By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM: Gần 900 dự án nhà ở dang dở

Ashui.com 24/09/2012
9 phút đọc
SHARE

Trong số hơn 1.100 dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM có gần 900 dự án chưa hoàn thành (chiếm hơn 80%). Phần lớn dự án đã chậm so với tiến độ dự kiến ban đầu. Nhiều chủ đầu tư cho biết lý do chính là thiếu tiền. 

Số liệu khảo sát trên đang được Sở Xây dựng hoàn chỉnh để báo cáo UBND TP nhằm có biện pháp tháo gỡ ách tắc cho thị trường bất động sản TP.

 

Thiếu vốn trầm trọng 

Theo kế hoạch, dự án Waseco Plaza (P.2, Q.Tân Bình) hoàn thành trong năm 2011 nhưng đến nay chủ đầu tư mới triển khai được 5% khối lượng công trình. Khu đất dự án hiện nay gần như bỏ hoang, cỏ mọc cao gần đến đầu người, xung quanh im ắng, không có công nhân thi công. Dự án khu dân cư Bà Điểm (huyện Hóc Môn) dự kiến hoàn thành cuối năm 2010 nhưng đến nay mới hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, chưa xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. 

  • Ảnh bên: Dự án Waseco Plaza dự kiến xong trong năm 2011, nhưng hiện nay chủ đầu tư mới xây dựng được 5% khối lượng công trình (Ảnh: Thanh Đạm) 

Dự án hỗn hợp bãi đậu xe, siêu thị, nhà nghỉ, chung cư tái định cư và văn phòng cho thuê do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 194 làm chủ đầu tư tọa lạc góc ngã tư quốc lộ 50 và đường Nguyễn Văn Linh, khu Nam TP (thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Theo hồ sơ, chủ đầu tư được UBND TP tạm giao 3,1ha đất từ năm 2003 nhưng đến nay mới bồi thường giải phóng mặt bằng 2,1ha. Một phần đất gần đường Nguyễn Văn Linh và hàng chục hộ dân ở mặt tiền quốc lộ 50 hiện chưa được bồi thường. Người dân ở khu vực này cho biết họ chờ chủ đầu tư xây chung cư tái định cư xong mới giao đất. Tòa nhà chung cư tái định cư kết hợp văn phòng cho thuê của dự án đã hoàn thành xong phần móng nhưng hiện rất ít công nhân làm việc. Những hạng mục khác của dự án như bãi đậu xe, siêu thị, nhà nghỉ hoàn toàn chưa được triển khai xây dựng.

Ông Trần Lệnh Phú, tổng giám đốc Công ty 194, cho biết tuy dự án được giao đất từ năm 2003 nhưng phải chờ các cơ quan chức năng điều chỉnh quy hoạch chi tiết của khu vực (quy hoạch nút giao thông Nguyễn Văn Linh – quốc lộ 50 và quy hoạch chi tiết 1/2.000 của khu vực…). Tháng 2/2012, Công ty 194 xây xong phần móng của tòa nhà và định làm thủ tục vay vốn ngân hàng để xây tiếp nhưng lãi vay ngân hàng lúc này lên đến gần 20%/năm nên công ty không vay vốn và tiến độ công trình trên đã chậm lại. Ông Phú tính: “Giá thành căn hộ chung cư tái định cư khoảng 10 triệu đồng/m2 thì vừa túi tiền của người dân. Nếu như vay vốn với lãi suất 18%/năm, giá thành căn hộ sẽ tăng tương ứng với một năm lãi suất (tức 20%), thành 12 triệu đồng/m2. Như vậy quá cao, người dân tái định cư không kham nổi. Vì vậy phải xây dựng chung cư chậm lại bằng cách sử dụng vốn tự có của công ty để bảo đảm không tăng giá thành căn hộ”.

14 dự án tạm ngưng 

Trong 23 quận huyện trên địa bàn TP (trừ Q.Tân Phú) hiện có 1.108 dự án nhà ở, chiếm hơn 4.087ha đất với số lượng 165.079 căn hộ. Hiện có 212 dự án đã hoàn thành, 896 dự án chưa hoàn thành. Trong số các dự án chưa hoàn thành có 603 dự án đang triển khai, 122 dự án chưa triển khai, 14 dự án tạm ngưng, 157 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư hoặc đang điều chỉnh quy mô. 

