Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng không chấp nhận đặt mình vào một không gian tri thức hoá nghiêm ngặt, mà nguyên tắc cơ bản chỉ lấy không gian mà người dân đang sinh sống trong đó làm nền tảng cho những tính toán quy hoạch.
Ðất nước ta đang trên đà phát triển với tốc độ cao của sự chuyển đổi kinh tế. Sự gia tăng mạnh mẽ của đô thị hoá và sự phát triển lan tràn của đô thị đã và đang là mối quan tâm lớn của các cơ quan chức năng khi đồ án quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng phù hợp, kịp thời.
Ở nhiều nước trên thế giới quá trình lập quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng đang dành được sự chú ý đáng kể của các cơ quan chính quyền và giới chuyên môn, đặc biệt là các nước đang phát trển. Nó đã chỉ ra những thế mạnh và hiệu quả thực tế của việc phát triển đô thị.
Ở Việt Nam, vai trò của cộng đồng đã được coi trọng và thể hiện trong một số văn bản của Nhà nước như Ðiều lệ quản lý quy hoạch đô thị được ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17/07/1994 của Chính phủ; Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NÐ-CP ngày 08/07/1999, mới đây là Nghị định 29/2007 ND-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị; Thông tư 08/2007 TT-BXD ngày 10/09/2007 của Bộ Xây Dựng cùng một số văn bản của nhà nước khác về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch đô thị, qua đó thấy rõ tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch.
Tuy nhiên ở nước ta, cho đến nay sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn khá mới mẻ nên rất đáng được chú ý triển khai nghiên cứu và thực hiện trong những điều kiện cụ thể riêng.
1. Ý nghĩa ra đời của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Thực tiễn của phương pháp quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng đã phát triển một cách tản mạn và tự phát trong những năm 60, đầu tiên tại các nước thuộc Anh, nơi nó thường được gọi là advocacy planning (quy hoạch có sự ủng hộ). Sau đó nó được truyền bá khá nhanh chóng tại các quốc gia phát triển và có mối liên hệ chặt chẽ với phong trào bảo vệ sinh thái, bởi vì phong trào ấy có nhiều ý tưởng chung với phương pháp này.
Sự ra đời của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hệ quả của một loạt ý kiến phê phán các phương pháp quy hoạch đã từng có trước đó: “Quy hoạch là một nghề thường bị phê phán là độc đoán, áp đặt cửa quyền, không dân chủ và thiếu sự tham gia của cộng đồng”. Phương thức quy hoạch tổng thể truyền thống đang bị phê phán ở rất nhiều nước, hiện tại hầu hết các cơ quan hữu quan cho rằng “Bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện được sự mong muốn của người dân - Một bản quy hoạch đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết”. Những điều phê phán này có nét độc đáo là đã được phát ra đồng thời từ những công trình khoa học và những lời phản đối cụ thể của các hội đoàn địa phương. Các hội đoàn này đều mong nuốn các cấp quyền lực lập pháp cho họ quyền được quan sát và kiểm tra các hệ thống ra quyết định quy hoạch trên cơ sở những thể thức hợp quy chế.
Các nhà khoa học đưa ra lời phê phán trên cơ sở tính giả thuyết của mô hình về trạng thái không gian tương lai mong muốn, ở đó các sơ đồ được vẽ ra còn thiếu sức thuyết phục và họ nhấn mạnh mâu thuẫn giữa cách nhìn tĩnh của các đề án quy hoạch và những bài học về lịch sử và xã hội học đô thị.
Còn sự phê phán của quần chúng thì xuất phát từ một quan điểm cụ thể, nhưng được đưa ra rõ ràng dưới một hình thức yêu sách về quyền lực. Dân cư của các khu trong quy hoạch tuyên bố rằng họ không muốn chấp nhận những quyết định liên quan trực tiếp đến khung cảnh sống của họ lại được lựa chọn bởi “ai đó” vừa xa xôi, vừa khó tiếp cận mà lại không hề nghĩ đến việc hỏi xem họ muốn thế nào.
2. Khái niệm và tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch
Khái niệm về tham gia:
Tham gia - participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo GS Tô Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người dân và trở thành khoa học
Tham gia của cộng đồng:
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
- Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như:
- Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó.
- Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
- Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào việc quy hoạch và thực hiện dự án.
