By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Giải thưởng Pritzker 2012: Wang Shu (Trung Quốc)

Ashui.com 28/02/2012
17 phút đọc
SHARE

Ông Wang Shu, một kiến trúc sư 48 tuổi có xưởng kiến trúc đặt tại Hàng Châu (Trung Quốc), sẽ là người nhận giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2012. Thông tin này vừa được công bố bởi Thomas J. Pritzker, chủ tịch Quỹ Hyatt là nhà tài trợ giải thưởng. Buổi lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 25/5/2012. Đây là lần đầu tiên, Pritzker Prize được trao cho một kiến trúc sư sống và làm việc ở Trung Quốc.

Trong thông báo, ban giám khảo giải Pritzker đã cho biết thêm: ”một kiến trúc sư đến từ Trung Quốc được lựa chọn, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc thừa nhận vai trò của Trung Quốc góp phần cho sự phát triển của những tư tưởng kiến trúc. Ngoài ra, trong những thập kỷ tới, thành công của Trung Quốc về đô thị hóa rất quan trọng với Trung Quốc và thế giới. Công cuộc đô thị hóa trên toàn thế giới cần phải hài hòa với văn hóa và nhu cầu địa phương. Cơ hội chưa từng có cho quy hoạch đô thị và thiết kế của Trung Quốc là muốn có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống lâu đời và độc đáo của quá khứ với nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.“

Mục đích của giải thưởng kiến trúc Pritzker, được Jay A.Pritzker và vợ của mình, Cindy lập ra vào năm 1979, là một giải thưởng hàng năm nhằm vinh danh một kiến trúc sư còn sống có quá trình công tác thể hiện được sự kết hợp của những phẩm chất như tài năng, tầm nhìn, và sự cam kết, và những tác phẩm sáng tác phù hợp và có ý nghĩa đóng góp cho nhân loại và xây dựng môi trường thông qua nghệ thuật kiến trúc. Người đoạt giải nhận được một khoản trợ cấp $100.000 và một huy chương bằng đồng.

Trưởng ban giám khảo giải thưởng Pritzker, Lord Palumbo, phát biểu: “Vấn đề về mối quan hệ phù hợp của hiện tại với quá khứ đặc biệt là kịp thời. Gần đây quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã khuyến khích những cuộc tranh luận để xem kiến trúc nên giữ truyền thống hoặc chỉ nên hướng tới tương lai. Như với bất kỳ công trình kiến trúc vĩ đại nào, công việc của Wang Shu có thể vượt qua cuộc tranh luận đó, cho ra đời công trình kiến trúc không giới hạn, bắt rễ sâu trong phạm vi của nó và mặc dù chưa phổ biến.“

Wang lấy được bằng kiến trúc đầu tiên của mình tại khoa kiến trúc thuộc Viện công nghệ Nam Kinh, năm 1985. Ba năm sau, ông đã nhận được bằng thạc sĩ cũng tại Viện này. Khi lần đầu tiên tốt nghiệp, ông đã làm việc cho Học viện Mỹ thuật Chiết Giang ở Hàng Châu, quyết tâm nghiên cứu về môi trường và kiến trúc liên quan đến việc tái thiết các tòa nhà cũ. Gần một năm sau đó, ông đã nhận được công đầu tiên của mình là dự án thiết kế kiến trúc – thiết kế một Trung tâm Thanh niên với diện tích 3600m2  cho thị trấn nhỏ của Haining (gần Hàng Châu). Nó đã được hoàn thành vào năm 1990.

Và gần như toàn bộ thời gian trong mười năm sau đó, ông đã làm việc với thợ thủ công để có được kinh nghiệm xây dựng thực tế và ngoài trách nhiệm của việc thiết kế. Năm 1997, Wang Shu và vợ của mình, Lu Wenyu, thành lập xưởng hành nghề chuyên nghiệp của mình ở Hàng Châu, với tên gọi “Amateur Architecture Studio.” Ông giải thích cái tên này: “Đối với tôi, là một nghệ nhân hoặc thợ thủ công, đều có đam mê và niềm vui với công việc, hoặc gần như thế.“ Sự giải thích từ ngữ của ông tương đối gần với một trong các định nghĩa nguyên vẹn của từ điển: “một người đã gắn kết mình với hoạt động nghiên cứu, thể thao hay các hoạt động khác có mục đích tạo niềm vui hơn là vì lợi ích tài chính hoặc lý do chuyên môn.” Theo giải thích của Wang Shu, từ “niềm vui” cũng có thể được thay thế bằng “tình yêu công việc.”

Đến năm 2000, ông đã hoàn thành dự án lớn đầu tiên của mình, Thư viện của trường nghề Wenzheng tại Đại học Tô Châu. Để phù hợp với triết lý của mình là thận trọng chú ý đến môi trường, và xem xét cẩn thận đến nghề làm vườn truyền thống của Tô Châu đã đề xuất các tòa nhà nằm giữa nước và những ngọn núi không nên nổi bật, ông đã thiết kế thư viện với gần một nửa của tòa nhà là ở dưới lòng đất. Ngoài ra, bốn tòa nhà khác nhỏ hơn nhiều so với tòa nhà chính. Năm 2004, công trình thư viện đã nhận được Giải thưởng Kiến trúc Nghệ thuật của Trung Quốc.

