By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Nước mắt đời thợ xây

Ashui.com 21/07/2010
9 phút đọc
SHARE

Phần lớn thợ xây là lao động nông nhàn, mang tính chất thời vụ, không được đào tạo bài bản, chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế mà từ phụ hồ lên thợ chính. Nghề thợ xây được coi là dễ kiếm việc, bởi ở đâu có công trình thì ở  đó “thiếu” thợ. Chỉ cần có sức khoẻ đều có thể làm được, mới thì xách vữa, bốc xi, xúc cát trộn bê-tông, quen tay thì phụ hồ.

“Công việc nhiều lắm, làm không hết…nay đây mai đó là chuyện thường, chủ bảo đi đâu thì đi đó thôi ! Miễn lương giả đủ là được”, anh Nguyễn Văn Sơn (Cẩm Giàng – Hải Dương) tâm sự. Lang bạt công trình khắp miền, có không ít thợ đã 5-7 năm không về quê, bởi chẳng đủ tiền, hoặc nhiều lý do khác…

Những nhóm thợ trong khu đô thị Văn Phú, Văn Khê nói riêng và thợ trên các công trình Hà Nội nói chung hầu hết là thợ tự do, mang tính chất mùa vụ. Những tốp thợ này không mang tính chất pháp lý, giấy phép hành nghề, không chịu bất cứ sự ràng buộc nào của pháp luật, không có bảo hiểm công trình – công nhân, không đảm bảo an toàn lao động…

Đông đảo nhất phải kể đến những tốp thợ ở Thanh Hoá, Nghệ An ra đây hành nghề, lên tới cả ngàn người rải đều khắp Hà Nội. Những nhóm thợ tự do thường không giành được những công trình lớn bởi chưa có chữ tín, và thường “bắt chẹt” chủ với giá công trình cao. Nhiều nhóm thợ chia nhau đi nhận công trình, chạy sô cùng lúc 4 – 5 nhà… Vừa “bó” về thời gian, vừa thiếu quân, thiếu phương tiện thi công vì thế thợ sống “dặt dẹo” nhẩy công trình khá nhiều.

Chất lượng thợ không đảm bảo, sự thiếu hiểu biết trong nhiều hạng mục  dẫn đến sự co giãn trong kết cấu nhà ở, chất lượng công trình giảm. Nguy cơ sập, đổ nhà, tai nạn lao động không thể tránh khỏi.

Với các công trình nhỏ, người dân tự tìm đến thợ ở “chợ lao động”, rồi ký hợp đồng công trình đàng hoàng. Nhiều hạng mục xây dựng trong điều kiện “không cho phép” phải xây chui, ngày làm không được phải tranh thủ làm đêm. Bám lấy cái khó của chủ nhà, “cai” phải dùng mánh khoé của mình, “đáng lý ra đổ trần phải đủ 21 ngày thì bê-tông mới đảm bảo chắc, thì đằng này các bố đổ xi – măng đông cứng vào chỉ cần 1-2 ngày là xong”, thợ N.V.Hồi (Bắc Giang) nhăn nhó.

Tai nạn, chuyện cơm bữa

Đi dọc tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Khuất Duy Tiến kéo dài len sâu vào các khu đô thị đang xây ở Nam Thăng Long, Mỹ Đình, Văn Phú, Văn Khê, Nhổn …Ta thấy hiện diện một diện mạo mới của TP. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng đó những người thợ hồ vẫn lao vào cuộc sống mưu sinh đầy rủi ro. 

Công trình càng lớn thì độ nguy hiểm càng cao. Mũ cứng chẳng có, ngực trần phơi mưa nắng. Nhiều thợ phó mặc mạng sống của mình trên những tấm cốp- pha mỏng dính, đu mình với sợi dây thừng trên độ cao hàng chục mét, bán cả mạng sống với giá “chục nghìn”…

“Chuyện máu đổ ở công trường như cơm bữa, gạch rơi, ngã giàn giáo… là chuyện thường chú ạ”, chị Nhường (Hoài Đức – Hà Nội) bộc bạch. Nhiều chị em đã phát kiến ra ý tưởng độc đáo lấy “băng vệ sinh” lót vào trong găng tay, vừa êm khi bưng vác nặng, lỡ có chảy máu thì công dụng của nó được phát huy.

