By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

TPHCM “mất trắng” 18 địa danh: Không phải cứ thích là phá, là đập

Ashui.com 19/02/2020
10 phút đọc
SHARE

Tại nhà riêng, TS Nguyễn Minh Hoà – người có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong Hội đồng quy hoạch – kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã cho PV Lao Động mục sở thị bản danh sách 18 địa danh lịch sử mất tích không còn dấu vết của thành phố này.


Thương xá Tax – công trình từng gắn bó hơn 130 năm thăng trầm với TPHCM nay đã không còn nữa.

Trong một hội thảo được tổ chức cuối năm 2019, PV được biết, tiến sĩ đã gây “choáng váng” khi đưa ra bản danh sách 18 địa danh đã biến mất ở TPHCM. Ông có thể nói rõ hơn về bản danh sách này? 

– Tôi có thể kể ra một vài trong số đó như: Thương xá Tax, cầu ba cẳng độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á ở kênh Hàng Bàng, Tháp quan sát phòng cháy chữa cháy đầu tiên của thành phố trong Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Nhà đèn Chợ Quán hay Công viên Chi Lăng… Tất cả đã dần biến mất không còn lại một dấu vết nào, giống như chúng chưa hề có mặt ở thành phố này.

Kiến trúc sư danh tiếng của thế kỷ 20 là Le Corbusier có một câu nói đại ý rằng, diện mạo của một thành phố lâu đời giống như khuôn mặt người lớn tuổi. Mà đã là khuôn mặt người lớn tuổi thì không thể không có nếp nhăn, có vết nám, thậm chí là cả những vết sẹo.

Nhưng đó mới là khuôn mặt người. Nếu không có chúng, thì đó là khuôn mặt của manơcanh, bóng mịn, vô hồn. Những di sản văn hoá – lịch sử – kiến trúc cũng chính là những nếp nhăn của khuôn mặt thành phố vậy.

Ai cũng biết việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp thì thế nào cũng động chạm đến phần cổ, phần cũ của cơ thể thành phố. Nhưng thực sự rất đau xót.


Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà – Uỷ viên Hội đồng quy hoạch – kiến trúc TPHCM trong cuộc trao đổi với PV Lao Động

Để quy trách nhiệm cho vấn đề này có thể là khó khăn nhưng với tư cách một chuyên gia nghiên cứu, tiến sĩ có thể nói về một phần nguyên nhân của câu chuyện?

– So với Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác như Bangkok, Jakarta, Bắc Kinh thì TP.Hồ Chí Minh không có nhiều di sản và di tích hoành tráng. Đáng ra không nhiều thì phải chắt chiu. Nhưng điều đáng tiếc ở chỗ, không phải hậu quả chiến tranh hay xung đột, một loạt các di sản lịch sử – kiến trúc bị biến mất lại diễn ra vào thời kỳ đô thị hoá nhanh từ sau năm 1990.

Có một luồng tư tưởng rất lạ là nhiều người nghĩ rằng, đến TP.Hồ Chí Minh chỉ là để kiếm tiền, là để làm kinh tế. Điều đó vô hình chung dẫn đến ý thức về văn hoá, về giá trị của lịch sử phần nào giảm đi. Hoặc có những tư tưởng thậm chí còn phân biệt giữa công trình có nguồn gốc này, nguồn gốc nọ.

Một mảnh đất sinh ra với nhiều lịch sử khác nhau, dù giai đoạn đó như thế nào thì chúng vẫn là lịch sử. Tôi chỉ lấy ví dụ như trước đây, người Pháp từng xây dựng tháp quan sát phòng cháy chữa cháy đầu tiên của thành phố vào năm 1867, nhưng thế hệ sau đã phá bỏ đi di sản gần 200 năm tuổi này. Họ phá xong rồi mới thông báo, với một câu gọn lỏn “cứ thế đập thôi” và xây lên một cái mới hoàn toàn.

Hay như ở trung tâm thành phố từng có quán cà phê Givral, gắn liền với hình ảnh nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông thường ngồi đó uống cafe mỗi sáng. Giờ quán đã đóng cửa nhưng trước đây ngay cả một tấm bảng đề cập đến giá trị của địa danh này cũng chẳng hề được dựng lên.

Nhưng có vẻ như cơ chế để công nhận hay bảo vệ những địa danh một cách xứng đáng trước khi chúng biến mất đã không được chú ý?

