Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Vật liệu / Thiết bị Vật liệu xây dựng Sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng: Tiềm năng lớn

Sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng: Tiềm năng lớn

Viết email In

Bã thải thạch cao từ nhà máy sản xuất phân bón hoàn toàn có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng với chất lượng ổn định.  

Thành công lớn trong sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng

Theo Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ, thực hiện quyết định 626/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2002 về phê duyệt dự án đầu tư nhà máy phân bón DAP Hải phòng trong đó có nội dung nghiên cứu phương án xử lý sử dụng bã thải Phosphogypsum làm vật liệu sản xuất xi măng. Công ty cổ phần Thạch cao Đình Vũ được thành lập năm 2010, mục tiêu cốt lõi là xử lý chất thải Phosphogypsum (PG) của Nhà máy phân bón hóa chất DAP – Vinachem Đình Vũ (Hải Phòng) để sản xuất ra Thạch cao Phospho dùng cho sản xuất xi măng và các ngành VLXD khác thay thế thạch cao nhập khẩu.


Bã thải thạch cao có thể ứng dụng để làm vật liệu xây dựng

Chất thải Phosphogypsum (PG) của Nhà máy phân bón hóa chất DAP – Vinachem Đình Vũ (Hải Phòng) là loại chất thải mới ở Việt Nam. Ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga… chủ yếu là mang đi chôn lấp và hoàn nguyên nên cơ bản thế giới chưa có công nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để xử lý loại chất thải này.

Bằng sự nỗ lực lớn, Công ty CP Thạch cao Đình Vũ phối hợp với các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng sự quan tâm của Bộ xây dựng, sự hỗ trợ của Bộ khoa học và công nghệ thông qua Quyết định số 91/QĐBKHCN phê duyệt thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc gia về việc “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết kế chế tạo dây chuyền xử lý phosphogypsum (PG) của DAP Đình Vũ làm phụ gia cho xi măng và làm nguyên liệu để sản xuất tấm thạch cao xây dựng”.

Đến hết năm 2017, công ty đã đầu tư xây dựng xong Nhà máy thạch cao vào chạy thử công nghiệp đạt công suất thiết kế xử lý 750.000 tấn bã thải thạch cao PG đầu vào tạo ra 600.000 tấn thạch cao phospho đầu ra/năm với dây chuyền công nghệ tự động hóa và đồng bộ. Được Bộ tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận 16 hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường ngày 13/11/2018 và Nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất thương mại và ổn định với công suất xử lý 750.000 tấn phosphogypsum (PG) /năm.

Hiện nay sản phẩm thạch cao Phospho do công ty sản xuất đang được các Đơn vị Xi măng trong nước tiêu thụ như: Xi măng Cẩm Phả, xi măng Thăng Long, xi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bút Sơn, xi măng Long Sơn, Tập đoàn xi măng Vissai, Tập đoàn xi măng Xuân Thành, xi măng Nghi Sơn, Tập đoàn xi măng Hoàng Long, xi măng Hạ Long, xi măng Trung Sơn, xi măng Bỉm sơn, xi măng Tam điệp và Tập đoàn LUCKY..... chất lượng xi măng ổn định và 19 hoàn toàn có thể thay thế thạch cao tự nhiên, cùng với chính sách của công ty bán sản phẩm với giá thấp và phù hợp đã mang lại mục tiêu tiêu thu hết sản lượng và đạt công suất sản xuất ra của nhà máy.

Đánh giá về chất lượng sản phẩm, bà Phan Kim Ngọc - đại diện Phòng Kỹ thuật – Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, kết quả sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao thiên nhiên trong sản xuất xi măng đem lại nhiều thành tựu nổi bật.

Cụ thể, tổng khối lượng thạch cao nhân tạo được 22 sử dụng trong toàn VICEM giai đoạn 2016 - 2020 là 66.000 tấn, năm 2021 thực hiện 122.000 tấn và năm 2022 là 150.000 tấn. Riêng tại VICEM Sông Thao đã sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế 100% thạch cao tự nhiên trong sản xuất xi măng. VICEM đã và đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp về công nghệ nhằm gia tăng tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế dần thạch cao tự nhiên trong sản xuất các sản phẩm xi măng.

Kế hoạch năm 2023, VICEM sẽ sử dụng trên 350.000 tấn thạch cao nhân tạo trên tổng số nhu cầu thạch cao khoảng 820.000 tấn cho sản xuất xi măng. Mục tiêu hướng tới của VICEM trong giai đoạn 2021 – 2025 là chung tay cùng với Chính phủ, góp phần xử lý các phế thải trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt... để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp, VICEM quyết tâm đẩy mạnh việc sử dụng tro, xỉ và thạch cao nhân tạo sản xuất xi măng nhằm đáp ứng với định hướng và mục tiêu của Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục nâng công suất nhà máy

Từ năm 2023, Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ đặt mục tiêu tiếp tục đầu tư công nghệ, thiết bị để nâng công suất xử lý của nhà máy từ 750.000 tấn/năm lên 1.2 triệu đến 1,5 triệu tấn/năm với chất lượng sản phẩm được nâng cao và tận thu các sản phẩm phụ như P2O5. Đồng thời, toàn bộ sản phẩm Thạch cao chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn cho các ngành vật liệu xây dựng khác như: Sản xuất tấm trần, khuôn gốm xứ và đặc biệt đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Ấn độ, Nga, Philipines...

Để hoàn thành mục tiêu này, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Tổng giám đốc Công ty DAP - Vinachem Hải Phòng kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành tiêu chuẩn, hoặc văn bản chỉ dẫn, cho phép chế biến, sử dụng bã Thạch cao PG làm vật liệu san nền, đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương sử dụng vật liệu có nguồn gốc từ bã thải tro, xỉ, thạch cao góp phần giải quyết lượng tồn dư theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, kiến nghị các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu tham mưu Chính phủ đề xuất các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế VAT; miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm chế biến từ thạch cao PG; xem xét điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu thạch cao tự nhiên để thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm thạch cao PG tái chế từ chất thải của các nhà máy sản xuất phân bón và thạch cao FDG từ các nhà máy nhiệt điện trong nước, để góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn của Đảng và Chính phủ.

Kim Xuyến

(Báo Công Thương)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo