By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Câu chuyện xã hội hóa trong trùng tu di tích kiến trúc: cầu ngói chợ Thượng

Ashui.com 26/03/2020
7 phút đọc
SHARE

Trong quỹ kiến trúc truyền thống, cầu ngói được xem là một trong những loại hình kiến trúc rất đặc biệt và độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị về mặt kiến trúc – mỹ thuật, văn hóa. Bên cạnh đó, đây cũng là loại hình công trình có niên đại phổ biến từ thời nhà Hậu Lê và Mạc. Về số lượng hiện nay, trên phạm vi cả nước cũng chỉ còn một số cây cầu ngói cổ còn tồn tại như cầu ngói chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định); cầu ngói Thanh Toàn (Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế); cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình). Trong số này, cầu ngói chợ Thượng (xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), được xây dựng từ thời Hậu Lê.


Cảnh quan cầu ngói chợ Thượng bị biến đổi trước và sau khi được trùng tu cải tạo xã hội hóa.

Theo tư liệu khảo cứu, cầu ngói chợ Thượng được xây dựng với lối kết cấu kiểu thượng gia – hạ kiều (trên là nhà – dưới là cầu). Cầu được xây dựng theo kiểu tứ hàng chân, khung gỗ lim và lợp ngói nam. Mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng, được xếp khéo léo theo thứ tự lớn ở dưới, nhỏ ở trên. Mặt cắt ngang công trình bố trí theo cấu trúc hình thang cân với đáy rộng 3,7 m và đỉnh rộng 2,84 m. Khoảng cách giữa 2 mố cầu là 4,5 m với hệ thống dầm cầu bằng gỗ Lim đường kính 40 cm và hệ thống thanh dầm ngang đường kính 20 cm. Nhà cầu có 11 gian, mỗi gian từ 1,45 m đến 1,65 m tạo nên một công trình dài 17,35 m nối hai bờ sông. Hai hàng cột cái mỗi hàng 10 cột cạnh vuông 0,2 m, cao 2 m đặt sát hai bên lòng xà cầu. Nền cầu được ốp gỗ Lim rất chắc chắn với hệ thống gờ nổi hành lang 2 bên cao 0,15 m. Các bộ vì kèo với cấu trúc đơn giản để đỡ hệ mái lợp ngói vẩy cá. Hai đầu cầu xây tường, có đại tự đắp nổi “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán, có mở cửa rộng 1,7 m, cao 2 m. Chính vì hệ thống các giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc nên tháng 6/2012, Bộ VHTT&DL đã có quyết định công nhận cầu ngói chợ Thượng và Phủ Bà (xã Bình Minh, huyện Nam Trực) là di tích cấp quốc gia.

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, trên cơ sở sự xuống cấp của di tích, công trình đã được tiến hành trùng tu. Theo các phương tiện thông tin tại chúng đã phản ánh, do hạn chế về kinh phí vốn ngân sách cấp (là 200 triệu đồng) nên BQL Di tích và danh thắng tỉnh Nam Định chỉ thực hiện một phần việc trùng tu (như thay một phần ngói và một số cột, kèo, rui mè bị hỏng). Một số việc còn lại như làm mới phần trát tường và trang trí, quét sơn giả đá, xây mới bậc thềm, kè hai bờ sông… là được huy động nguồn lực xã hội hóa, do cộng đồng người dân địa phương thôn Thượng Nông và tự tổ chức thực hiện.


Hình thức kiến trúc và trang trí đầu cầu bị biến đổi sau quá trình trùng tu cải tạo.

Tuy nhiên, sau khi việc trùng tu gần như hoàn tất BQL Di tích và danh thắng tỉnh Nam Định đã phản ánh một số hạng mục do cộng đồng thôn Thượng Nông thực hiện trùng tu đã làm biến dạng, không đảm bảo đúng với hồ sơ di tích; yêu cầu địa phương phải chỉnh sửa lại, trong đó phải xóa đi phần sơn giả đá, khôi phục lại phần hoa văn, hạ thấp độ cao bậc thềm lên xuống. Trong các lần trùng tu trước đây, sàn cầu đã được thay bằng đá cũng đã làm biến dạng một phần công trình so với nguyên bản.

Điều này khiến giới chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn di tích một lần nữa lại quan ngại về việc biến dạng – biến mất của các di tích kiến trúc, nhiều trong số đó là các di tích rất có giá trị như trường hợp dự án trùng tu cầu ngói chợ Thượng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc còn thiếu một quy định chặt chẽ đối với các dự án trùng tu di tích sử dụng nguồn lực xã hội hóa đang là một trong những nguyên nhân khiến cộng đồng địa phương dù có nhiều tâm huyết và nhiệt huyết đóng góp tài chính nhưng vẫn làm mai một các giá trị của di tích, thậm chí là “hỏng” hoàn toàn di tích khi thực hiện dự án trùng tu. Điều này đặt ra cần sớm hoàn thiện các quy chế về bảo tồn di sản – di tích kiến trúc sử dụng nguồn lực xã hội hóa.

ThS.KTS Phạm Hoàng Phương – Phòng Lý luận phê bình và lịch sử kiến trúc (Viện Kiến trúc Quốc gia)

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Câu chuyện xã hội hóa trong trùng tu di tích kiến trúc: Kinh nghiệm quốc tế

Nhà thờ Bùi Chu: Tháo dỡ để xây mới giống cũ, liệu có đúng nguyên tắc trùng tu di tích?

Tưởng nhớ kiến trúc sư Ba Lan có công lớn trong bảo tồn di tích Huế

Nhật Bản hỗ trợ hơn 4,6 triệu USD trùng tu di tích Cố đô Huế

Bảo tồn không gian văn hóa – kiến trúc: Chạm vào phần lõi di sản

TỪ KHÓA:cầu ngói chợ Thượngtrùng tu di tích
Bài trước Những nguồn năng lượng sạch sẽ được dùng trong tương lai
Bài tiếp 12 bảo tàng nổi tiếng thế giới bạn có thể tham quan ảo ở nhà
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Phục chế, trùng tu: Bài toán văn hóa về sự cân bằng

Ashui.com 14/08/2015
Tin trong nước

Thừa Thiên-Huế đầu tư 150 tỷ đồng trùng tu 22 công trình di tích

Ashui.com 15/01/2015
Tin trong nước

Đạt nhiều kết quả trong công tác trùng tu di tích Cố đô Huế

Ashui.com 16/11/2014
Tin trong nước

Rome sẵn sàng giúp Hà Nội bảo tồn và trùng tu các di tích cổ

Ashui.com 01/10/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?