By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Cần có ngay một trường phái trùng tu!

Ashui.com 28/04/2011
7 phút đọc
SHARE

Chiều ngày 25/4, tại Bảo tàng Chăm – Đà Nẵng, Viện Khoa học công nghệ xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đã giới thiệu cuốn sách “Đền tháp Chămpa – bí ẩn xây dựng”, nhằm công bố “thành quả” giải mã bí ẩn vật liệu và phương pháp xây dựng trên các đền tháp Chăm thuộc khu vực miền Trung.

Tương tự, trước đó nhóm các nhà nghiên cứu Italia đang trùng tu nhóm tháp G – Mỹ Sơn cũng đã từng công bố rộng rãi “thành tựu” nghiên cứu của mình về chất liệu những viên gạch Chăm…


Tháp Bánh Ít – Bình Định mới toanh như vừa xây dựng (Ảnh: Trung Hiếu)

Tưởng chừng các đối tượng quan tâm sẽ vỡ oà mừng rỡ, vì ẩn số hơn 100 năm qua đã được các nhà kỹ thuật vật liệu xây dựng giải mã, nhờ khoa học công nghệ mới. Thế nhưng không hẳn vậy. Có mặt tại buổi giới thiệu phương pháp “đóng gạch” và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm, nhiều nhà quản lý di tích Quảng Nam lại dửng dưng và phát biểu vắn tắt: “Không có chuyện đưa gạch mới vào di tích Chăm ở Quảng Nam…”. Thái độ này dễ hiểu, vì công trình được công bố lần này, cũng như trước đó của nhiều nhóm nghiên cứu, đều na ná kết quả được ông Lê Văn Chỉnh – người xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, Quảng Nam – công bố từ trước đó rất lâu. Và cho đến ngày ngã xuống bên lò đốt “gạch Chăm” dang dở, ông Chỉnh vẫn tự nhận sự thất bại của hậu thế trước tiền nhân Chăm. Cũng vì lý do này, từ vài mươi năm qua, dù hết sức dốc sức lo cho sự tồn vong của các di tích, nhưng các cụm tháp Chăm tập trung ở di sản Mỹ Sơn hoặc rải rác khắp nơi của Quảng Nam, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn hình hài, kể từ ngày được phát hiện.

Trong khi đó, trên hệ thống di tích Chăm ít ỏi còn sót lại trên đất Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắc Lắc, các nhà bảo tàng ở đây đã kịp “hoàn nguyên” xây dựng lại các di tích tại đây bằng nhiều loại vật liệu bất kỳ. Điển hình ở cụm tháp Dương Long (niên đại TK 12 – còn gọi là tháp Ngà), vốn được xếp loại là một kiến trúc độc đáo với phong cách giao hoà giữa 3 sắc dân Chăm, Khmer, Đại Việt bị “bức hại” tàn tệ từ nhiều lần trùng tu cũ, mới chồng lên nhau. Các nhóm thợ xây dựng đã không một chút chần chừ, khi mạnh tay đục bỏ cả phần gạch nguyên bản trong ruột tháp để nhét ximăng vào, sau đó đắp vật liệu mô phỏng gạch Chăm ra phía ngoài. Lần trùng tu gần đây nhất, hầu như  phần chân rộng hàng trăm mét vuông của 3 ngọn tháp đều bị biến dạng, không còn nhận ra hình dáng cũ. Hay ngọn tháp Nhạn ở Phú Yên, cũng bằng phương pháp này, gần như toàn bộ thân tháp từ dưới lên trên, nay rêu mốc đã mọc xanh lè.

Nhận định về công tác bảo tồn tháp Chăm, TS Đinh Bá Hoà – Phó GĐ Bảo tàng Bình Định – nhận định: “Chưa xác định được vật liệu và phương pháp xây dựng của người Chăm, nên việc đưa ximăng, gạch mộc vào trùng tu đã huỷ hoại di tích nhanh hơn gánh nặng thời gian hàng trăm năm qua mà tháp đã từng vượt qua”. Quan điểm của Bảo tàng Bình Định trái ngược hẳn với Quảng Nam. Lãnh đạo bảo tàng phát biểu và thực hiện một cách kiên quyết phải “trả lại cho tháp những phần hư hại” bằng “phương pháp suy diễn đối xứng, kết hợp với các bản vẽ do nhà khảo cổ người Pháp H.Parmentier thiết kế”. Và kết quả hôm nay, một tân tháp Bình Thạnh – Tây Ninh. Bánh Ít, tháp Đôi, Cánh Tiên… Bình Định, Yang Prông, Đắc Lắc mới toanh như vừa được xây dựng lại sừng sững thách thức!

Ắt hẳn dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về sự kiện thành nhà Mạc bị tô trát, biến thành “lò gạch” sau trùng tu với kinh phí hơn 1 tỉ đồng bị phát hiện mới đây. Và lần này, việc “ giải mã” bí ẩn gạch Chăm và phương pháp xây dựng đang nhằm mở lối cho công cuộc “trẻ hóa” các di tích Chăm còn lại trên đất miền Trung. Nhiều năm qua, hàng nghìn tỉ đồng cũng đã được Nhà nước ưu tiên dành cho công tác bảo tồn, bảo tàng di sản tiền nhân. Thế nhưng thực trạng đang diễn ra và trở nên phổ biến, đó là rất nhiều di tích đã mất tính chân xác sau khi được tôn tạo. Và hơn hết, hiện nay dù dư luận phản đối mạnh mẽ, nhưng cung cách “hoàn nguyên” di tích đầy cảm tính theo kiểu nhiều nhà khoa học địa phương đang làm vẫn có khuynh hướng lấn áp. Vì lẽ này, đứng trước yêu cầu cứu vãn, giữ gìn tính chân xác của các kiến trúc cổ, ngành văn hóa cần phải có ngay một định hướng trường phái trùng tu mang tính pháp lý, đặt trên nguyên tắc tính nguyên bản và chân xác của các hiến chương bảo tồn chung của thế giới, trước khi chạm đến di sản tiền nhân; và hơn hết, chỉ được phép thực hiện khi đã thấu hiểu vấn đề một cách tận tường.

Nguyễn Trung Hiếu

[ Chuyên đề : Bảo tồn di tích ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Bài trước Nhận thức lại về quản lí đô thị
Bài tiếp Đầu tư PPP: Nhất sân bay, nhì điện nước
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Báo Xây dựng 04/05/2025
Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?