Cần “hạ cấp” nhà ở 

Theo UBND các quận huyện, giá nhà ở tại TP.HCM tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao so với thu nhập bình quân của người dân. Số lượng nhà ở cao cấp quá nhiều trong khi thị trường cần nhiều nhà ở bình dân cho người có thu nhập thấp và trung bình. Vì thế, số lượng căn hộ ế nhiều nhưng người dân vẫn không có nhà ở do không đủ tiền mua. Trong khi đó, đoàn khảo sát của Sở Xây dựng TP nhận định hiện có nhiều dự án đang thiếu vốn, chủ đầu tư không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng do lãi suất cao hoặc không được vay nên chủ đầu tư phải giãn tiến độ xây dựng, hoặc phải tạm ngừng xây dựng. Số lượng người mua nhà giảm, thậm chí có dự án không có người mua nên việc huy động vốn từ khách hàng cũng rất hạn chế. 

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng việc chậm tiến độ triển khai các dự án khiến chủ đầu tư không có nhà để giao, làm ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân đã đăng ký mua nhà ở các dự án này. Nhiều khách hàng đã góp vốn mua nhà nhưng dự án chậm triển khai, chậm giao nhà nên dẫn đến khiếu nại chủ đầu tư. 

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản muốn được điều chỉnh chia nhỏ diện tích căn hộ để kéo giá căn hộ xuống thấp cho phù hợp với túi tiền của người dân có thu nhập trung bình. Cụ thể như chung cư Võ Đình (P.Thới An, Q.12) kiến nghị tăng số lượng, giảm diện tích căn hộ; một chung cư trên đường Bãi Sậy (Q.6) đang xin điều chỉnh số căn hộ từ 144 lên 192 căn; khu cao ốc căn hộ ở đường Nguyễn Hữu Thọ (xã Phước Kiểng, Nhà Bè) cũng đang muốn thu nhỏ diện tích từ 60-90m2/căn hộ… Dự án hỗn hợp ở xã Bình Hưng (Bình Chánh) xin chuyển 3.700m2 văn phòng cho thuê thành căn hộ trung bình và thu nhập thấp để dễ bán. 

Song song đó, các chủ đầu tư cũng mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất hợp lý để có thể tiếp tục dự án. Cụ thể: ngân hàng cho các doanh nghiệp bất động sản vay vốn với lãi suất 10-15%/năm như những ngành sản xuất khác, nới lỏng các điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ đối với người dân vay mua nhà. Như vậy, doanh nghiệp dễ dàng bán nhà, thu hồi tiền để tiếp tục đầu tư, quay vòng vốn, trả nợ ngân hàng. 

Ngọc Hà 

Có thể bạn cũng quan tâm

Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ

Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế

Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Gia Lai tìm nhà đầu tư cho khu đô thị sinh thái hơn 17.200 tỷ đồng

Quy định mới về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Bài trước Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa”
Bài tiếp Đà Nẵng sẽ có tàu điện ngầm
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
Tin trong nước 24/07/2025
6 công trình của VTN Architects lọt vào chung kết Liên hoan kiến trúc thế giới – WAF 2025
Kiến trúc sư 23/07/2025
Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
Sự kiện 23/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luật

Thủ tướng yêu cầu dứt điểm vướng mắc thủ tục đất đai, cấp sổ đỏ

KTSG Online 18/07/2025
Kinh tế / Pháp luậtSự kiện

TP.HCM dự chi 7 tỷ USD xây Trung tâm tài chính quốc tế hiện đại bậc nhất khu vực

Báo Xây dựng 16/07/2025
Kinh tế / Pháp luật

Luật Đường sắt 2025: “Bật đèn xanh” cho mô hình đô thị TOD gắn với giao thông công cộng

Báo Xây dựng 14/07/2025
Kinh tế / Pháp luật

Sẽ giảm chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp

KTSG Online 13/07/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?