Các dự án lớn khác của ông đã hoàn thành, tất cả ở Trung Quốc, chỉ trong năm 2005, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Ningbo và năm ngôi nhà rải rác tại Ningbo đã nhận được giải thưởng Holcim Awards cho công trìn bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong thành phố này, ông cũng đã hoàn thành Bảo tàng Lịch sử Ningbo vào năm 2008. Trong thành phố Hàng Châu quê hương của ông, ông đã triển khai giai đoạn đầu tiên của Làng đại học Xiangshan của Học viện Nghệ thuật  Trung Quốc trong năm 2004, và sau đó hoàn thành giai đoạn hai của làng đại học này trong năm 2007.

Đúng như cách thức của ông về tính kinh tế trong sử dụng vật liệu, ông đã tận dụng hơn 2.000.000  viên gạch từ việc phá hủy ngôi nhà truyền thống để lợp các mái nhà của làng đại học này. Cùng năm đó tại Hàng Châu, ông đã xây dựng khu căn hộ Vertical Courtyard, bao gồm tòa tháp 26 tầng, được đề cử trong năm 2008 cho giải thưởng quốc tế về nhà cao tầng của Đức. Cũng hoàn thành trong năm 2009 tại Hàng Châu, là hội trường triển lãm về phố Hoàng gia của triều đại Nam Tống. Năm 2006, ông đã hoàn thành Nhà Gạch ở Kim Hoa.

Những ghi nhận quốc tế khác bao gồm French Gold Medal từ Học viện Kiến trúc năm 2011. Năm trước đó, cả ông và vợ của mình, Lu Wenyu, đã được trao giải thưởng German Schelling Architecture.

Từ năm 2000, Wang Shu đã là người đứng đầu của Khoa Kiến trúc của Học viện Nghệ thuật tại Hàng Châu, nơi ông đã từng làm nghiên cứu về môi trường và kiến trúc khi ông lần đầu tiên tốt nghiệp tại trường này. Năm ngoái, ông trở thành kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí “Kenzo Tange Visiting Professor” tại Harvard Graduate School of Design ở Cambridge, Massachusetts. Ông cũng là giảng viên thường xuyên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ: UCLA, Harvard, Đại học Texas, Đại học Pennsylvania. Ông đã tham gia một số triển lãm quốc tế lớn ở Venice, Hong Kong, Brussels, Berlin và Paris.

Khi biết mình được vinh danh tại giải thưởng Pritzker, Wang Shu cho biết: “Đây thực sự là một ngạc nhiên lớn. Tôi rất vinh dự được nhận giải Pritzker. Tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi đã làm rất nhiều việc trong thập kỷ qua. Nó chứng tỏ rằng làm việc một cách nghiêm túc và kiên trì dẫn đến kết quả tích cực.“

Ban giám khảo được lựa chọn cho giải thưởng Pritzker năm 2012 bao gồm Chủ tịch, Lord Palumbo, người bảo trợ kiến trúc nổi tiếng của London, Chủ tịch ủy thác Serpentine Gallery, cựu chủ tịch của Hội đồng nghệ thuật của Vương quốc Anh, cựu chủ tịch của Tate Gallery Foundation, và cựu ủy viên của Mies van der Rohe Archive tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York và các thành viên khác (theo thứ tự ABC): Alejandro Aravena, kiến trúc sư và giám đốc điều hành của Elemental tại Santiago, Chile, Stephen Breyer, Tòa án Tư pháp tối cao Hoa Kỳ, Washington, DC; Yung Ho Chang, kiến trúc sư và nhà giáo dục, Bắc Kinh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Zaha Hadid, kiến trúc sư và chủ nhân Pritzker 2004; Glenn Murcutt, kiến trúc sư và đoạt giải Pritzker năm 2002 ở Sydney, Australia; Juhani Pallasmaa, kiến trúc sư, giáo sư và tác giả của Helsinki, Phần Lan và Karen Stein, nhà văn, biên tập viên và chuyên gia tư vấn kiến trúc tại New York. Martha Thorne, phó hiệu trưởng quan hệ đối ngoại, IE School of Architecture, Madrid, Tây Ban Nha, là giám đốc điều hành của giải thưởng.

