khả năng, để tìm lời giải đáp thích hợp về hình thái kiến trúc sẽ cần đến một cuộc thi tuyển kiến trúc ở tầm quốc tế, bởi "thành phố sông Hồng" phải thực sự là thành phố của tương lai.

 
Phản biện

Văn minh đô thị hay duy trì cuộc sống?

Văn minh đô thị hay duy trì cuộc sống?Tổng kết 6 tháng thực hiện "văn minh đô thị" tại TP.HCM, vấn đề lớn vẫn chưa thể giải quyết là cấm hàng rong. Cấ...
Nhìn ra thế giới

Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự

Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tựCảnh quan thành phố Tokyo Cảnh quan của các thành phố Nhật Bản có cấu trúc chỉ hơi giống nhau ở các đường thẳng và...
Phản biện

Hà Nội mở rộng: Hướng về Tây theo phong cách phương Đông

Hà Nội mở rộng: Hướng về Tây theo phong cách phương ĐôngBài viết sử dụng tài liệu của TS Lauren Pandolfi – ĐH tổng hợp Paris VIII, Viện đô thị Pháp – “Dự án quy hoạch Hà ...
Đối thoại

TP. HCM: "Nhắm mắt, trùm khăn vẽ quy hoạch"

TP. HCM: Ông Hòa tâm tư: "Chính Sở Quy hoạch không thể trả lời chắc chắn được khu nào sẽ không bị làm gì. Cả TP. HCM đang l...
Phản biện

Phản biện Dự án phát triển Sông Hồng đoạn qua Hà Nội

Phản biện Dự án phát triển Sông Hồng đoạn qua Hà NộiGiới thiệu tóm tát Báo cáo Dự án:1/ Bản báo cáo tóm tắt Dự án phát triển Sông Hồng đoạn qua Hà Nội được giới th...
Phản biện

Kết nối sông Hồng trong không gian đô thị

Kết nối sông Hồng trong không gian đô thịNhư vậy, có thể lợi nhuận của các nhà đầu tư sẽ giảm hoặc không có, nhưng để bù lại, Thành phố cũng nên có cơ ...
Nhìn ra thế giới

Vết xe đổ từ đô thị khổng lồ

Vết xe đổ từ đô thị khổng lồLiên hợp quốc dự báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm 2050. Vào lúc đó tr...
Phản biện

Quy hoạch: Tầm nhìn của ai?

Quy hoạch: Tầm nhìn của ai?Theo sách giáo khoa “Kinh tế học về bất động sản” của trường đại học California do Dennis J. McKenzie và Richard M. Bett...
Phản biện

Tư vấn chiến lược trong quy hoạch kiến trúc

Tư vấn chiến lược trong quy hoạch kiến trúcCác nhà lãnh đạo hàng đầu nên thành lập cho mình một hội đồng các chuyên gia tư vấn chiến lược (gồm các chuyên gia...
Phản biện

Nghề Kiến trúc - Thách thức và Hội nhập

Nghề Kiến trúc - Thách thức và Hội nhậpPhải chăng đó là những công việc cấp bách của tất cả anh em trong nghề kiến trúc chúng ta hôm nay. Dẫu làm muộn còn h...
Trang 448 trong tổng số 449
Bảng quảng cáo