By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Tìm dấu ấn xưa ở lâu đài cổ

Ashui.com 05/01/2013
9 phút đọc
SHARE

Trên những đỉnh đồi lộng gió, chứng tích của quá vãng xa xôi là những lâu đài cổ hiện ra lãng mạn, cổ kính. Vẻ đẹp choáng ngợp của các lâu đài ở Đức chỉ có thể tận hưởng khi bạn thực sự đặt chân tới đây, đứng trên những tháp canh cao vút.

Dấu ấn trung cổ 

Trên cung đường một vòng nước Đức, qua những khu Rừng Đen vùng Tây Nam nước Đức (giáp Pháp và Thuỵ Sĩ), chúng tôi bị cuốn hút mạnh bởi vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên độ cuối thu. Khắp nơi là cây cỏ, suối thác và ao hồ thơ mộng, những dòng sông êm đềm chảy qua khu rừng, những nông trại rộng lớn đang chuẩn bị mùa thu hoạch, những cánh đồng đầy gió (và cả tuabin gió – mô hình sản xuất điện mới ở Đức). 


Lâu đài Nuremberg 

Giữa vẻ êm đềm ấy, những lâu đài cổ thực sự là những điểm nhấn quyến rũ. Hầu hết các lâu đài vùng Tây Nam nước Đức đều được xây từ thời trung cổ, từ kiến trúc Gothic cho đến kiến trúc Phục hưng với tường cao hào sâu. Lâu đài Nuremberg ở vùng Bavaria là điển hình, nó được xây bằng sa thạch, mái ngói đỏ, những bức tường trang trí bằng các hoạ tiết cũng rực đỏ. Lâu đài nằm trên đỉnh đồi cao, nhìn xuống bao quát toàn bộ thành phố – nhất là khu phố. Chảy xuyên qua lâu đài cao và tường thành vững chắc là con sông nhỏ, tạo ra những cảnh quan lãng mạn với những ngôi nhà nhỏ dưới tán cây, nằm vắt qua sông và kết nối với nhau bởi những cây cầu gỗ. 

Anh Robert Otto, hướng dẫn viên, cho biết lâu đài này được cho là xây từ năm 1055. Năm 1140, vua Conrad 3 tiếp tục xây thêm các toà nhà và sử dụng chúng như cung điện hoàng gia. Chuyến tham quan đưa chúng tôi trở lại cuộc sống xưa cũ trong lâu đài khi đi xuyên qua những khu nhà có hình ảnh… phù thuỷ cưỡi chổi, những nhân viên ăn vận, trang điểm như những người hầu thế kỷ 16, 17… 

Cách Nuremberg khoảng 200km là lâu đài Heidelberg – được xác định là xây dựng từ thế kỷ 14, lâu đài lãng mạn nhất nước Đức; giờ chỉ còn là phế tích, nhưng cũng đủ làm choáng ngợp du khách bởi những bức tường đá bằng sa thạch đỏ cao tới hàng trăm mét và dày hàng mét. Lâu đài nằm ở sườn phía bắc núi Königsstuhl, nhìn xuống toàn bộ thành phố Heidelberg, cầu Alte Brucke và con sông Neckar với những vườn nho duyên dáng hai bờ. 

  • Ảnh bên: Lâu đài Heidelberg chỉ còn là phế tích nhưng vẫn còn vẻ hùng vĩ. 

Những lâu đài thời trung cổ của Đức – như lịch sử nước Đức, cũng trải qua bao cuộc chiến đau thương. Lâu đài Heidelberg đã ba lần bị chiếm đóng, trong đó có cuộc chiến của Napoleon. Nhưng sau đó, vị hoàng đế này bị đánh bật ra khỏi nước Đức và phế tích lâu đài trở thành biểu tượng của lòng yêu nước. 

Và cuộc sống những ông hoàng bà chúa 

Berlin, nơi vẫn được coi là trái tim nước Đức có hai lâu đài, cung điện tráng lệ và nổi tiếng nhất là Sansouci và Schoss Charlottenburg. 

