By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc

Khu Phố cổ Hà Nội: Nhiều nhà cổ vẫn đang… “kêu cứu”

Ashui.com 20/10/2008
12 phút đọc
SHARE

Trong số hơn 200 ngôi nhà cổ nằm trong Khu Phố cổ Hà Nội phải giữ nguyên hiện trạng để bảo tồn, hóa ra nhà 87 Mã Mây lại… may mắn nhất. 10 năm sau khi hoàn thành việc tôn tạo (vào tháng 10/1999), địa chỉ 87 Mã Mây đã có mặt trong các cuốn cẩm nang du lịch, đón hàng vạn lượt du khách tham quan và là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa. Trong khi đó, những ngôi nhà cổ khác nằm trên phố Hàng Bạc, Hàng Buồm… đang xuống cấp nghiêm trọng vẫn mòn mỏi chờ… bảo tồn, hoặc hoàn toàn biến mất…
 
Hiện tại, số nhà 87 Mã Mây mở cửa đón khách tham quan suốt 7 ngày trong tuần. Mấy năm gần đây, trung bình mỗi năm đón 18.000 – 20.000 lượt khách cả trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, như: triển lãm Nét Xuân (2004), tái hiện không gian Trung thu truyền thống… và sắp tới là lễ hội hưởng ứng ngày Di sản VN (23/11) và triển lãm 3 dòng tranh dân gian (vào dịp Tết Nguyên đán)… Mỗi năm, TP Hà Nội vẫn đều đặn rót tiền bảo dưỡng nhà 87 Mã Mây vì thực tế, sàn nhà, lối đi, cầu thang (bằng gỗ)… khó có thể chịu đựng được lượng lớn người đi lại hằng ngày như vậy. Giá trị lịch sử – văn hóa của nhà cổ 87 Mã Mây không còn gì để tranh cãi. Theo tài liệu của Ban Quản lý Phố cổ, ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc truyền thống VN. Trước năm 1945, nhà được sử dụng để ở và bán hàng gạo. Sau năm 1945, ngôi nhà được bán lại cho một gia đình người Hoa ở và bán thuốc Bắc. Năm 1954, gia đình người Hoa này di cư vào Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của nhà nước. Năm 1954, Sở Nhà đất bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống tại đây. Sau khi được cải tạo thí điểm trong khuôn khổ dự án Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội, nhà 87 Mã Mây thuộc sự quản lý của UBND TP Hà Nội và là ngôi nhà mẫu truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội được bảo tồn tốt.

Nhìn nhà cổ 87 Mã Mây hiện nay, thật khó có thể hình dung được trong quá khứ, ngôi nhà từng bị biến dạng nghiêm trọng và hư hỏng nhiều do các gia đình tự ý xây dựng và lấn chiếm. Nhà 87 Mã Mây nay được giữ nguyên 2 nhà 2 tầng và cải tạo theo nguyên trạng, được làm lại kết cấu, họa tiết đã bị hư hỏng hoặc đã bị cải tạo, thang và phần sàn bê tông cốt thép được làm lại bằng ; các chi tiết, họa tiết thang gỗ, diềm mái cũng được làm lại theo hình thức của kiến trúc truyền thống. Trên giấy tờ, dự án bảo tồn, tôn tạo nhà cổ 87 Mã Mây được thực hiện từ tháng 5 – 10/1999. Tuy nhiên, các công việc được bắt đầu ngay từ năm 1996 khi Hà Nội mới vừa quyết định thành lập Ban Quản lý Phố cổ. Thậm chí trong số 5 hộ dân sinh sống ở ngôi nhà này, chỉ có 4 hộ tự nguyện di dời, 1 hộ còn lại buộc TP phải cưỡng chế.

Có 2 ngôi nhà cổ khác trong Khu Phố cổ cũng được đầu tư bảo tồn, tôn tạo là nhà 38 Hàng Đào và 51 Hàng Bạc. Khác với mô hình của 87 Mã Mây, nhà 38 Hàng Đào, nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa), được bảo tồn từ năm 2000. Đình Đồng Lạc vốn được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII) với quy mô rộng rãi nhưng do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Khoảng năm 1856, ngôi đình này được trùng tu. Năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng. Tầng một sử dụng để ở, điện thờ được đưa lên tầng hai. Trước và sau nhà có sân trồng cây. Hiện nay, tại 38 Hàng Đào còn giữ lại tấm bia đá cách đây hơn 150 năm tuổi và một số họa tiết trang trí. Ngôi nhà được cải tạo, bảo tồn từ đầu năm 2000 và khánh thành vào tháng 4/2000. Đây là nơi giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống, kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại cũng như những thông tin về bảo tồn, tôn tạo phố cổ. Tuy nhiên, hiện tại, 38 Hàng Đào được sử dụng làm trụ sở làm việc của Ban Quản lý Phố cổ HN là chính. Việc sử dụng di tích văn hóa làm trụ sở làm việc vẫn biết là vi phạm luật. Song các cơ quan chức năng vẫn chưa có cách giải quyết khác vì Ban Quản lý Phố cổ vẫn chưa thể có nơi làm việc mới cho tới khi trụ sở ở 128 Trần Nhật Duật chính thức khánh thành.

Năm 2003, nhà 51 Hàng Bạc được chọn thí điểm cải tạo kiến trúc nhà dân sinh trong khu bảo tồn. Sau khi nhà được cải tạo, người dân sẽ quay lại sống tại đây. Tuy nhiên, việc tham quan ngôi nhà rất hạn chế, vì hiện tại cũng có nhiều hộ gia đình đang sống ở cùng địa chỉ này.

Hơn 10 năm, việc bảo tồn, tôn tạo nhà cổ mới dừng ở con số 3 (với 3 kiểu bảo tồn khác nhau). Đến tháng 11/2008 này, ngôi nhà thứ 4 (trong danh sách báo động “đỏ” gồm hơn 200 nhà truyền thống phải giữ nguyên hiện trạng để bảo tồn) ở số 28 Hàng Buồm mới được… “đụng” tới. Địa chỉ này vốn là đình Quan Đế nổi tiếng ở phố Hàng Buồm xưa, nhưng nay di tích hoàn toàn biến dạng… Theo kế hoạch, công trình này sẽ khánh thành vào năm dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – HN. Sau khi được phục dựng, đây sẽ là Trung tâm Thông tin và Giao lưu Văn hóa Phố cổ.

Một cán bộ của Ban Quản lý Phố cổ cho biết, đáng buồn là, số di tích có trong danh sách “đỏ” đang biến mất từng ngày. Ví dụ tiêu biểu là Đình Trương Thị ở số 50 phố Hàng Bạc. Theo tư liệu, đình được xây dựng năm 1811, kiến trúc có mặt chạm khắc đẹp, thờ ông tổ trăm nghề và ông tổ nghề bạc. Có thời kỳ, địa chỉ này có đến 20 hộ dân sinh sống. Khi đình xuống cấp trầm trọng, những người dân đã bắt đầu phá dần đi để xây nhà riêng. Theo năm tháng, di tích này cũng… mất tích…

Hiện nay, trên địa bàn phường Hàng Buồm, Hàng Bạc… hiện tập trung khá nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhưng có khi chỉ sau một thời gian ngắn, những cán bộ văn hóa bất lực thông báo rằng: di tích đã biến mất. Nhiều khách sạn cao tầng đã mọc lên ngay trong khu phố cổ. Ngay bên cạnh nhà cổ 87 Mã Mây hiện nay cũng là 1 khách sạn sang trọng cao nghễu nghện gần như sắp… nuốt chửng mất ngôi nhà di sản kia. Việc di tích biến mất diễn ra từng ngày. Tại quận Hoàn Kiếm hiện có khoảng 500 hộ dân, với gần 2000 nhân khẩu, đang sinh sống trong các di tích. Quá nửa số nhân khẩu này không có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng. Dần dà, các di tích bị lấn chiếm, phá hủy, rồi cơi nới, xây mới. Và một ngày, di tích biến mất.

Chị Thu Thủy – cán bộ Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội – chia sẻ, hiện nay, Điều lệ quản lý Phố cổ, dù được xây dựng từ năm 2000 – 2001, nhưng vẫn chỉ có giá trị … tạm thời, bởi khu phố cổ chưa có quy hoạch chính thức. Trong cuộc hội thảo mới đây về bảo tồn khu phố cổ do Viện Bảo tồn Di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức, một nhà nghiên cứu văn hóa đã tỏ ra rất buồn khi nói rằng, Khu Phố cổ HN dù đã được công nhận Di tích quốc gia, nhưng bị… hạ một bậc. Vì trước kia Ban Quản lý Phố cổ thuộc TP quản lý, nay lãnh đạo TP giao cho UBND Quận Hoàn Kiếm. Trong khi đó, ví dụ như ở Nhật Bản, những di tích cấp quốc gia trực thuộc sự quản lý của chính phủ. Hiện nay, lộ trình xây dựng hồ sơ Khu Phố cổ HN để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đang được xây dựng. Chuyên gia của UNESCO cũng đã có mặt tại Hà Nội để giúp chúng ta xây dựng và thực hiện lộ trình này. Nhưng chỉ có điều, nhà cổ Hà Nội và những di tích phi vật thể trong khu vực phố cổ vẫn đang… kêu cứu!

Có thể bạn cũng quan tâm

Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Olympic House: Biểu tượng kiến trúc xanh gắn kết lịch sử và tương lai

Changsha: Cảm hứng bất tận từ tinh hoa truyền thống

Bài trước Hệ thống mái xanh Mô-đun GreenGrid® Trelleborg
Bài tiếp Nhà cao tầng “ngốn” quá nhiều năng lượng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc

10 tòa nhà chọc trời dự kiến hoàn thành trong năm 2025

Ashui.com 13/02/2025
Kiến trúc

Bảo tồn bền vững nhà phố Pháp có giá trị ở Hà Nội – trường hợp nghiên cứu: phố Hàng Ngang và Triệu Việt Vương

Ashui.com 16/12/2024
Kiến trúc

Bloomingdale: Không gian phi truyền thống phá vỡ chuẩn mực thiết kế trường học thông thường

Ashui.com 05/12/2024
Kiến trúc

Kiến trúc nhà ở nông thôn bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu

Ashui.com 28/10/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?