By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Nhận thức mới về di sản văn hóa

Ashui.com 25/06/2012
9 phút đọc
SHARE

Vấn đề không nằm ở công thức ứng xử với những sản phẩm được coi là “di sản” – mà chủ yếu nằm ở nhận thức về giá trị di sản và cách thức duy trì các giá trị đó – như những nền tảng cơ bản của xã hội, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai.

Trong tuần đầu tháng 6 này, tại thành phố Gothenburg, Thụy Điển, đã diễn ra một hội thảo quốc tế quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Hội nghiên cứu phản biện di sản – ACHS (Association of Critical Heritage Studies).


Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) vừa được công nhận Di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Thiết lập lại lý thuyết về di sản

Cũng là một cơ hội, các quốc gia xem xét lại tính chính đáng của các nguyên tắc, lý thuyết bảo tồn, quản lý di sản, mà không ít trong số đó đang được coi như “khuôn vàng thước ngọc” phải tuân theo.

Hội thảo có tên là “Re-theoreorizing Heritage” có nghĩa là Thiết lập lại lý thuyết về di sản.

Trong 4 ngày tổ chức hội thảo (5-8/6/2012) đã có hơn 400 bài thuyết trình được giới thiệu, phần lớn bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu di sản văn hóa đến từ khắp nơi trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, New Zealands, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Pháp, Agentina, Mexico, Trung Quốc và Việt Nam.

Nội dung các bài tham luận, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân tích các vấn đề di sản văn hóa theo những cách nhìn mới mẻ, phong phú đến mức hội thảo phải chia nhỏ ra thành 75 nhóm chuyên đề.

Trong đó nổi bật nhất là các tranh luận về nhận thức giá trị di sản văn hóa, tính nguyên gốc của di sản văn hóa, và cách nhìn về vai trò di sản văn hóa trong tương lai.

Liên quan nhiều đến tình trạng “xây mới” di sản văn hóa hiện nay ở Việt Nam là những bài phân tích về lý do dẫn đến khác biệt nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa giữa chuyên gia và cộng đồng (Binh Nguyen).

Lập luận về tính nguyên gốc thực hành [performance authenticity] (Anna Karlstrom) qua trường hợp tương tự tại Lào. Và một loạt các bài phát biểu về di sản được hình thành từ “dưới lên” thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng (chuyên đề: Community heritage).

Một trong những lý do cơ bản dẫn đến hội thảo và sự thành lập của ACHS là sự thay đổi sâu rộng nhận thức về di sản văn hóa trên phạm vi toàn cầu, ít nhất trong giới học thuật.

Theo đó, di sản văn hóa không còn được coi là sự vật của quá khứ: Với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn.

Thay vào đó, di sản văn hóa được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa. Là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai.

Thực tiễn phát triển đủ dài (200 năm) của ngành di sản văn hóa đã cho thấy những nhận định mới hoàn toàn có cơ sở.


Di tích Ô Quan Chưởng (Hà Nội) sau khi trùng tu

Cách thức duy trì các giá trị di sản

Di sản văn hóa không còn được coi là sự vật của quá khứ, với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn.

Thay vào đó, di sản văn hóa được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa. Là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai.

Nhận thức về di sản văn hóa ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia đều có sự thay đổi. Trong phần lớn các trường hợp, giá trị của di sản văn hóa nằm ở cách người thời đó lý giải ý nghĩa, mối liên hệ giữa sản phẩm quá khứ đến các vấn đề liên quan.

Trong đó, những chuẩn mực, cách nhìn của những người có thẩm quyền quyết định các vấn đề di sản văn hóa đóng vai trò quyết định. Hiển nhiên khi xã hội và vai trò những người có thẩm quyền thay đổi, thì sự lý giải về di sản văn hóa, hay giá trị di sản văn hóa cũng vì thế mà thay đổi theo.

Theo quan điểm của Laurajane Smith, một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng chủ trì hội thảo, những nhận thức về giá trị và nguyên tắc tiếp cận di sản văn hóa hiện nay trên thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Âu Châu, thông qua các tổ chức chuyên môn và bộ máy kiểm soát văn hóa cấp nhà nước hoặc quốc tế (như ICOMOS và UNESCO).

Nghiên cứu của Aurelie Elisa Gfeller minh họa rõ hơn một trường hợp: Rằng sự xuất hiện của tài liệu Nara về tính nguyên gốc [Nara documents on authenticity] không phản ánh sự chuyển dịch về tư tưởng sang “phương Đông”.

Trái lại các thay đổi về nguyên tắc xét duyệt trong chương trình Di sản Thế giới của UNESCO chỉ phản ánh sự cạnh tranh giữa các tư tưởng Âu Châu tại “trung tâm” và ở “ngoại vi”.

Sự thống trị của tư tưởng Âu Châu, theo lý giải của Smith, mang tính lịch sử và chính trị, đồng thời đang hạn chế các hình thức sáng tạo di sản văn hóa theo những cách khác, hình thành trong những bối cảnh có khác biệt.

Vì vậy, cần dựa vào thực tiễn để đánh giá, nhìn nhận lại các nguyên tắc và nhận thức liên quan đến di sản văn hóa, mà trước đến nay chúng ta vẫn tiếp nhận một cách tự nhiên, không phán xét.

Thông điệp toát ra từ hội thảo là: Mọi sự tồn tại của di sản văn hóa phải có mục đích và phải tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội và văn hóa.

Vấn đề không nằm ở công thức ứng xử với những sản phẩm được coi là “di sản” – mà chủ yếu nằm ở nhận thức về giá trị di sản và cách thức duy trì các giá trị đó – như những nền tảng cơ bản của xã hội, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai.

TS.KTS Nguyễn Thanh Bình

Có thể bạn cũng quan tâm

Kinh tế Xanh: Điểm chạm của phát triển xã hội và bảo tồn di sản văn hóa

Ứng xử đúng với di sản thể hiện sự văn minh

Khi di sản biến mất

Di sản là… của ai?

TP.HCM xếp hạng di tích cấp thành phố cho 5 công trình kiến trúc

TỪ KHÓA:ACHSAssociation of Critical Heritage Studiesdi sản văn hóa
Bài trước Hà Nội tháo gỡ khó khăn dự án xây bãi đổ phế thải
Bài tiếp Hội thảo “Nhôm – vật liệu xanh của tương lai”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Vai trò của lý luận nhận diện giá trị di sản

Ashui.com 24/06/2019
Phản biện

Xếp hạng di sản văn hóa: đủ luật, thiếu niềm tin

Ashui.com 17/06/2019
Góc nhìn

Đừng làm vơi dần các di sản

Ashui.com 23/11/2017
Góc nhìn

Những di sản ngoài vùng xếp hạng

Ashui.com 07/04/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?