Sansouci nằm trong thành phố Potsdam, cách trung tâm thành phố Berlin khoảng 30km. Có vào trong lâu đài mới thấy cuộc sống của các ông hoàng, bà chúa xưa xa hoa thế nào. Các căn phòng ở Sansouci đều được sơn tường vàng và gìn giữ cẩn thận tới mức các rèm treo cửa trông vẫn còn như mới. Trên các bức tường là tượng (chỉ có khuôn mặt) của các ông hoàng bà chúa, con cái họ và cả các vị khách của hoàng gia. Cách bài trí trong cung lộng lẫy, sang trọng và đầy hơi thở cuộc sống. Cứ như những chủ nhân của nó đang ở đây. 


Một phần quần thể lâu đài Potsdam 

Cụm lâu đài Potsdam được coi là di sản của Vương quốc Phổ do vua Friedrich 2, tức Friedrich Đại Đế (1712 – 1786), trị vì nước Phổ từ năm 1740 cho đến năm 1786 (đồng thời là bá tước xứ Brandenburg) xây dựng. Sau khi cụm lâu đài hoàn thành, ông đã mời nhiều triết gia tới lâu đài này trong cụm lâu đài, cung điện ở Potsdam có tới hàng chục toà nhà và lâu đài lớn, trong đó có cả một toà nhà mang ảnh hưởng của phong cách Trung Quốc. Năm 1990, UNESCO đã xếp Potsdam vào danh sách di sản văn hoá thế giới. 

Sansouci là một phần của cụm quần thể lâu đài Potsdam. Ra khỏi cung điện, bất cứ du khách nào cũng bị ngợp bởi sự rộng lớn và tráng lệ của quần thể lâu đài Potsdam. Thật khó mà đi hết cụm quần thể lâu đài Potsdam trong vòng một ngày bởi diện tích quá rộng. Điểm nhấn đặc biệt của cụm quần thể này là vườn nho kiểu bậc thang rất độc đáo. Từ đây nhìn khu vực Tân cung – nơi chứa đựng đầy đủ nhất những dấu ấn các đời vua trị vì, sức ảnh hưởng, thẩm mỹ, nghệ thuật, văn hoá của họ. Hằng năm có đến 250.000 lượt khách thăm Tân cung. 

Nằm ngay trung tâm thành phố, Charlottenburg là cung điện lớn và đẹp nhất tại Berlin. Được xây dựng cho hoàng hậu Sophie Charlotte vào cuối thế kỷ 17 nên còn được gọi là “Cung điện hoàng hậu”. Các căn phòng trong lâu đài đều rất rộng. Đặc biệt nhất là những phòng hổ phách nổi tiếng khắp thế giới, nơi trưng bày đồ sứ với các kiểu đồ sứ cổ Trung Quốc hết sức quý phái. Dấu ấn của hoàng hậu Sophie vẫn quanh quất đâu đây bởi khắp nơi đều có ảnh chân dung của bà và chồng bà – Hoàng đế Friedrich Wilhelm 1. Tất cả các cửa sổ nhìn ra vườn đều mở. Trong những phòng trưng bày, ly tách, đồ ăn bằng vàng, bạc như đều đang trong tình trạng sẵn sàng phục vụ chủ nhân của chúng. 


Cung điện Charlottenburg 

Choáng ngợp với lâu đài một, chúng tôi choáng ngợp với không gian vườn bao quanh lâu đài mười lần, bởi đó thực sự là một khu rừng bao trọn phía sau lâu đài, có cả hồ tạo nên một không gian rất yên tĩnh và thơ mộng. 

Đi trong những lâu đài như vậy, hầu như du khách nào cũng bị kéo lại thời quá vãng xa xôi, thời những ông hoàng nước Phổ chinh chiến, tung hoành khắp châu Âu để mang lại cho nước Đức vẻ phồn thịnh ngày nay. Đó cũng là dấu ấn quá vãng mà người Đức gìn giữ quá tuyệt hảo và khai thác hiệu quả. 

Lê Huyền 

TỪ KHÓA:CharlottenburgHeidelbergNurembergPotsdamSansouci
Bài trước Vật liệu xây dựng truyền thống từ cây tre – giá trị đáng tôn vinh!
Bài tiếp “Án treo” của làng ngói cổ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?