By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Lộ diện nhiều hiện vật quý khi kiểm kê di tích tại Hà Nội

Ashui.com 23/09/2020
9 phút đọc
SHARE

Không chỉ nhận diện được số lượng, chủng loại hiện vật, qua công tác kiểm kê hiện vật trong di tích được nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội thực hiện trong các năm qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều hiện vật quý, có giá trị cao.

Thực tế này cũng đặt ra vấn đề về công tác bảo vệ các hiện vật trong di tích, cũng như việc nâng cao ý thức của những người quản lý di tích và cộng đồng.


Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Lộ diện nhiều hiện vật có giá trị

Công tác kiểm kê hiện vật được quy định tại Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, rà soát, thống kê, vẽ sơ đồ bài trí di vật, hiện vật định kỳ hàng năm ở những di tích đã được xếp hạng. Điều đáng mừng, trong quá trình kiểm kê di tích, cơ quan quản lý đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị về mặt niên đại, kiến trúc, kiểu dáng.

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc kiểm kê hiện vật tại di tích, huyện Gia Lâm có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Trong bốn năm qua, huyện đã kiểm kê hiện vật tại 188 di tích, qua đó phát hiện hơn 200 hiện vật tiêu biểu, vượt xa so với dự kiến ban đầu là hơn 100 hiện vật.

Đáng lưu ý, tại một di tích có bát hương niên đại từ sớm nhưng những người quản lý di tích không hay biết chỉ khi cán bộ kiểm kê di vật phát hiện ra và xác định niên đại mọi người mới biết.

Hay tại một ngôi đền có tượng bằng đá cao khoảng 40cm, niên đại từ thế kỷ XI, không nơi nào có nhưng những người quản lý đền không nắm được nên vẫn đặt thờ ngoài sân. Hoặc trong quá trình kiểm kê tại một ngôi đình, cán bộ kiểm kê phát hiện các cấu kiện gỗ có hệ thống hoa văn đặc sắc, có thể viết thành cả chuyên đề lớn.

Huyện Đông Anh cũng là địa phương thực hiện kiểm kê di vật trong các di tích sớm nhất thành phố Hà Nội, từ 9 năm nay.

Với 319 di tích trong toàn huyện; trong đó tại 61 di tích quốc gia, công tác kiểm kê hiện vật trong các di tích đòi hỏi phải thận trọng, tỉ mỉ, từ hồ sơ liên quan, xác định niên đại hiện vật. Trong quá trình đó, huyện cũng phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.

Tương tự như vậy, dù trên địa bàn quận Đống Đa có 76 di tích nhưng quận triển khai thận trọng, hai năm thực hiện tại 2 di tích và ít nhiều cũng lộ diện các hiện vật tiêu biểu.

Bên cạnh đó, một số địa phương làm tốt công tác kiểm kê hiện vật trong di tích như quận Tây Hồ, huyện Hoài Đức, huyện Thanh Oai…

Ông Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, cho biết từ trước đến nay, các địa phương thường quan tâm đến công tác tu bổ, bảo tồn di tích mà chưa thực sự chú trọng đến tu bổ hiện vật. Vì vậy, việc kiểm kê hiện vật trong di tích để nhận biết được các giá trị của di vật và phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị phù hợp là rất cần thiết.


Di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở cửa trở lại, thu hút nhiều du khách đến tham quan. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Cần có phương án bảo vệ phù hợp

Trong quá trình kiểm kê hiện vật, các địa phương phát hiện ra nhiều hiện vật quý, song việc công bố chủng loại hiện vật, giá trị hiện vật là điều không thể.

Cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh nạn ăn cắp hiện vật trong di tích diễn biến như hiện nay, nếu công khai các hiện vật quý, có thể ngay hôm sau, các đối tượng xấu đã đột nhập, đánh cắp.

Cùng với đó, sự an toàn của những người trông coi di tích cũng khó đảm bảo. Từ năm 2019 đến nay, hơn 20 di tích trên địa bàn 7 quận, huyện tại Hà Nội xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật. Vì vậy, sau quá trình kiểm kê, các quận, huyện đều yêu cầu Ban Quản lý di tích có phương án cất giữ, bảo quản cẩn trọng.

Ngay cả các địa phương, sau khi kiểm kê cũng lập hồ sơ báo cáo về hiện trạng hiện vật, bản vẽ sơ đồ bài trí hiện vật với 14 chỉ tiêu của hiện vật. Mỗi hồ sơ lập thành 4 bộ để giao cho các đơn vị liên quan lưu giữ. Từ đó, địa phương và Ban Quản lý di tích có cơ sở để lưu giữ và bảo tồn hiện vật.

Bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Gia Lâm, còn cho biết trong quá trình kiểm kê, đơn vị chức năng phát hiện nhiều hiện vật xuống cấp. Đây là cơ sở để thời gian tới, huyện Gia Lâm xây dựng phương án tu bổ hiện vật.

Với những hiện vật nào đủ tiêu chí sẽ được xây dựng hồ sơ, đề xuất công nhận là bảo vật quốc gia. Đại diện Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đông Anh cũng cho biết sau khi kiểm kê, huyện đã xây dựng hồ sơ hiện vật đầy đủ, đề nghị các Ban Quản lý siết chặt công tác bảo vệ, lắp camera an ninh cho các di tích có những hiện vật giá trị.

Nếu di tích được coi như là một trong những giá trị của văn hóa Thăng Long-Hà Nội, hiện vật góp phần tạo nên phần “hồn” cho di tích đó. Bảo vệ hiện vật có nghĩa bảo vệ phần “hồn” cho di tích.

Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, từng nhấn mạnh việc bảo vệ hiện vật trong các di tích còn nhiều vấn đề đáng bàn khi một số địa phương xảy ra hiện tượng mất cắp hiện vật.

Bởi vậy, khi phát hiện những hiện vật có giá trị tại các di tích, các ngành chức năng cần có hướng dẫn chung cho các địa phương trong công tác bảo quản, bảo vệ hiện vật, tránh tình trạng mạnh nơi nào nơi đó làm, dễ tạo kẽ hở cho nạn trộm cắp hiện vật./.

Đinh Thuận

(TTXVN / Vietnam+)

Có thể bạn cũng quan tâm

Thủ đô Hà Nội thực hiện cuộc đại tu bổ và tôn tạo di tích

Tưởng nhớ kiến trúc sư Ba Lan có công lớn trong bảo tồn di tích Huế

Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn di tích ở Côn Đảo

Bảo tồn và phát triển – chuyện của tôi hay của bạn?

Hơn 14 tỷ đồng trùng tu thành cổ 300 năm duy nhất ở Nam Bộ

TỪ KHÓA:bảo tồn di tích
Bài trước Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
Bài tiếp Hội thảo khoa học “Phát triển kiến trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Rome sẵn sàng giúp Hà Nội bảo tồn và trùng tu các di tích cổ

Ashui.com 01/10/2014
Góc nhìn

Có chứng chỉ hành nghề trùng tu vẫn phá di tích

Ashui.com 20/09/2014
Góc nhìn

Hội An và bài toán bảo tồn di tích

Ashui.com 06/06/2014
Đối thoại

Di tích: Xếp hạng nhiều, giữ được bao nhiêu?

Ashui.com 01/06/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?