By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
    Báo Xây dựng 28/07/2025
    Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
    Ashui.com 27/07/2025
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Xuất khẩu đồ gỗ: Ăn đong nguyên liệu

Ashui.com 27/03/2011
12 phút đọc
SHARE

Xuất khẩu đồ gỗ của VN năm 2010 đạt kỷ lục với hơn 3,4 tỉ USD, nhưng ngành gỗ VN vẫn phát triển thiếu bền vững, sức cạnh tranh yếu và ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Do nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu nên lợi nhuận ròng của ngành đạt thấp, khoảng 5-7%. Ngành gỗ VN đang đứng trước nguy cơ trở thành các nhà máy gia công cho nước ngoài.

Lợi nhuận thấp

Chiều 24/3, tại xưởng sản xuất Công ty CP chế biến gỗ xuất khẩu Hưng Thịnh (huyện Cư Jút, Đắk Nông) chỉ có khoảng 100 công nhân làm việc thay vì trên 200 công nhân như trước. Ông Trịnh Hữu Hòa, phó giám đốc công ty, cho biết trước đây lượng hàng xuất khẩu qua thị trường Nhật đều đặn 6-8 container/tháng nhưng nay chỉ còn 2 container/tháng. “Đối tác Nhật nhiều lần đề nghị ký những đơn hàng lớn song chúng tôi không thể đáp ứng vì giá gỗ cao su biến động thất thường và không đủ nguồn cung” – ông Hòa cho hay.

  • Ảnh bên : Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Hiệp Long (Bình Dương) – Ảnh: L.Sơn 

Theo thống kê, từ đầu năm 2011 hầu hết các loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu tại các nước Mỹ, châu Âu đều tăng trung bình khoảng 100 USD so với đầu năm 2010. Các loại gỗ trong nước như cao su, keo, tràm cũng liên tục tăng giá. Giá gỗ cao su xẻ hiện ở mức 6,5 triệu đồng/m3, tăng khoảng 35% so với hai năm trước.

Giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước trở tay không kịp. Một mặt họ tìm kiếm những đơn hàng giá cao để bù lại những đơn hàng không lợi nhuận, mặt khác họ chọn giải pháp ký những đơn hàng ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Bà Lã Thái Thùy Vân – giám đốc Công ty Danh Mộc (TP.HCM), chuyên xuất khẩu các sản phẩm kệ, tủ bếp sang châu Âu – cho biết những năm trước tỉ lệ lợi nhuận công ty có thể đạt được 7-10%, nhưng năm nay lợi nhuận có thể xuống dưới 5%, thậm chí không có lãi để giữ nhân công.

Trong buổi họp báo giới thiệu Festival lâm sản Bình Định, ông Trần Đức Sinh – chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN – cho biết giá gỗ nguyên liệu nhập và điện, nước, xăng dầu, nhân công… tăng cao khiến lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động chế biến, xuất khẩu chỉ còn dưới 5% doanh thu. Như vậy, với giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 đạt 3,43 tỉ USD, lợi nhuận ròng của ngành gỗ thu về chưa tới 180 triệu USD.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận ngành gỗ ngày càng giảm (trước đây lợi nhuận đạt 10-20%) do VN phải nhập khẩu đến 80% gỗ nguyên liệu để sản xuất trong khi nguyên liệu gỗ chiếm 70% giá thành. Hơn nữa, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ VN không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ sản xuất mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài.


(Đồ họa: V.Cường)

Bao giờ hết ăn đong?

Ông Nguyễn An Điềm, tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (Pisico), kể cách đây 16 năm (năm 1995) khi các doanh nghiệp đồ gỗ VN vẫn chủ yếu sử dụng gỗ tự nhiên để chế biến thì đã có doanh nghiệp nước ngoài đến xin đất trồng rừng.

Đó là Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, một đơn vị 100% vốn nước ngoài gồm các doanh nghiệp của Nhật Bản đứng ra đầu tư. Họ đã bỏ tiền ra thuê Công ty Pisico làm từ A-Z, từ xin đất đến trồng và bảo vệ rừng. Đến nay khi gỗ tự nhiên đã cạn, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu gỗ thì Công ty trồng rừng Quy Nhơn lại có gỗ để khai thác xuất khẩu, thậm chí bán lại cho các doanh nghiệp VN.

Nhiều chuyên gia cho rằng cả nước có trên 10 triệu ha rừng nguyên liệu nhưng vẫn phải nhập lượng nguyên liệu quá lớn là điều bất hợp lý. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, đầu tư trồng rừng tại VN không dễ. Theo tính toán, để đầu tư rừng nguyên liệu từ khi làm đất đến khi thu hoạch (khoảng bảy năm) thì doanh nghiệp phải đầu tư khoảng 800-1.000 USD/ha. Ông Nguyễn An Điềm cho rằng doanh nghiệp trong nước không dễ gì đầu tư rừng bài bản như nước ngoài do thiếu vốn. Bên cạnh đó, theo ông Võ Trường Thành – tổng giám đốc Công ty Trường Thành (Bình Dương), việc xin cấp phép trồng rừng kéo dài 2-3 năm khiến không ít doanh nghiệp tâm huyết cũng phải nản lòng.

