By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Ngành gỗ tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm

Ashui.com 30/04/2020
9 phút đọc
SHARE

Dịch Covid 19 đang tác động nặng nề tới hoạt động ngành chế biến gỗ khiến nhiều dự đoán cho rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành này có thể về con số 0. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp có thể xoay xở và tìm được lối ra trong đại dịch.


Cơ hội cho ngành gỗ vẫn còn nhưng chỉ dành cho doanh nghiệp chuẩn bị cho sự chuyển đổi sắp tới (Ảnh: VT) 

Vẫn có thị trường ngách

“Cơ hội sau đại dịch là có thật. Nhưng cơ hội chỉ đến với doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực. Trong đó có hai yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện đó là chuyển đổi số và đa dạng hóa thị trường”.

-Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ và mỹ nghệ TPHCM (Hawa)

Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12 tỉ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu. Đại dịch đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến ngành. “Tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành năm 2020 có thể bằng 0” ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), dự báo.

Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu lạc quan từ các thị trường ngách. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ và mỹ nghệ TPHCM (Hawa), cho hay cách ly xã hội làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, họ có xu hướng sử dụng nhiều nội thất trong nhà, đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.

BoConcept, chuỗi nội thất của Đan Mạch, cho hay, doanh thu tại thị trường Hàn Quốc, nơi các cửa hàng vẫn được mở cửa, tăng tới 28% các sản phẩm nội thất trong nhà. Ông Khanh hy vọng, khi Mỹ và EU nới lỏng quy định giãn cách xã hội, các cửa hàng được mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nội thất tương tự như của Hàn Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Tương tự, ông Vũ Hải Bằng, Tổng giám đốc Công ty Woodland, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt Nam, với khoảng 3.000 người lao động và 60 triệu đô la Mỹ doanh thu năm 2019 từ các thị trường lớn như Mỹ và EU, cho biết, khách hàng đã ngay lập tức báo dừng đơn hàng khi EU và Mỹ áp dụng các biện pháp đóng cửa, cách ly xã hội.

Tuy nhiên, công ty của ông vẫn có thể cầm cự được sản xuất nhờ các đơn hàng dịch chuyển từ Malaysia sang Việt Nam. Điều này là nhờ Chính phủ Việt Nam quản lý dịch bệnh tốt hơn so với các nước trong khu vực nên doanh nghiệp vẫn có thể sản xuất được bình thường trong điều kiện giãn cách xã hội.

Vừa rồi, công ty của ông Khanh cũng không đóng cửa mà chỉ giảm bớt một phần công suất sản xuất. Đồng thời, công ty cũng chủ động liên hệ với các đối tác để thông báo rằng công ty vẫn tiếp tục sản xuất nếu có đơn hàng. Điều này sẽ tạo tâm lý cho khách hàng nghĩ tới doanh nghiệp mình trước khi dịch qua đi. “Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp trong ngành nên có tư duy lạc quan để sẵn sàng cho đợt phục hồi tới”, ông Khanh nói.

Học cách quản trị sự bất định


Điều tra ban đầu về tác động của Covid 19 tới hoạt động ngành gỗ (Đồ hoạ: VD)

“Để cuộc sống trở lại ổn định có thể sẽ mất khoảng hơn một năm nữa khi thế giới tìm ra loại vaccine ngừa dịch Covid-19.

Tuy nhiên, thế giới sẽ không còn như trước khi xảy ra đại dịch. Đây sẽ là một thế giới khác với quy luật khác khi mọi người bán hàng online, sản xuất online, thiết kế online, phân phối và marketing online. Thậm chí chuỗi cung ứng cũng chuyển sang mạng lưới cung ứng.” 

-Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh của FPT Infomation System

Theo các chuyên gia và tổ chức quốc tế, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong chiến lược Trung Quốc +1 của các tập đoàn đa quốc gia. Đại dịch sẽ càng khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn sau thành công kiềm chế lây lan dịch bệnh của chính phủ.

Mới đây, Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ đô la Mỹ trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid 19 phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu Tokyo Shoko cũng cho thấy 37% trong tổng số 2.600 doanh nghiệp được khảo sát muốn đưa nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.

Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp châu Âu cũng đang tính nước cờ rời khỏi Trung Quốc. Một cuộc khảo sát mới công bố của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu và Đức tại Trung Quốc, được tờ South China Morning Post dẫn nguồn cho thấy kết quả kinh doanh đáng thất vọng khi một nửa số công ty tham gia phỏng vấn cho rằng biên lợi nhuận của họ sẽ giảm khoảng 20%.

Trong cuộc khảo sát của Deep Knowledge Ventures, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) vào giữa tháng 4, Việt Nam cũng chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á về điểm đến an toàn. Như vậy, Việt Nam hội đủ các yếu tố thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới, trong đó có ngành gỗ.

“Cơ hội sau đại dịch là có thật”, ông Khanh nói. “Nhưng cơ hội chỉ đến với doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực. Trong đó có hai yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện đó là chuyển đổi số và đa dạng hóa thị trường”.

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh của FPT Infomation System, cho rằng để cuộc sống trở lại ổn định có thể sẽ mất khoảng hơn một năm nữa khi thế giới tìm ra loại vaccine phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, thế giới sẽ không còn như trước khi xảy ra đại dịch. Đây sẽ là một thế giới khác với quy luật khác khi mọi người bán hàng online, sản xuất online, thiết kế online, phân phối và marketing online. Thậm chí chuỗi cung ứng cũng chuyển sang mạng lưới cung ứng.

Còn theo ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng sau Covid -19, cách sống, tiêu dùng, bán hàng, công nghệ sẽ thay đổi. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải thay đổi trong một thế giới bất định và đầy rủi ro. Doanh nghiệp phải học cách quản trị rủi ro, quản trị sự bất định, bởi sau Covid-19 sẽ còn nhiều điều không nằm trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Vũ Dung

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ngành gỗ ăn đong, gồng lỗ để duy trì hoạt động

Thực hiện net zero, ngành gỗ sẽ tự tin mặc cả giá

Khó khăn bủa vây con đường trở thành trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu thế giới

Cần chiến lược phát triển dài hạn cho ngành đồ gỗ

Phó chủ tịch HAWA: Vẫn còn nhiều dư địa để khởi nghiệp ngành gỗ

TỪ KHÓA:chế biến gỗngành gỗ Việt Nam
Bài trước TPHCM thi tuyển thiết kế Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm
Bài tiếp 9 công trình kiến trúc bậc thang ấn tượng trên thế giới
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thị trường

Thách thức giữ ngôi á quân của ngành xuất khẩu nội thất

Ashui.com 30/09/2021
Tin trong nước

Doanh nghiệp chế biến gỗ “nói không” với gỗ bất hợp pháp

Ashui.com 10/11/2020
Thị trường

Trước mắt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cao su dạng tấm vẫn áp mức thuế 0%

Ashui.com 06/08/2020
Thị trường

Doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng vì Covid-19

Ashui.com 08/04/2020
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?