By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Bản đồ âm thanh và mùi vị của đô thị

Ashui.com 16/04/2013
11 phút đọc
SHARE

Không có gì quan trọng bằng cảm giác. Chất lượng môi trường (ambient qualities) của một nơi chốn (a place) với một cá nhân là tập hợp bởi tất cả những gì mà cá nhân đó cảm nhận về nơi đó thông qua không chỉ thị giác (công trình xây dựng, cảnh quan thiên nhiên) mà còn cả thính giác và khứu giác. Ví dụ như mùi hoa sữa trên phố Nguyễn Du và tiếng leng keng của tàu điện chạy ven bờ Hồ Hoàn Kiếm đã đi vào biết bao kỷ niệm và văn thơ về Hà Nội. Do đó, một thiết kế đô thị hoàn thiện và thành công bao gồm cả việc giữ gìn và kiểm soát mùi vị và âm thanh đặc trưng và biểu cảm của một số tuyến phố hay của cả một thành phố.

 

Chủ đề này được chú tâm trong một nhánh nghiên cứu có tên gọi là Sensory Urbanism hay Đô thị học cảm quan. Kevin Lynch giải thích trong tác phẩm độc đáo của mình: Managing the Sense of a Region (tạm dịch: quản lý cảm quan về một vùng đất): 

“Bài kiểm tra đơn giản về một thế giới cảm quan tuyệt vời là mức độ hiệu lực của thế giới đó trong việc hỗ trợ các chức năng của cơ thể con người. Các yêu cầu cơ bản là con người có thể dùng các giác quan của họ để ngửi, để nhìn, để cảm, và để nghe… Cảm giác cần phải ấn tượng, có tính thông tin, dễ chịu và nằm trong kiểm soát của người tiếp nhận… Ưu tiên đặc biệt cần được giành cho các yêu cầu cảm quan của người khuyết tật, nhu cầu thị giác của người điếc, nhu cầu thính giác của người mù.” 

Tuy nhiên, trước khi một phương án thiết kế đô thị có thể được đề xuất, chúng ta phải khảo sát hiện trạng. Khi mà mọi biện pháp kỹ thuật (dù hoàn toàn hiện thực) để đo đạc “hương vị” và “âm điệu” của nơi chốn trở nên ít ý nghĩa với con người cảm tính trong chúng ta, các nhà thiết kế đô thị như Kevin Lynch phải dùng đến thuật bản đồ ấn tượng (impressionistic mapping). Trong cuốn sách của mình, Kevin Lynch đưa ra thảo luận sơ lược về thuật bản đồ (mapping) âm thanh và mùi của nơi chốn. Tôi dựa vào những gì ông viết để bàn luận về chủ đề này dưới đây. 


Bản đồ mô tả cảm quan về âm thanh tại trung tâm thành phố Boston (Mỹ).

Âm thanh có thể khác nhau về cường độ, cao độ và sự hỗn tạp của những yếu tố này trong một khoảng thời gian mà có thể ghi lại trên một âm đồ (sonogram). Đo đạc âm thanh còn trở nên phức tạp hơn bởi sự tác động của môi trường xây dựng lên mức độ vang xa và tiếng vọng lại cũng như tính chủ quan trong việc đánh giá chất lượng âm thanh về độ ồn, độ rõ hay “độ du dương”,v.v… Với những nơi chốn đặc biệt thì ghi chép lại đặc tính âm thanh của môi trường là quan trọng dù việc này tốn nhiều công sức. Một giải pháp đơn giản nhất là xác định vùng khả thính của những âm thanh mong muốn và không mong muốn như tiếng chuông nhà thờ, tiếng đàn từ những người hát rong hay tiếng ồn từ nhà máy và các con đường. Mùi là một vấn đề tế nhị và ít được đề cập trừ trường hợp bất thường khi mùi quá dễ chịu hoặc quá khó chịu. Tuy nhiên, mùi cũng là một dấu ấn rất đặc trưng và khó quên của nơi chốn đối với con người: mùi hoa sữa, mùi của biển hay mùi từ những quán nem nướng. Do đó, mùi có thể đánh thức kỷ niệm. Và cũng quan trọng không kém, mùi có tính định hướng về không gian và có thể dẫn dắt bước chân chúng ta vào một nơi chốn. Cũng giống như với âm thanh, xác định nguồn của mùi trong một không gian và kiểm soát chúng (giữ gìn hay loại bỏ) đều không phải điều dễ dàng. Giữ gìn mùi đặc trưng của một nơi chốn tạo bởi cảnh quan như hương hoa hay mùi lúa chín có lẽ khả dĩ nhất. Vấn đề của đo đạc cảm quan là bản thân chúng có tính chủ quan cao và không dễ diễn tả. Những ví dụ của chính Kevin Lynch và những người khác có lẽ cung cấp nhiều thông tin hơn là những gì họ viết ra. 


BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN

311, số điện thoại cung cấp thông tin và dịch vụ của thành phố New York, thu thập các phàn nàn về tiếng ồn và nhà thiết kế Karl Sluis đã sử dụng datanăm 2012 này để tạo nên bản đồ tiếng ồn của thành phố. Các phàn nàn về tiếng ồn cho thấy mức độ tập trung các hoạt động tại một số điểm trong thành phố cũng như những câu chuyện nhỏ như việc xây dựng đường tàu điện ngầm ở Đường số 2, những chiếc xe buýt nằm chờ (mà không tắt máy) ở khu vực Upper East Side (Thượng Đông), và những ngôi nhà nơi nuôi những con chó ồn ào nhất. Các bản đồ cũng phản ánh đặc điểm của các nhóm dân cư như các xe ô tô mở nhạc lớn (automotive music) và những người nói to (loud people) tập trung ở khu Harlem, phía bắc Central Park, nơi nhiều người da đen sinh sống trong khi tiếng ồn của công trường xây dựng lại tập trung ở phía nam của Central Park – nơi mà đầu tư công và tư đổ vào. 


Bản đồ tiếng ồn của thành phố New York.
Nguồn: http://www.karlsluis.com/newyorkcitymaps


Tiếng ồn phân theo từng loại nguồn gốc khác nhau.
Nguồn: http://www.karlsluis.com/newyorkcitymaps


Tiếng ồn phân theo từng loại nguồn gốc và theo từng tháng trong năm.
Nguồn: http://www.karlsluis.com/newyorkcitymaps

Một dự án khác mang tên Citygram (âm đồ đô thị) do hai giáo sư về digital arts và kỹ thuật âm nhạc tại Viện Nghệ thuật California và Đại học New York thực hiện nhằm đo cường độ âm thanh tại New York. Bản đồ âm lượng ở dưới thể hiện khu vực Đại học New York tại Mahattan. 


Cường độ âm thanh khu vực trường Đại học New York.
Nguồn: http://www.arch.columbia.edu/studio-x-global


Khảo sát tiếng ồn tại công viên Russell, London của Laura Lewis & Harvey Ward Turner. 

BẢN ĐỒ MÙI

Kate McLean, một nhà thiết kế độ họa và là giảng viên tại trường Nghệ thuật & Thiết kế New England của Đại học Suffolk (Boston, Mỹ) chuyên tâm vào bản đồ cảm quan về mùi trong các thành phố. Nghiên cứu của cô tập trung vào việc con người tiếp nhận môi trường đô thị ở khía cạnh khứu giác như thế nào và mô tả các kết quả bằng những bản đồ đầy chất nghệ thuật. Trong thế giới quá chú tâm tới hình ảnh, cô cho rằng cần tìm kiếm những phương thức truyền thông có ý nghĩa khác bao gồm đa-cảm-quan, phi-thị-giác và sự phối tạo ký ức thông qua kiến tạo môi trường và “bầu không khí” (của kỷ niệm). Dựa vào các lý thuyết đương đại về bản độ học và nhân học cảm quang, McLean đề xuất các công cụ để phân tích các khảo cứu về nhân học cảm quan; để mô tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ hệ thống phân loại mùi; và đóng góp vào cuộc thảo luận về thúc đẩy du lịch tinh thần đô thị (tạm dịch: memorable urban tourism) trong đó du khách đóng nhiều vai trò như là tác giả, người tiêu thụ và người kiến tạo của môi trường cảm quan khứu giác (smellscape).  


Du khách, người nhập cư và cả các cư dân lâu đời của thành phố Glasgow được mời những lọ chứa một mùi đặc trưng và sau đó xác định địa điểm mà họ liên tưởng tới trên bản đồ.
Nguồn: Sensorymaps.com


Và kết quả là bản đồ “Hương vị Glasgow”.
Nguồn: Sensorymaps.com


Bản đồ mùi trong thành phố Newport, Mỹ (phần phóng lớn và chú thích bên phải).
Nguồn: Sensorymaps.com


Bản đồ mùi Paris ở dạng “thô” với các lọ mùi điển hình và mô tả của những người tham gia khảo sát.
Nguồn: Sensorymaps.com


“Ghi chép” về mùi của McLean dọc theo một tuyến đi bộ tại thành phố Manchester, Anh Quốc.
Nguồn: Sensorymaps.com 

Nguyễn Đỗ Dũng 

Có thể bạn cũng quan tâm

Đô thị hóa và phát triển đô thị cần hài hòa với đặc trưng văn hóa truyền thống

Đi tìm một mô hình đô thị thân thiện với môi trường ở Việt Nam

“Ở đó không còn nơi ấy”

Xây dựng đô thị thông minh hãy bắt đầu từ dân

Sài Gòn thương cảng – Trăm năm nhìn lại

TỪ KHÓA:Đô thị học cảm quanKevin LynchManaging the Sense of a RegionNguyễn Đỗ DũngSensory Urbanism
Bài trước Québec – “thành phố Pháp” trong lòng Canada
Bài tiếp Tập huấn quản lý rủi ro cho các di sản tại Việt Nam
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Sự biến đổi của cảnh quan công nghiệp: Cơ hội mới cho các thành phố quy mô trung bình?

Ashui.com 26/04/2016
Quy hoạch đô thị

Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch

Ashui.com 28/05/2015
Phản biện

Nhìn những hàng cây, biết tương lai một thành phố

Ashui.com 22/03/2015
Quy hoạch đô thị

Công thức kiến tạo một thành phố đẹp

Ashui.com 14/03/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?