Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn, khủng hoảng nghiêm trọng về thực phẩm và nguồn lực, sản xuất vật chất là ưu tiên hàng đầu của chính sách phát triển vùng. Nhu cầu khẩn cấp về phát triển kinh tế đã dẫn đến tình trạng thiếu cân nhắc về sự cân bằng giữa phát triển vùng và bảo vệ môi trường. Mặc dầu, cũng có một số chính sách để kìm hãm sự phát triển ở thủ đô Seoul và một số khu vực lân cận nhưng phát triển là chương trình nghị sự của chính sách vùng trong các thập kỷ tiếp theo.
Cung điện Namdaemum - di tích bảo tồn của Hàn Quốc
Dưới sự ảnh hưởng của Câu lạc bộ Rome“Hạn chế Phát triển” (1972), vào những năm 80, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu đề cập đến sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong chính sách phát triển vùng. Chủ đề chính trong những năm 90 là phát triển bền vững, đồng thời cùng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển cân đối. Khái niệm đó đã đi vào chính lược phát triển xanh hiện nay để đối phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch.
Chính sách vùng đã thay đổi rất nhiều và vấn đề bảo vệ môi trường đã được quan tâm. Tuy nhiên, quan niệm cũ về kỷ nguyên sử dụng nguyên liệu hoá thạch vẫn còn đó. Các nước công nghiệp đã thực hiện cuộc cách mạng công nghệ sạch. Họ đã nhận biết rằng hệ thống phát triển dựa vào nguyên liệu hoá thạch - đã từng được khai thác sử dụng từ Cách mạng Công nghiệp, hiện không thể duy trì cho sự phát triển bền vững.
Hàn Quốc cần một mạng lưới năng lượng sạch và mới để thay thế cho mạng lưới phát triển dựa vào nguyên liệu hoá thạch vì thế giới đang phải đối mặt với kỷ nguyên của biến đổi khí hậu. Dựa vào công nghệ sạch, mô hình phát triển mới sẽ tạo điều kiện để chúng ta có thể đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Khả năng sản xuất điện, nước, không khí sạch sẽ quyết định thế mạnh kinh tế của bất cứ quốc gia nào trong kỷ nguyên mới.
Chính sách vùng của Hàn Quốc yêu cầu một chu trình đúng đắn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Điều đó có nghĩa là tối đa hoá sự kết hợp của hai yếu tố: công nghiệp tiên tiến để cải thiện môi trường đồng thời công nghệ thân thiện môi trường để khống chế sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển quốc gia nhằm thay đổi lối sống nói chung cũng như thay đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp thành cơ cấu thân thiện môi trường sinh thái, low-carbon thông qua công nghệ xanh để sử dụng năng lượng hữu hiệu, tạo ra năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, v.v...
Đối với tăng trưởng xanh, cần có cuộc cách mạng xanh trên toàn lãnh thổ là điều tất yếu. Lãnh thổ là nơi mà hầu hết năng lượng được cung cấp và tiêu thụ – là nơi mà các hoạt động con người có trách nhiệm với biến đổi khí hậu cũng như là nơi mà chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng việc khống chế các hoạt động này. Lãnh thổ là nơi mà chính sách tăng trưởng xanh được thực hiện và các kết quả của nó được thể hiện. Bởi vậy, tăng trưởng xanh yêu cầu phải tái tổ chức nền tảng của lãnh thổ.
TP Seoul
Viễn cảnh phát triển xanh/phát trển không gây tổn hại đến môi trường
Tổng thống Hàn Quốc từng tuyên bố rằng “tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp” (green growth, low-carbon) thông qua công nghệ xanh và năng lượng sạch là viễn cảnh quốc gia mới cho 60 năm tới. 10 chính sách định hướng cho viễn cảnh tương lai của tăng trưởng Hàn Quốc như sau:
- Chính sách low-carbon nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính;
- Chuyển công nghệ xanh thành động cơ tăng trưởng mới;
- Khuyến khích công nghệ hợp nhất để cắt giảm năng lượng;
- Tạo công ăn việc làm mới;
- Tăng cường sự cạnh tranh giữa các Cty, đoàn thể;
- Chỉnh trang hệ thống gia thông, kiến trúc cảnh quan, đô thị, vùng quốc gia;
- Tiến hành cuộc cách mạng thay đổi về lối sống gồm cả thói quen tiêu dùng;
- Chính sách văn hoá xanh;
- Cải tổ hệ thống thuế quan thân thiện môi trường sinh thái;
- Ngoại giao thúc đẩy hình ảnh quốc gia.
Kế hoạch 5 năm đến 2013 là kế hoạch trung hạn để hỗ trợ các chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh. Kế hoạch này sẽ là nền tảng đệm cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn 2050. Kế hoạch bao gồm ba chiến lược, cùng với các kế hoạch hàng động cho 10 định hướng chính sách.
Chiến lược tăng trưởng mới
Chiến lược Tăng trưởng Xanh low-carbon được xuất bản tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ nêu rõ khái niệm về tăng trưởng xanh bắt đầu với sự từ bỏ quan niệm sáo rỗng là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không thể song hành và hướng tới tối đa hoá sự kết hợp giữa hai phạm trù này. Đây là lần đầu tiên chính phủ định rõ khái niệm tăng trưởng xanh.
Có ba khía cạnh chính sách hướng tới tăng trưởng xanh. Đầu tiên là thúc đẩy mô hình phát triển mới bằng việc tăng cường động cơ tăng trưởng mới. Điều đó có nghĩa là nuôi dưỡng ngành công nghiệp xanh như là động cơ tăng trưởng mới, tách riêng việc ảnh hưởng môi trường từ tăng trưởng kinh tế, chuyển mổi cơ cấu công nghiệp sang cơ cấu giá trị sản phẩm cao tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế bằng việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cải tiến sự cạnh tranh toàn cầu và hàn gắn căn bệnh hiện tại của nền kinh tế tăng trưởng thất nghiệp.
Thứ hai là thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện điều kiện môi trường. Điều đó có nghĩa là tối thiểu hoá chi phí xã hội từ việc tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.v.v bằng việc xây dựng nhà ở và không gian sử dụng hữu hiệu. Ngoài ra còn bao gồm cả việc nâng cao nhận thức của công chúng về sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm, khuyến khích họ thực hiện văn hoá canh trong cuộc sống hàng ngày, để công chúng trên toàn quốc gia đều thấm nhuần văn hoá xanh. Điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ người dân khỏi các bệnh tật từ thiên nhiên và biến đổi khí hậu đe doạ sức khoẻ và bảo đảm môi trường lành mạnh, vui vẻ cho cộng đồng.
Thứ ba là đóng góp vào chương trình nghị sực chính quốc tế. Hướng tới mục đích là nâng cao tầm quan trọng quốc tế của Hàn Quốc bằng việc đóng góp các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển nhằm thoả thuận các vấn đề toàn cầu.
Chính sách “Thoả thuận Xanh”
Kế hoạch “Thoả thuận Xanh” nhằm tạo công ăn việc làm, kêu gọi sự dịch chuyển hướng tới nền kinh tế xanh và lựa chọn các dự án tạo ra sự tăng trưởng và công việc. Đó là: (1) tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng, phát triển năng lượng sạch và các dự án khác nhằm tiết kiện nguồn tài nguyên; (2) mạng lưới giao thông xanh, cung cấp nước sạch và các dự án nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (3) Các dự án chủ động ngăn chừa phát thải CO2 và các dự án nước sạch và cuối cùng (4) các dự án phát triển trong công nghiệp và hạ tầng thông tin cũng như công nghệ cơ bản để cải thiện sự hữu ích năng lượng và chuẩn bị cho tương lai.