3. Bản chất và những giá trị của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng không chấp nhận đặt mình vào một không gian tri thức hoá nghiêm ngặt, mà nguyên tắc cơ bản chỉ lấy không gian mà người dân đang sinh sống trong đó làm nền tảng cho những tính toán quy hoạch. Những giá trị có tính địa phương và với sự đặc biệt coi trọng những thoả mãn việc sử dụng không gian có thể đem lại cho mỗi người dân địa phương trong nhận thức về nhu cầu thực tế đời sống riêng, làm tăng thêm tổng số những niềm vui của những người dân.
Nếu phương pháp quy hoạch chiến lược tạo ra các cơ chế biến đổi đô thị chỉ có thể nhận ra và hiểu được sau những thời gian dài, thì quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng nhấn mạnh có một sự việc sẽ thay đổi căn bản ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân.
Nếu phương pháp quy hoạch chiến lược tạo ra các cơ chế biến đổi đô thị chỉ có thể nhận ra và hiểu được sau những thời gian dài, thì quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng nhấn mạnh có một sự việc sẽ thay đổi căn bản ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân.
Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng ra đời sẽ chấm dứt được một sự phê phán đối với kháI niệm về nhu cầu đã được áp đặt với những chi tiết hoá của đồ án cấp trên. Trước đó mọi dự án quy hoạch đô thị đều nhằm tới thoả mãn các nhu cầu của đô thị. Song, việc xác định chính xác những nhu cầu ấy lại đặt ra nhiều vấn đề lý luận khó khăn. Những học thuyết công năng và sự vận dụng tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá theo cách quan liêu được tiến hành nhằm quản lý theo hệ thống của Nhà nước. Thuyết công năng dựa trên quan điểm tĩnh về thành phố “hiện đại” và lấy việc phân chia không gian đô thị thành những khu vực tách biệt nhau rõ rệt, trong đó mỗi khu vực chỉ dành cho một dạng sử dụng duy nhất làm nguyên lý cơ bản cho mình. Học thuyết công năng đã được làm chuẩn mực chính thức về quy hoạch đô thị, nó cũng đánh dấu một sự phát triển của quản lý nhà nước nghĩa là có những hệ thống thiết chế chuyên môn hoá đảm nhận trách nhiệm của bộ máy phân phối và đảm nhiệm cung cấp các dịch vụ công cộng tương ứng.
Sự phát triển của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng xem xét những thực tiễn quá cứng nhắc và kỳ thị, ở đây những vấn đề về việc lựa chọn quyết định là những vấn đề trung tâm của các phương pháp làm việc. Trong đó việc ước định các nhu cầu cần phải đáp ứng không căn cứ vào riêng một ý kiến của một ai (một nhà lãnh đạo, một chuyên gia...) hoặc một hệ thống bộ máy nhà nước thực hiện mà phụ thuộc vào động thái của đời sống địa phương, vào các sáng kiến cá nhân hoặc nhóm dân cư.
Một ảnh hưởng lớn tác động đến sự thành công của phương pháp tham gia của cộng đồng chính là ở trong mọi yếu tố nội lực của cộng đồng. Ðầu tiên phải kể đến đó là kỹ năng tổ chức trong các cộng đồng, kỹ năng chuyên môn hay lãnh đạo cần được phát triển trong cộng đồng theo cách thức thích hợp với nhiệm vụ đang được thực hiện ở cấp cộng đồng.
Trở ngại lớn nhất là chủ nghĩa bè phái hay cạnh tranh quyền lợi trong các cộng đồng, nó làm phương hại đến mục đích cần đạt tới là “quyền lợi chung” của dự án. Ðiều này thường xuất hiện do sức mạnh của cá nhân có quyền lực trong các cơ quan địa phương. Do vậy khi áp dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng cần phải hết sức tránh những căng thẳng có thể xảy ra.
Giống như chủ nghĩa bè phái, tham nhũng cũng là một vấn đề liên quan đến người ủng hộ và sự bổ nhiệm. Những người tham gia có thể làm thay đổi sự cân bằng về quyền lực và cũng có thể tạo ra những cơ hội tham nhũng. Do vậy vấn đề chủ yếu là phải làm sao ngăn cản các thành viên có quyền lực trong một cộng đồng không bị lôi kéo vào quá trình tiến thân của họ. Như vậy cần phải có những biện pháp rõ ràng để chống lại các khả năng tham nhũng, lạm dụng ngân quỹ hay quyền lực và sử dụng các chương trình vào những mục đích khác.
