By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Hà Nội phân loại biệt thự cổ để bảo tồn

Ashui.com 03/06/2012
6 phút đọc
SHARE

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa rà soát, phân loại, lập danh mục biệt thự xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội với khoảng 1.540 biệt thự để có biện pháp bảo tồn giá trị kiến trúc Pháp để lại.
 
TS.KTS Dương Đức Tuấn – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội trả lời phóng viên xoay quanh vấn đề này.

235 biệt thự hư hại nghiêm trọng

Ông Tuấn cho biết, sở đã rà soát khoảng 400 ha thuộc khu phố cũ (phố Pháp) gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và một phần nhỏ quận Tây Hồ.

Các biệt thự này bao gồm: các biệt thự nằm trong danh mục 970 biệt thự thuộc Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bảo tồn. Các biệt thự này do các cơ quan trung ương, TP Hà Nội và cả tư nhân quản lý, sử dụng.

  • Ảnh bên: Biệt thự Pháp trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) bị cơi nới, xuống cấp phá vỡ kiến trúc Pháp cổ

Sau khi đánh giá, sở phân biệt ra 4 loại:

Loại 1 là các biệt thự giá trị đặc biệt, quy mô lớn, có vị trí đẹp, sân vườn còn nguyên vẹn, giữ được tính nguyên bản và các đặc trưng về phong cách kiến trúc để ưu tiên bảo tồn.

Loại 2 là các biệt thự có giá trị, vị trí đẹp, ít nhiều đã bị biến dạng hoặc hư hại cần được khôi phục, bảo tồn.

Loại 3 là các biệt thự có giá trị trung bình, còn giữ được hình dạng ban đầu, nhưng đã bị sửa chữa, lấn chiếm hoặc cải tạo một phần, có thể xem xét một số biệt thự để chỉnh trang, bảo tồn.

Loại 4 là các biệt thự đã bị phá bỏ, xây mới, hư hại nghiêm trọng hoặc đã bị biến dạng hoàn toàn về kiến trúc. Như vậy trong số hơn 1.000 biệt thự thì loại 1 có: 228 biệt thự, loại 2: 431 biệt thự, loại 3: 646 biệt thự, loại 4: 235 biệt thự.

Trong số những biệt thự bị biến dạng, xuống cấp thì hướng xử lý ra sao, thưa ông?

TS.KTS Dương Đức Tuấn: – Hiện UBND Hà Nội đang giao Sở Xây dựng lập quy chế trình các cấp có thẩm quyền Quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự. Sau khi quy chế này được ban hành, sẽ có phương án xử lý với từng loại biệt thự, với các chủ sở hữu khác nhau. Biệt thự nào bán, không bán, loại nào phải bảo tồn tôn tạo phát triển.

Khôi phục biệt thự cổ giá trị

Vừa rồi có nhiều trụ sở cơ quan Nhà nước là biệt thự cổ nhận được công văn từ phía Pháp thông báo hết thời hạn bảo hành, điều này có liên quan gì đến thời hạn sử dụng cũng như chất lượng công trình?

– Chúng tôi chưa nhận được văn bản và chưa biết độ chính xác của văn bản mà phía Pháp gửi cho Việt Nam. Trong hoạch địch phân loại đối tượng thì có ba loại như: biệt thự, công thự, dinh thự.

Theo tôi, đó chỉ là phía Pháp khuyến cáo về niên hạn sử dụng công trình. Nó thể hiện trách nhiệm của cơ quan tạo lập ra đô thị, trong đó có hạng mục công trình là biệt thự. Một mặt nó thể hiện nền văn hóa quản lý vì nó không thuộc về trách nhiệm chính trị, dù phía Pháp không còn quản lý nhưng vẫn có văn bản nhắc nhở.

Cái này không liên quan gì đến việc cảnh báo về chất lượng công trình. Mà muốn đánh giá, phải khảo sát từng công trình cụ thể.

Hà Nội sẽ ứng xử ra sao với hệ thống các biệt thự, dinh thự kiến trúc Pháp, khi nó hết hạn sử dụng, thưa ông?

– Mặc dù các biệt thự, dinh thự cũ chưa là di sản văn hóa nhưng nó là một nét đặc trưng của kiến trúc Hà Nội cổ, nên cần phải bảo vệ tôn tạo và phát huy nó.

Tuy nhiên quá trình này phải gắn với quy hoạch xây dựng đô thị. Trong Thông tư 38 (2009) của Bộ Xây dựng cũng khẳng định, những biệt thự có giá trị thì kiến trúc, nếu không thể cải tạo được thì sau khi đập đi cũng phải xây dựng lại một biệt thự tương tự như cũ. Việc khôi phục biệt thự cổ phải căn cứ từng trường hợp cụ thể, vị trí cụ thể…

Ngọc Mai (thực hiện)

Có thể bạn cũng quan tâm

Kiến trúc phong cách Đông Dương: Sự kết hợp hài hòa của hai nền văn hóa

Biệt thự Pháp cổ giữa lòng Hà Nội: Giá trị và bảo tồn

Dấu ấn kiến trúc Pháp, những gì đọng lại?

Sài Gòn Phố không chỉ là kiến trúc

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

TỪ KHÓA:biệt thự Phápkiến trúc Pháp
Bài trước Những dấu hiệu sai phạm tại 3 dự án Đan Mạch ngừng cấp ODA
Bài tiếp Hà Nội cần 14.000 tỷ đồng cho thoát nước đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá di sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội

Ashui.com 04/01/2018
Phản biện

Giải pháp bảo tồn bền vững kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội

Ashui.com 09/03/2016
Góc nhìn

Chuyện biệt thự cổ 107 phố Trần Hưng Đạo: Khối người giật mình

Ashui.com 16/10/2015
Phản biện

GS.KTS Hoàng Đạo Kính: Cần ứng xử phù hợp với biệt thự Pháp ở Hà Nội

Ashui.com 28/09/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?