– Một lỗi rất lớn là chúng ta đã không kiểm kê toàn bộ di sản trong thành phố để lọc và phân loại, phân loại xong thì quyết định đâu là loại 2, loại 3, cái nào cấp quốc gia, cái nào cấp thành phổ để bảo vệ nó.

Nhưng ở đây có điểm bất cập là Luật Di sản của mình hiện nay chưa hoàn thiện. Ví dụ như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố đẹp kiệt tác nhưng lại không được công nhận di sản do vướng phải chuyện chủ sở hữu phải làm đơn, nên không ai người ta muốn làm.

Hơn nữa, để bảo vệ phải tạo được cơ chế, khi muốn động đến di sản phải được Chính phủ, hội đồng khoa học cho phép, trên cơ sở đồng thuận của người dân. Có phương án cụ thể, chứ không phải thích là phá, là đập.


Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà cho rằng cần có biện pháp để làm sống động những địa danh lịch sử.

Ở khía cạnh một người làm chuyên môn, tiến sĩ có thể đưa ra giải pháp nào cho câu chuyện bảo tồn di sản của TPHCM?

– Một trong số các cách thức mà một số nước đã làm là có “phụ lục” (bảng giới thiệu, hình ảnh) của di sản bị phá huỷ ở ngay tại công trình mới.

Mới đây, chúng ta đã có tiến bộ khi lập được danh sách hơn 30 di sản phải giữ của thành phố. Nhưng điều quan trọng là phải làm cho nó tồn tại trong sự sinh động của đời sống hiện nay.

Thành phố nào cũng phải phát triển, rộng lớn hơn, hiện đại hơn. Nhiều công trình xưa cũ có thể phải thay thế, nhưng cái vượt lên trên tất cả là thái độ với lịch sử. Một khi biết trân trọng, nâng niu thì sẽ tìm ra những giải pháp hợp lý nhất, ít tổn thất nhất không chỉ về cảnh quan, mà hơn hết là tình cảm của những người yêu thành phố này!

18 địa danh biến mất của TPHCM (theo TS Nguyễn Minh Hoà):

– Thung lũng xanh ở khu vực Trung tâm, theo trục Lê Duẩn.
– Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son và Ụ tàu
– Cầy cầu sắt trong Thảo Cầm viên
– Tháp quan sát phòng cháy chữa cháy đầu tiên của thành phố ở khuôn viên sở Cảnh sát PCCC
– Cây cầu ba cẳng độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á ở kênh Hàng Bàng, quận 6
– Toà Đại sứ quán Mỹ
– Trại David trong sân bay Tân Sơn Nhất
– Công Viên Chi Lăng
– Quán càphê nổi tiếng mang tên Sài Gòn Givral
– Thương xá Tax
– Hàng cây trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng
– Dãy nhà Shophouse hình ống của người Hoa, theo phong cách Nam Trung Hoa ở đường Trần Văn Kiểu
– Nhà đèn Chợ Quán
– Chợ gạo đầu tiên của Sài Gòn, chợ Trần Chánh Chiếu
– Một số tháp nước hình nấm
– Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm
– Cầu Nhị Thiên Đường
– Vòng xoay Quách Thị Trang cùng tượng Trần Nguyên Hãn

Đình Trường – Anh Tú

(Lao Động)

Có thể bạn cũng quan tâm

Tính “Mở” – nét độc đáo của kiến trúc đô thị Sài Gòn – TP.HCM

Phát triển tiếp nối các đô thị

Di sản kiến trúc Việt Nam trước những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Không chỉ chuyện chiếc lư hương

Bảo tồn thích ứng là vấn đề “sống còn” đối với các công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội

TỪ KHÓA:di sản đô thịdi sản kiến trúckiến trúc Sài GònTS Nguyễn Minh Hòa
Bài trước Đề xuất xây dựng dự án cơ sở dữ liệu đất đai cho 30 tỉnh, thành phố
Bài tiếp Thiên nhiên và mặt xấu xí của phát triển
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Nhìn ra thế giới

Lorong Buangkok – Làng quê cuối cùng còn sót lại giữa lòng Singapore

Ashui.com 12/08/2021
Kiến trúc

Từ Sài Gòn nhiệt đới đến kiến trúc nhiệt đới Sài Gòn

Ashui.com 24/05/2021
Góc nhìn

Mỗi di sản kiến trúc là một chứng nhân lịch sử

Ashui.com 12/05/2021
Quy hoạch đô thị

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Tấm áo, tấm thân hay tầm vóc mới

Ashui.com 11/05/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?