By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Bảo tàng thì tốn, bảo tồn thì… chán!

Ashui.com 21/10/2012
7 phút đọc
SHARE

Tháng qua, xôn xao dư luận là dự án xây dựng bảo tàng Lịch sử Quốc gia với tổng mức đầu tư lên tới 11.277 tỉ đồng được trích từ vốn ngân sách nhà nước, nếu đúng lộ trình, sẽ được xây dựng từ tháng 11.2012 đến 5.2016 trên diện tích 10ha tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. 

Người dân và giới chuyên gia có trách nhiệm bày tỏ hoài nghi về giá trị công năng sử dụng của dự án này là có cơ sở. Bởi vì, rất nhiều bảo tàng trong nước hiện nay đang trong tình trạng… hôn mê sâu, xa lạ với công chúng, giới chuyên môn, thậm chí, một số nơi còn tổ chức cả những loại dịch vụ không đúng chức năng của bảo tàng theo quy định trong luật Di sản.

 


Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP.HCM tuy không lớn nhưng đã in đậm dấu ấn trong lòng người dân ở đây và cả khách tham quan (ảnh: Thu Nguyễn) 

Dễ hiểu. Có cơ sở, có nhân viên, trong cơ chế vận hành cũ kỹ các bảo tàng phải tự xoay xở làm dịch vụ nuôi cỗ máy. Rất nhiều loại hình dịch vụ được “linh động” để cải thiện tình hình. Có những góc bảo tàng trở thành quán càphê, có những nơi cho thuê chụp hình cưới, cũng có chỗ trở thành điểm kinh doanh tiệc cưới chuyên nghiệp.

Cốt lõi vấn đề vẫn là thực lực chuyên môn hạn chế. Công tác bảo tồn, nguồn vốn hiện vật và công tác chuyên môn bảo tàng chưa hợp lý. Bảo tàng chưa hấp dẫn được du khách, công chúng, chưa cải tạo được giá trị riêng để tạo ra được nguồn lợi tự vận hành mà phải trông chờ vào những giọt nước rót từ chiếc rôbinê gỉ sét có tên “bao cấp”. 

Trong khi đó, điều phi lý là kinh phí được phê duyệt và rót xuống lại đầu tư vào cái vỏ ngoài – tức, công trình, cơ sở vật chất. Điều đó sinh ra thực tế là những bảo tàng hào nhoáng nhưng rỗng ruột. Báo chí trích dẫn câu chuyện rất hài hước xảy ra ở toà nhà bảo tàng Hà Nội được đầu tư xây dựng với chi phí 2.300 tỉ đồng, đưa vào sử dụng hai năm nay, nhưng trong tình trạng… thiếu hiện vật trưng bày. 

PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, uỷ viên hội đồng tư vấn khoa học cho ban quản lý xây dựng bảo tàng Lịch sử quốc gia trả lời trên VietNamNet đã chỉ ra thực trạng: “Hiện nay ở ta đang có một trào lưu xây những nhà bảo tàng “khổng lồ” có diện tích rất to lớn và đồ sộ. Nhưng xây xong thì rỗng ruột vì không có đồ để bày, không có người phụ trách nghiên cứu và tổ chức những trưng bày thật hay và hấp dẫn, khách đến xem cũng không biết phải tìm xem cái gì thích hợp với nhu cầu của mình”. 

Như vậy, vấn đề là các chuyên gia văn hoá, bảo tàng học cùng cơ quan quản lý các dự án này sẽ phải ngồi lại với nhau để xác định lại hiện nay đời sống bảo tàng điều gì là thiết yếu, đâu là phương tiện, đâu là mục tiêu hiện nay mà các bảo tàng thuộc quản lý của Nhà nước đang theo đuổi?

Một câu chuyện tưởng chừng không liên can nhưng cũng gây bức xúc trong dư luận thời gian qua là ngôi chùa Trăm gian được xây dựng từ thời Lý tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội là di tích quốc gia nửa thế kỷ nay một hôm được “trùng tu tôn tạo”… như mới. Hỏi ra, mới hay việc “trùng tu” này được thực hiện khá dễ dàng, không muốn nói là với tư duy tự phát, tuỳ tiện.

Vấn đề nhức nhối trong tấn bi hài kịch có tên “ngôi chùa Trăm gian” đó là, ngay chính những bậc tu hành thuộc “nhà chùa” gắn bó với di sản này đến ban quản lý di sản địa phương đều tỏ ra rất đỗi hồn nhiên trong việc đập cũ xây mới.

Như vậy, câu chuyện nằm ở chỗ nhận thức về giá trị của việc bảo tồn văn hoá. Con người, nếu như bị cắt mất mối dây liên hệ với huyết mạch lịch sử, với tiền nhân với hệ thống cơ tầng văn hoá truyền thống thì chắc chắn, việc khư khư giữ một viên gạch, một phù điêu hay một cây cột gỗ dù được dán nhãn là di sản là một việc làm xa xỉ hình thức.

Nhưng người ta có thể nối lại mối dây thiêng liêng đó ở đâu khi mà trước mắt, ngay chính cả những bảo tàng chỉ phô trương vẻ ngoài hoành tráng và hào nhoáng hiện đại mà thiếu những tiêu bản văn hoá có tính định vị, hướng đạo một cách đầy đủ, gần gũi, trung thực, khách quan và khoa học?

Nội lực bảo tàng sẽ suy yếu nếu ngay trong cộng đồng không tìm thấy nhận thức sâu xa về ý nghĩa bảo tồn, hành xử với các giá trị di sản theo kiểu hồn nhiên – tuỳ tiện. Ngược lại, ý nghĩa bảo tồn sẽ rơi vào hình thức khô khan nguội lạnh nếu bảo tàng, nơi thể hiện rõ nhất chức năng bảo tồn lại chỉ biết đầu tư hàng chục ngàn tỉ vào việc… xây những tòa bảo tàng viện bóng lộn, hoành tráng nhưng hoang lạnh.

Nguyễn Vĩnh Nguyên 

Có thể bạn cũng quan tâm

[Cà phê Net Zero] Bảo tồn Di sản & Net Zero

Bảo tồn và phát huy bản sắc kiến trúc bản Mường truyền thống theo Luật Kiến trúc

Bảo tồn di sản song hành cùng phát triển kinh tế

Bảo tồn di sản nhìn từ góc độ quy hoạch: Bài học kinh nghiệm từ châu Á

KTS Phó Đức Tùng: Di sản về bản chất phải là công hữu

TỪ KHÓA:Bảo tàng Lịch sử quốc giabảo tồn di sản
Bài trước Những thành phố đơn sắc mà vẫn đẹp lung linh
Bài tiếp Ô nhiễm không khí – chuyện không nhỏ ở đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Ứng xử đúng với di sản thể hiện sự văn minh

Ashui.com 04/04/2022
Góc nhìn

Không chỉ chuyện chiếc lư hương

Ashui.com 18/03/2022
Phản biện

Hà Nội cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội

Ashui.com 05/12/2021
Phản biện

Nhà thờ Bùi Chu: Tháo dỡ để xây mới giống cũ, liệu có đúng nguyên tắc trùng tu di tích?

Ashui.com 06/03/2020
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?