By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Vùng nào ở TPHCM bị sụt lún nhanh?

Ashui.com 26/02/2016
6 phút đọc
SHARE

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM ngày 25/2 công bố số liệu cho thấy thành phố có khoảng 20 khu vực bị sụt lún nhanh và 40 khu vực khác bị sụt lún với tốc độ chậm hơn. Tổng diện tích vùng sụt lún ở thành phố lên đến gần 7.200 héc ta.

Các khu vực bị sụt lún nhanh gồm một phần các phường 7, 15, 16 (quận 8); một phần các phường Thạnh Lộc, An Phú Đông (quận 12); một phần các phường Tân Tạo A, An Lạc, Bình Trị Đông B (Bình Tân); một phần phường 26 (Bình Thạnh); một phần các xã Phong Phú, Bình Hưng, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Túc (Bình Chánh), một phần xã Nhị Bình (Hóc Môn) và một phần các xã Nhơn Đức, Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè (Nhà Bè).

 


Một khu vực ở huyện Nhà Bè bị sụt lún, sạt lở
(Ảnh: Văn Nam) 

Một số khu vực bị sụt lún với tốc độ tương đối nhanh là quận 6 (một phần phường 10), quận 7 (một phần các phường Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Thuận, Phú Thuận, Phú Mỹ) và nhiều khu vực khác ở các quận 8, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè. 

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết trong năm 2015, TPHCM tiếp tục có hiện tượng sụt lún bề mặt đất, khu vực bị sụt lún nhiều nhất đo được là 28 mm. Trong đó diện tích vùng lún nhanh (hơn 15 mm/năm) là 356 héc ta và diện tích vùng lún tương đối nhanh (10-15 mm/năm) là 2.440 héc ta, diện tích vùng lún trung bình (5-10 mm/năm) là gần 4.400 héc ta.

So sánh số liệu sụt lún giai đoạn năm 1996 – 2012 với số liệu năm 2015 cho thấy các khu vực quận 8, 12, Bình Chánh, vẫn tiếp tục bị lún. Còn khu vực quận 5, 10, 11, Tân Bình đã không còn xuất hiện các vùng lún nhanh. Trong khi đó, nhiều vùng lún mới xuất hiện như khu vực huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Phát biểu tại cuộc họp về tình hình quy hoạch, quản lý và đầu tư mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tại TPHCM diễn ra sáng nay, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban, Ban Văn hóa xã hội, HĐND thành phố, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cần phân tích sâu hơn các nguyên nhân sụt lún, các khu vực sụt lún nói trên tác động thế nào đến các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nhà cửa.

Theo bà Nhung, tình trạng sụt lún ở thành phố cũng liên quan đến tình trạng ngập úng đô thị hiện nay, tác động rất lớn đến đời sống dân sinh, do đó cần phải đánh giá tác động toàn diện, đặc biệt giúp hỗ trợ cho công tác đầu tư các dự án của doanh nghiệp, nhà nước.

Cách đây hai năm, các nhà khoa học tại TPHCM đã lên tiếng cảnh báo tình trạng khai thác nước ngầm vượt mức, xây nhà cao tầng, bê tông hóa vỉa hè ngày càng gia tăng là những nguyên nhân làm hạn chế khả năng thấm hút nước và gây ra hiện tượng sụt lún đất tại TPHCM và lún nặng nhất là ở phía Nam và Tây Nam thành phố.

Nhiều năm trước, có thời điểm mỗi ngày thành phố khai thác đến 600.000 m3 nước ngầm, chưa kể dân số ngày càng tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn làm giảm đất dành cho không gian xanh, xâm lấn hệ thống nước tự nhiên. 

TPHCM chi 495 tỉ đồng cho hệ thống quan trắc nước, không khí 

Theo dự án được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đưa ra hôm nay, dự kiến từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 27 trạm quan trắc tự động và 227 trạm quan trắc bán tự động để quan trắc các dữ liệu ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và không khí. Tổng kinh phí cho dự án này khoảng 495 tỉ đồng.

Trước đây, vào năm 2000 thành phố đã được các tổ chức nước ngoài tài trợ xây dựng 9 trạm quan trắc môi trường tự động nhưng đến năm 2012 các trạm này đã xuống cấp, hư hỏng. Từ năm 2012 đến nay thành phố chưa đầu tư hệ thống quan trắc môi trường hoàn chỉnh, kết quả quan trắc chủ yếu dựa vào phương pháp bán tự động (nhân viên đi lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích) nên chưa cung cấp toàn diện số liệu và khó có thể đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí của thành phố một cách chính xác, đồng bộ. 

Văn Nam 
(TBKTSG)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Sụt lún trong đô thị

Hà Nội: “Hố tử thần” khổng lồ xuất hiện trên đường Lê Văn Lương

TỪ KHÓA:sụt lúnsụt lún TPHCM
Bài trước Bắc Kinh vượt New York, thành “thủ đô tỷ phú” của thế giới
Bài tiếp tphcm1 Quy hoạch TP.HCM – Từ quá khứ đến tầm nhìn tương lai
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh
Nhìn ra thế giới 24/05/2025
Alison Brooks: Nữ kiến trúc sư được trao nhiều giải thưởng nhất của Vương quốc Anh
Kiến trúc sư 24/05/2025
Bao giờ đô thị hết cảnh cứ mưa là ngập?
Góc nhìn 24/05/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?