By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Ngành nhựa xây dựng Việt Nam: Nguy cơ thâu tóm và độc quyền thị trường

Ashui.com 27/04/2012
7 phút đọc
SHARE

So với các ngành vật liệu khác như xi măng, sắt, thép liên tục có sự biến động thì thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) ngành nhựa cấp thoát nước tại nước ta từ trước đến nay được cho là lĩnh vực SXKD ổn định. Hầu hết các thương hiệu lớn về thiết bị ngành nước thuộc về DN trong nước uy tín sản xuất. Tuy nhiên, thời bình yên của thị trường này dường như đã qua đi, điều người ta không phải chờ đợi lâu là nhiều sóng gió mới sẽ nhanh đến. Đây là kết quả từ các động thái trên thị trường chứng khoán mà theo các chuyên gia, có thể là xu hướng hội nhập đồng thời cũng là thách thức trước nguy cơ DN trong nước bị thâu tóm ảnh hưởng trực tiếp chi phối thị trường.

Tham vọng có chủ đích

Thương hiệu lớn ngành nhựa xây dựng gồm nhựa Tiền Phong, nhựa Bình Minh, nhựa Minh Hùng… Trong số này nhựa Tiền Phong chiếm 70% thị phần khu vực miền Bắc còn nhựa Bình Minh chi phối thị trường khu vực miền Nam. Giữa tháng 3/2012, Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry (Saraburi) Co. bất ngờ thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của nhựa Bình Minh (mã cổ phiếu BMP) và 22,6% vốn của nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) – hai DN lớn nhất sản xuất ống nhựa xây dựng tại Việt Nam.

Trước đó, Cty mẹ của Saraburi là Thai Plastic & Chemical (có ngành nghề sản xuất tương đồng và hiện chiếm 50% thị phần ống nhựa PVC tại Thái Lan) đã âm thầm mua vào lượng cổ phiếu lớn của BMP và NTP để trở thành cổ đông lớn thứ hai của hai Cty này chỉ sau TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Không dừng lại ở đó, Giám đốc điều hành của TPC – ông Kanet Khaochan còn tuyên bố sẽ xem xét nâng tỷ lệ sở hữu hai Cty này lên 49%. Điều đáng chú ý, TPC hiện có 45% cổ phần thuộc về tập đoàn Siam Cement (SCG) nắm giữ. SCG hiện đang là con cá mập khi tổng tài sản năm 2011 đạt hơn 12 tỷ USD, đứng thứ 2 tại Thái Lan và xếp hạng 620 trong danh sách 2 nghìn DN lớn nhất trên toàn thế giới. Như vậy, với việc mua cổ phần thông qua Cty con, SCG đang khẳng định tham vọng trở thành DN đứng đầu thị trường nhựa xây dựng tại Việt Nam.

Thâu tóm quá dễ dàng

Trao đổi về thực trạng này, đại diện lãnh đạo một đơn vị thành viên Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, đây đơn thuần là xu hướng tất yếu trước tình hình BĐS và các dự án công trình xây dựng bị đình trệ khó khăn kéo theo hệ luỵ đến ngành vật liệu cung cấp. DN này phải vận động theo xu hướng hội nhập, tranh thủ nguồn vốn ngoại cùng hợp tác làm ăn.

Tuy nhiên, việc các cổ đông ngoại thâu tóm DN ngành nhựa VLXD, theo ông Dương Văn Cận – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng), là điều đáng lo ngại khi họ ngắm tới thống trị lĩnh vực sản xuất phân phối tiềm năng của ngành. Bản chất của việc này là họ thâm nhập thị trường nhựa một cách quá khôn ngoan và dễ dàng lại không vi phạm luật pháp. TPC chỉ bỏ ra khoảng 50 triệu USD (theo giới chuyên gia cổ phiếu dự đoán) mua cổ phần hai DN lớn để nắm quyền điều hành phân phối trong khi nếu bỏ vốn đầu tư trực tiếp, xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền công nghệ, tuyển dụng nhân công, tiếp cận hệ thống đại lý, xây dựng thương hiệu… TPC phải mất nhiều thời gian, với số vốn đầu tư vài trăm triệu USD. Không tốn công, tiết kiệm tiền mà nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường giá rẻ. Một khi đã hình thành một DN hoàn toàn chịu sự quản lý của họ thì việc điều hành Cty này như thế nào là phụ thuộc hoàn toàn vào các ông chủ ngoại. Họ có thể chỉ định DN mua nguyên liệu của chính họ ở ngoài nước, nhập hàng hóa về bán… Việc giấu lãi, chuyển giá, trốn thuế… hoàn toàn có thể xảy ra, giống như đa phần các DN FDI hiện đang làm.

TPC chỉ bỏ ra khoảng 50 triệu USD mua cổ phần của hai DN lớn NTP và BMP để nắm quyền điều hành phân phối, dễ dàng trong việc tiếp tục bóp chết các DN nhựa xây dựng nội khác.

Theo ông Trần Trịnh Tường – Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh hiện không có quy định đề cập đến việc một nhà cung cấp nắm thị phần chi phối mặt hàng nào đó ở nước ngoài khi mua cổ phiếu số lượng lớn của các DN nắm thị phần chi phối mặt hàng đó tại Việt Nam có bị hạn chế hay phải báo cáo cơ quan quản lý tại Việt Nam.

Như vậy, dường như sự hỗ trợ từ chính sách để bảo vệ ngành sản xuất trong nước là rất thấp. Ngoài việc thâu tóm DN lớn như NTP và BMP, TPC tiếp tục dễ dàng trong việc tiếp tục bóp chết các DN nhựa xây dựng nội khác. Rõ ràng, nguy cơ này cần sự quan tâm của cơ quan quản lý bằng các hàng rào kỹ thuật trước khi quá muộn.

Ninh Toàn

Có thể bạn cũng quan tâm

Nhựa trong xây dựng – Những vấn đề đáng quan tâm

TỪ KHÓA:nhựa xây dựng
Bài trước Xây khu phức hợp The One Ho Chi Minh City 500 triệu USD
Bài tiếp Hội chợ triển lãm “Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?