Khi được hỏi về hợp đồng lao động giữa chủ và thợ, nhiều cai đã lảng tránh chúng tôi. Gạ gẫm mãi, rào trước đón sau chuốc vài cút rượu cai Chiểu “chấy” mới dần “bật mí”. “Có việc làm là tốt lắm rồi, rủi ro thì ở đâu chẳng có, bây giờ mà ký hợp đồng thì chết cả “lút”, nhỡ xảy ra tai nạn người nhà “ló” kiện thì toi”. Từ đầu năm tới giờ, quanh khu Hà Nội có khoảng hơn 30 vụ TNLĐ gây thương tật, thợ hồ chết chỉ vài vụ, như thằng Bình (Bắc Giang), lão Huy (Nghệ An)… “sống chết nó có số rồi, đấy là tớ tính sơ sơ mấy vụ mà tớ biết đấy, chứ muốn thêm cậu phải sang mấy chỗ khác”, cai Phiên (Vấn) kể.

Khi xảy ra tai nạn, công nhân chính là người “chịu án”. Tại một số công trường đã xảy ra những cái chết thương tâm chủ yếu là thợ hồ rơi giàn giáo, gạch rơi trúng đầu, điện giật… Những cái chết đó được chủ thầu “giấu nhẹm” đi rồi đưa ra những thoả thuận miệng để sự việc chìm vào im lặng. Nhiều chủ công trình “bịt miệng” người nhà với giá 30-40 triệu gọi là tiền “phí hỗ trợ mai táng”. Những cái chết oan ức đó bị chủ thầu “dìm” đi, chỉ có người lao động là chịu thiệt thòi, nhọc nhằn, cơ cực và khi đó cơ quan chức năng khó mà phát hiện ra.

  • Ảnh bên : Làm việc không có bảo hộ lao động là chuyện bình thường của họ.

Nhiều tốp thợ “đồng hương” đoàn kết hợp lại thành những đội xây với quy mô, bài bản hàng trăm thợ như đội Yên Thành (Nghệ An), Yên Mô (Ninh Bình), Hiệp Hoà (Bắc Giang)… “Khi xảy ra sự cố anh em trong công trình sẵn sàng bỏ việc đòi công bằng, “nháy” cho tốp thợ khác không được tới đây làm, khiến chủ thầu bị cô lập, phải đền bù cho công nhân thoả đáng”, chú Trung thợ nề tâm sự.

Nhưng đâu phải thợ công trình nào cũng làm được thế. Tai nạn lao động thì vẫn hiện hữu từng giờ trên mỗi công trường. Sự cố gây chết người dường như “là chuyện thường ở phố huyện” đối với công nhân ngành xây dựng. Song cũng không thể trách họ, vì cuộc mưu sinh họ đang phải đánh đổi cả máu và nước mắt kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình mình.

Men theo con đường sình lầy, nhấp nhô sỏi đá tiến thẳng tới đại công trường bên trong khu đô thị Văn Phú (Hà Đông – Hà Nội) chúng tôi bắt gặp một toán thợ đang túm tụm ăn bữa trưa. Dăm ba câu chuyện hỏi han về đời thợ bên bữa cơm đạm bạc, người già nhất trong đám thợ, lão Hưng  nhấp chén rượu, khà một hơi, thủng thẳng nói: “Đi làm từ ngày còn xanh tóc, giờ bạc trắng rồi đã bao giờ tôi thấy mặt ngang mũi dọc cái bản hợp đồng lao động nó thế nào đâu”.

Vũ Quang

Có thể bạn cũng quan tâm

Hành trình giao thông không khói

Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai

Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng

Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động

Bài trước Dở khóc dở cười ở khu chung cư, đô thị mới
Bài tiếp Bất động sản Đông Nam bộ: Tâm điểm đầu tư
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Giảm ùn tắc giao thông từ nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng

Kinh tế & Đô thị 18/06/2025
Góc nhìn

Nhà thầu dân dụng giữa kỳ vọng và thách thức hậu kiểm

KTSG Online 16/06/2025
Góc nhìn

Tính “Mở” – nét độc đáo của kiến trúc đô thị Sài Gòn – TP.HCM

Tạp chí Xây dựng 15/06/2025
Góc nhìn

Ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu sạch trong thi công sân bay Long Thành

Tạp chí Xây dựng 13/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?