Các dự án “Thoả thuận Xanh” bao gồm: (1) các dự án thân thiện môi trường sinh thái cao và tạo ra công việc hiệu quả, các dự án công nghiệp tăng trưởng mới; (2) các ngành công nghiệp xanh với hiệu quả công việc cao. Đó là các dự án đầu tư công cộng tạo việc làm trên diện rộng.
Các dự án chủ yếu về cải tạo bốn con sống chính, dự án mạng lưới giao thông xanh, hạ tầng thông tin xanh, các dự án nhà máy thuỷ điện và các dự án đê đập (dự án thay thế nguồn tài nguyên nước), dự án năng lược sạch, ô tô xan; dự án mở rộng tái sử dụng tài nguyên, nhà ở xanh, văn phòng, trường học thân thiện môi trường sinh thái.
Seoul Commune 2026: Green Towers in the park
Kế hoạch 5 năm Tăng trưởng Xanh
Chiến lược Quốc gia và Kế hoạch 5 năm Tăng trưởng Xanh đã công bố vào 6/7/2009 dựa vào Nghị định số 9 của Khung Luật Low carbon – Green Growth. Đó là kế hoạch quốc gia về low carbon – green growth mô tả viễn cảnh, chiến lược và các kế hoạch hành động 5 năm. Kế hoạch này mô tả phương pháp cụ thể và thực tiễn hơn là khái niệm tóm tắt và chung chung của vấn đề phát triển bền vững (hợp nhất giữa tăng trưởng kinh tế, bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường) bằng việc thích ứng các chính sách thực tiễn để thực hiện. Cụ thể hơn, kế hoạch bao gồm tạo ra tăng trưởng kinh tế, trong khi đó đồng thời chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành mô hình thân thiện môi trường sinh thái (phát triển kinh tế bền vững về mặt quan hệ với môi trường), tối đa hoá sự phối hợp giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế bằng việc tạo ra một chu trình hiệu quả giữa hai yếu tố, làm cuộc cách mạng cải thiện chất lượng cuộc sống, củng cố chỗ đứng trên trưởng quốc tế.
Kế hoạch 5 năm bao gồm các nhiệm vụ cụ thể về tăng trưởng xanh và các ngân sách hàng năm, ngân sách dự án tương ứng. Đó là kế hoạch trung hạn phục vụ như là một công cụ để thực hiện viễn cảnh quốc gia. Kế hoạch 5 năm này khác với Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm trước đây của Hàn Quốc tập trung vào mô hình tăng trưởng xanh mới. Kế hoạch 5 năm này bao gồm 3 chiến lược chủ yếu, các kế hoạch hàng động cụ thể cho 10 định hướng chính sách chính, các kế hoạch đầu tư hàng năm từ 2009-2013. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh cho thấy một hình ảnh Hàn Quốc là một quốc gia nằm trong 7 quốc gia đứng đầu thế giới về tăng trưởng xanh vào 2020 và nằm trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới vào 2050. Để thực hiện được viễn cảnh này, Có 3 chiến lược chính cần triển khai: (1) thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm sự độc lập về năng lược; (2) khai thác động cơ tăng trưởng mới và (3) cải thiện chất lượng cuộc sống và củng cố hình ảnh quốc gia.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, Hàn Quốc đã và đang cố gắng nỗ lực để trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về công cuộc phát triển bền vững và vì chính chất lượng cuộc sống của con người.
Khánh Phương
- Jakarta - đô thị nghẹt thở
- Christchurch thoát khỏi thảm họa nặng nề nhờ áp dụng tiểu chuẩn xây dựng mới
- Các siêu đô thị lớn nhất thế giới
- Trung tâm Thương mại Thế giới mới: vươn lên từ đống tro tàn
- Trung Quốc kim cổ
- Kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông ở Nhật Bản
- "Tậu" địa ốc Nhật, mốt mới của nhà giàu Trung Quốc
- Bảo tàng nghệ thuật trang trí Paris
- Những thành phố quan trọng nhất thế giới 2010
- Từ Dakar đến Abuja