Sự tham gia của cộng đồng áp dụng trong những đồ án nhỏ như quy hoạch chi tiết sẽ dễ dàng hơn so với những đồ án lớn như đồ án quy hoạch chung đô thị do sự quen thuộc dễ hiểu, dễ tham gia hơn là những đề tài lớn của việc quy hoạch chiến lược với những ý nghĩa tổng quát của viễn cảnh vĩ mô trừu tượng và quá dài hạn. Ðối với người dân họ sẽ quyết định những vấn đề nhỏ, ít xung đột thì dễ dàng hơn là đối mặt với những vấn đề khó xa vời với đời sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch nếu không được đầu tư chú ý với những phương pháp rất cụ thể sẽ dễ dẫn đến một sự nhất trí giả tạo do sự thiếu hiểu biết hay phải đối đầu với những vấn đề quá khó. Chính điều đó cho thấy rằng để đảm bảo cho việc quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất cần phải phổ biến, vận động mọi tầng lớp dân chúng trong khu vực hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực của họ trong dự án liên quan đến cuộc sống của họ và tham gia vào công tác này.
Ý thức cộng đồng của người dân là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới sự thành công của một đồ án quy hoạch theo phương pháp tham gia của cộng đồng, do vậy đòi hỏi phải làm sao tạo được một mối quan hệ tốt đẹp nhất giữa các nhóm dân cư đạt đến tính cộng đồng cao là tính thống nhất cao độ.
Sự phân tầng trong dân cư do cơ chế kinh tế thị trường đem lại có những người phải chịu thiệt thòi, không may mắn về nhiều phương diện thì cần phải động viên khuyến khích giáo dục họ để tham gia tích cực vì nếu không quyền lợi của nhóm dân cư này sẽ có thể không được quan tâm nhiều. Trên cùng một địa bàn những nhóm dân cư khác nhau có thể có những đòi hỏi khác nhau hay những quan điểm khác nhau để tham gia quy hoạch và từ đó đưa ra những lợi ích cho nhóm của mình dẫn tới sự bế tắc trong giải pháp. Ðối với những vấn đề lớn có thể sẽ dẫn tói làm sống lại hoặc bùng lên những điều căng thẳng tiềm ẩn giữa các nhóm dân cư hoặc sẽ lại dẫn tới sự bất công trong các quyết định quy hoạch.
Sự tham gia của cộng đồng đã đưa ra những thay đổi sâu sắc về phương pháp luận trong quy hoạch. Thực tế đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phương pháp khác nhau đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên không nên lý tưởng hoá quá mức và cho rằng sự phát triển của nó làm cho các phương pháp khác trở nên lỗi thời vì trong thực tế áp dụng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Ðối với nhà quy hoạch việc nghiên cứu trong lý luận và áp dụng thực tiễn vẫn luân đòi hỏi để mở ra những triển vọng mới với những giá trị nhân văn đích thực hướng tới sự hoàn thiện tạo ra niềm hạnh phúc cho mọi người dân.
Việc áp dụng phương pháp Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng vào trong những khu vực kém phát triển sẽ đưa đến một vấn đề làm thế nào để người ta có thể thảo luận về những nhu cầu cần được thoả mãn trong khi chính những gì tối thiểu cần thiết cho đời sống còn chưa được đảm bảo. Do đó có thể xem như phương pháp này là một phương thức quy hoạch chỉ dành riêng cho những cộng đồng có mức sống cao hay đồng nhất về mặt xã hội.
Sự tham gia của cộng đồng đã đưa ra những thay đổi sâu sắc về phương pháp luận trong quy hoạch. Thực tế đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phương pháp khác nhau đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên không nên lý tưởng hoá quá mức và cho rằng sự phát triển của nó làm cho các phương pháp khác trở nên lỗi thời vì trong thực tế áp dụng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Ðối với nhà quy hoạch việc nghiên cứu trong lý luận và áp dụng thực tiễn vẫn luân đòi hỏi để mở ra những triển vọng mới với những giá trị nhân văn đích thực hướng tới sự hoàn thiện tạo ra niềm hạnh phúc cho mọi người dân.
- CODATU XIII: Kẹt xe chưa hẳn do xe gắn máy
- Giải pháp "2 cần", mấu chốt của giao thông TPHCM
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Vai trò của quy hoạch xây dựng
- Đà Lạt và kế hoạch táo bạo của người Pháp
- Để các đô thị phát triển bền vững: Cần bổ sung thêm tiêu chí
- Giảm ùn tắc giao thông bằng đầu tư mạnh hạ tầng cơ sở
- Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TPHCM
- Tư vấn quy hoạch: Câu hỏi bên trong sáng kiến ngoại nhập
- Cao ốc càng nhiều, giao thông càng tắc
- Đô thị xanh ở Hà Nội và việc dịch cư theo chiều đứng