By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Đô thị cổ Liên Lâu, nơi phát tích Đạo Phật Việt Nam

Ashui.com 24/05/2012
6 phút đọc
SHARE

Sĩ Nhiếp xây thành lập trị sở quận Giao Chỉ vào năm 187. Đô thị Liên Lâu hình thành. Những đoàn buôn Ấn Độ đầu tiên tới mang theo những tăng lữ Phật giáo để rồi con đường buôn trở thành con đường truyền giáo.

Đạo Phật vào Việt Nam sớm hơn vào Trung Quốc, chính vì vậy, Liên Lâu là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Thư tịch cho thấy, người Ấn Độ đầu tiên tới truyền giáo ở Liên Lâu là Khâu Đà La.

Đạo Phật do Khâu Đà La mang tới đã được cư dân Liên Lâu tiếp thu. Người theo đạo phát triển, chùa chiền được xây dựng nhanh chóng, trong đó có 4 chùa nổi tiếng là chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện (mây, mưa, sấm, chớp) mà chùa Pháp Vân là trung tâm chính.

  • Ảnh bên: Ngày nay, Liên Lâu còn lại chỉ là di tích Chùa Dâu, Bắc Ninh. 

Liên Lâu trở thành một trung tâm Phật giáo cổ nhất và lớn nhất, thu hút rất nhiều Phật tử đến đây học đạo, trong đó có rất nhiều người Trung Quốc. Chùa Dâu, tức là chùa Pháp Vân chính là tu viện của Khâu Đà La hồi cuối thế kỷ II. Đến nay chùa vẫn còn, tuy có thay đổi chút ít về kiến trúc, song tục thờ hòn đá sinh thực khí – tục thờ Phật bà Man Nương vẫn còn được giữ nguyên.

Phải nói rằng từ thế kỷ II – IX, X, trên đất Giao Chỉ Liên Lâu vẫn là một đô thị lớn nhất, không đâu sánh được. Tại đây dân cư đông đúc và có nhiều thành phần tham dự. Ngoài người Việt bản địa, sống tập trung ở ngay vùng trị sở và các vùng phụ cận, người Trung Quốc cũng chiếm một số lượng không nhỏ, gồm quan lại và gia quyến. Có binh sĩ, có thợ thủ công.
 
Người Ấn Độ có mặt tại Liên Lâu với tư cách là khách buôn, nhà sư và cả những người theo hầu, khiến cho tính chất quốc tế của đô thị càng đậm và tất nhiên mức độ sầm uất cũng vì thế mà phát triển nhiều.

Là một trung tâm hành chính, Liên Lâu là thủ phủ của một quận. Bộ máy cai trị rất lớn. Có quan đứng đầu là thái thú được phong tước hầu. Trong hoàn cảnh tình hình Trung Quốc loạn lạc, kinh đô thì ở xa, Liên Lâu càng có vị trí đặc biệt không kém kinh đô của một nước.
 
Sử cũ đã chép về Sĩ Nhiếp: “Vương độ lượng khoan hậu, khiêm tốn kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến đều gọi là Vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người”.

Là một trung tâm quân sự, Liên Lâu được dựng đắp một toà thành vững chắc có tường cao hào sâu, có quân đội thường trực. Binh lính ở đây có cả người Trung Quốc và người Việt. Những người lính Việt đã sáng tạo ra loại vũ khí là mũi chông củ ấu bằng đất nung. Cách làm đơn giản này đã cung cấp hàng vạn mũi chông phòng thủ rắc kín quanh thành bảo vệ thành một cách hiệu quả.

Là một trung tâm văn hoá, Liên Lâu là nơi đầu tiên truyền bá chữ Hán và đạo Nho ở nước ta. Lời bàn của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho rằng: Nước ta thông thi thư, tập lễ nhạc bắt đầu từ Sĩ Vương.
 
Liên Lâu cũng là nơi đầu tiên hình thành Đạo Phật, ngôi chùa đầu tiên thờ Phật ở nước ta là xây trên đất Liên Lâu. Cả đạo Nho và đạo Phật cùng lúc chọn Liên Lâu làm nơi để tồn tại, để bắt rễ vào nhân dân. Đây là một giai đoạn hình thành và phát triển mới nền văn hoá nước ta.

Là một trung tâm kinh tế, Liên Lâu đã có một bước tiến xa so với Cổ Loa. Liên Lâu đã là một trung tâm buôn bán lớn, gồm có khách buôn người Ấn Độ, người Trung Hoa. Đó là chưa kể người dân bản địa thường mang hàng hoá tới đây mua bán và trao đổi.
 
Những đồng tiền bằng đồng thời Đông Hán như tiền “ngũ thù”, sớm hơn nữa là những đồng tiền “Hoá tuyền”, “Đại tuyền ngũ thập”… thời Vương Mãng, thậm chí cả những đồng tiền thời Tây Hán, thời Tần tìm thấy rất nhiều trong các ngôi mộ táng.
 
Việc dùng tiền trao đổi đã phát triển hơn xưa. Hoang hoá nhiều hơn và đa dạng hơn, khách buôn nhiều hơn, việc trao đổi và mua bán sầm uất hơn… điều đó cho thấy phần “thị” của Liên Lâu đã phong phú, khiến cho Liên Lâu xứng đáng được coi là đô thị cổ đúng với tính chất của nó.
      
Trịnh Dương

TỪ KHÓA:Đạo PhậtLiên LâuSĩ Nhiếp
Bài trước Việt Nam thiếu hụt năng lượng 10% vào năm 2015
Bài tiếp Đô thị Việt Nam đang phát triển theo phương đứng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Israel phát triển vật liệu xây dựng sinh học hấp thụ CO₂, thay thế xi măng
Công nghệ mới 11/07/2025
Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững
Góc nhìn 11/07/2025
TPHCM: Dừng sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho tuyến metro số 2
Kinh tế / Pháp luật 11/07/2025
Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?