Một số công trình do KTS Wang Shu – thiết kế:


Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China


Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China


Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China


Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China


Ceramic House, 2003-2006, Jinhua, China


Ceramic House, 2003-2006, Jinhua, China


Five Scattered Houses, 2003-2006, Ningbo, China


Five Scattered Houses, 2003-2006, Ningbo, China


Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China


Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China


Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China


Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China


Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China


Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China


Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China


Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China


Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China


Ningbo Tengtou Pavilion, Shanghai Expo, 2010, Shanghai, China


Ningbo Tengtou Pavilion, Shanghai Expo, 2010, Shanghai, China


Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy


Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy


Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy


Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China


Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China


Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China

Video cuộc trò chuyện với KTS Wang Shu của kênh Biennale, tháng 8/2010:

Lịch sử Giải thưởng Pritzker

Lĩnh vực kiến trúc đã được gia đình Pritzker lựa chọn bởi vì sự say mê của họ trong việc xây dựng và cũng do có liên quan đến sự phát triển chuỗi khách sạn Hyatt trên khắp thế giới, và bởi vì kiến trúc là một nỗ lực sáng tạo lại không có trong giải thưởng Nobel. Các quy định được mô phỏng như giải Nobel, việc lựa chọn cuối cùng được thực hiện bởi ban giám khảo quốc tế và tất cả các thảo luận và biểu quyết đều được giữ bí mật. Việc đề cử được tiến hành liên tục hằng năm với hàng trăm đề cử từ các quốc gia trên toàn thế giới và đang được xem xét mỗi năm.

Philip Johnson là người đầu tiên đoạt giải Pritzker năm 1979. Sau đó là Luis Barragan của Mexico được ghi tên vào năm 1980. James Stirling của Anh được lựa chọn trong năm 1981, KevinRoche vào năm 1982, Ieoh Ming Pei năm 1983, và Richard Meier vào năm 1984. HansHollein của Áo đoạt giải năm 1985. Gottfried Böhm của Đức đã nhận được giải thưởng trong năm 1986. Sau đó Kenzo Tange là kiến trúc sư Nhật Bản đầu tiên nhận được giải thưởng trong năm 1987, Fumihiko Maki là người Nhật Bản thứ hai nhận giải vào năm 1993, Tadao Ando thứ ba vào năm 1995. Robert Venturi đã nhận được vinh dự này trong năm 1991, và Alvaro Siza của Bồ Đào Nha vào năm 1992. Christian de Portzamparc của Pháp được chọn nhận giải Pritzker năm 1994. Tiếp theo là Gordon Bunshaft của Mỹ và Oscar Niemeyer của Brazil, được ghi tên vào năm 1988. Frank Gehry của Mỹ là người nhận giải trong năm 1989, Aldo Rossi của Italy vào năm 1990. Trong năm 1996, Rafael Moneo của Tây Ban Nha đoạt giải, trong năm 1997, Sverre Fehn của Na Uy, Renzo Piano của Ý nhận giải vào năm 1998, Sir Norman Foster của Vương quốc Anh vào năm 1999, và trong năm 2000, Rem Koolhaas của Hà Lan. Trong năm 2001, hai kiến trúc sư từ Thụy Sĩ nhận được vinh dự này: Jacques Herzog và Pierre de Meuron. Glenn Murcutt của Úc nhận được các giải thưởng trong năm 2002. Jørn Utzon của Đan Mạch đã được vinh danh vào năm 2003, Zaha Hadid của Vương quốc Anh trong năm 2004, Thom Mayne của Mỹ vào năm 2005. Paulo Mendes da Rocha của Brazil đoạt giải vào năm 2006, và Richard Rogers nhận được giải thưởng trong năm 2007. Jean Nouvel của Pháp đoạt giải vào năm 2008. Trong năm 2009, Peter Zumthor củaThụy Sĩ đã nhận được giải thưởng. Trong năm 2010, hai kiến trúc sư Nhật Bản đã được vinh danh, những cộng sự của Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa của SANAA, Inc. Năm ngoái, Eduardo Souto de Moura của Bồ Đào Nha là người đoạt giải.

KTS Trình Huy Long (theo PritzkerPrize.com)

[ Download: 2012 Pritzker Architecture Prize Media Kit (English) ]

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải thưởng Pritzker 2024: KTS Riken Yamamoto (Nhật Bản)

Giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2020: Yvonne Farrell và Shelley McNamara

Pritzker 2019: Arata Isozaki (Nhật Bản)

Pritzker 2018: KTS Balkrishna Doshi (Ấn Độ)

Pritzker 2017: Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta (Tây Ban Nha)

TỪ KHÓA:amateur architecture studioPritzkerwang shu
Bài trước Paris – thành phố được sinh viên thế giới ưa chuộng nhất
Bài tiếp Bộ Xây dựng lên tiếng về việc dừng dự án Nam An Khánh
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc sư

Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2016 thuộc về KTS Alejandro Aravena (Chile)

Ashui.com 14/01/2016
Kiến trúc sư

KTS Frei Otto (CHLB Đức) giành giải thưởng Pritzker 2015

Ashui.com 12/03/2015
Nhìn ra thế giới

Vấn đề văn hóa truyền thống trong đô thị Trung Quốc dưới góc nhìn của Wang Shu

Ashui.com 02/04/2014
Kiến trúc sư

Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2014 thuộc về KTS Shigeru Ban (Nhật Bản)

Ashui.com 25/03/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?