Ngoài ra, một trong những rào cản mới đối với xuất khẩu đồ gỗ VN là những chứng chỉ phát triển rừng bền vững (như chứng chỉ FSC). Bởi hầu hết những thị trường mà các doanh nghiệp đồ gỗ VN xuất khẩu như EU, Mỹ… đều đòi hỏi phải có chứng chỉ này. Chiến lược lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020 đã xác định đến năm 2020 phấn đấu 30% diện tích rừng sản xuất (khoảng 2,6 triệu ha) có chứng chỉ rừng quốc tế. Thế nhưng hiện nay diện tích rừng có chứng chỉ của VN mới là 16.500ha. “Chúng ta hầu như chưa có biện pháp thực hiện gì để đạt được mục tiêu trên” – một chuyên gia về lâm nghiệp cho biết.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng để ngành gỗ VN phát triển bền vững, VN cần có chính sách và cơ chế đủ mạnh để các chủ rừng tập trung kinh doanh gỗ lớn (chu kỳ 10 năm trở lên), quy hoạch vùng nguyên liệu theo lợi thế của từng vùng cho từng loại cơ cấu sản phẩm, cụ thể như nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ (cả nhu cầu xuất khẩu và trong nước), nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, gỗ xây dựng trong nước…

TRẦN MẠNH – LÊ SƠN

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc:
Ưu đãi doanh nghiệp trồng rừng

Chỉ sau TP.HCM và Bình Dương, Bình Định đứng thứ ba cả nước về chế biến, sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ. Làm thế nào để giải quyết bài toán về nguyên liệu? Trao đổi với PV nhân dịp Festival lâm sản Việt Nam lần 1 tại Bình Định, ông Lê Hữu Lộc (ảnh bên) – chủ tịch UBND tỉnh – nói:

– Tỉnh Bình Định đang quy hoạch quỹ đất, tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng thuê đất trồng rừng nguyên liệu. Quỹ đất trồng rừng sẽ ổn định lâu dài 40-50 năm. Chúng tôi biết rằng phải có thủ tục cấp đất trồng rừng đầy đủ thì mới làm được thủ tục FSC. Có chứng chỉ này thì giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu sẽ cao thêm 20-30%. Chúng tôi cũng đã tính đến những khoản tín dụng lớn, lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trồng rừng và điều quan trọng hơn nữa là làm sao cho người dân trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tiền để sống ổn định mà không phải “bán lúa non”. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư lớn, mỗi hecta rừng trồng mức đầu tư bình quân 20-30 triệu đồng. Khi có những khoản tín dụng này thì doanh nghiệp mới tập trung xắn tay áo cùng nông dân trồng rừng nguyên liệu.

Ngoài chuyện quỹ đất, hai vấn đề nữa là giống cây và công nghệ chế biến. Giống cây thì Bình Định có thuận lợi bởi chúng tôi đã đa dạng hóa nguồn giống, từ keo lai các dòng và bạch đàn cao sản đều sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô. Nhưng công nghệ chế biến còn nhiều vấn đề cần bàn. Đơn cử chuyện xuất khẩu dăm gỗ là một cái vòng luẩn quẩn nhiều năm chưa tháo gỡ được. Gỗ nhập 80%, băm ra rồi lại xuất thô, làm sao chúng ta khá lên được với cách làm ăn kiểu này. Chính vì vậy, thời gian gần đây UBND tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mới.

Bình Định hiện có 400.000ha rừng trồng. So với nhu cầu nguyên liệu thì diện tích này còn quá ít. Gần đây tỉnh đã giao đất lâm nghiệp cho dân rất lớn, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục lập dự án trồng rừng cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho họ tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi để đầu tư trồng rừng. Làm mọi cách để đảm bảo người dân tham gia trồng rừng có một cuộc sống ổn định dưới tán rừng lâu dài. Đó là cái gốc cho câu chuyện về nguồn nguyên liệu ổn định.

BẢO TRUNG ghi  

Có thể bạn cũng quan tâm

Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026

Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực

Vật tư xây dựng tăng giá, lo giá nhà “nhấp nhỏm” tăng theo

Cần làm gì để thị trường vật liệu xây dựng ổn định dài hạn?

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Bài trước Nỗi kinh hoàng tại các chung cư cũ sau dư chấn động đất
Bài tiếp Thế giới hưởng ứng “Giờ Trái Đất”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tái chế thủy tinh phế thải sản xuất gạch xây dựng bền vững
Công nghệ mới 28/07/2025
Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
Tin trong nước 28/07/2025
Dư địa lớn cho sự phát triển của trường bất động sản Hải Phòng
Bất động sản 28/07/2025
Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
Sự kiện 27/07/2025
Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thị trường

Khung pháp lý là rào cản trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG

Báo Xây dựng 08/04/2025
Thị trường

Các doanh nghiệp Xây dựng đang bước vào giai đoạn “tái sinh”

VnEconomy 04/04/2025
Thị trường

Ngành Xây dựng chuyển đổi xanh

Nhân Dân 23/03/2025
Thị trường

Vật liệu xây dựng sẽ khởi sắc nhờ cú hích từ đầu tư công

Ashui.com 18/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?