By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Công bố quy hoạch chi tiết khu trung tâm hiện hữu TPHCM

Ashui.com 10/05/2013
12 phút đọc
SHARE

Ngày 9/5, Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM đã tổ chức công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TPHCM (930 héc ta).

 


Khu trung tâm hiện hữu TPHCM bắt đầu từ cầu Sài Gòn -> đường Nguyễn Hữu Cảnh -> đường Hoàng Sa -> đường Võ Thị Sáu -> đường Cách Mạng Tháng Tám -> đường Nguyễn Thị Minh Khai -> đường Cống Quỳnh -> đường Nguyễn Cư Trinh -> đường Trần Hưng đạo -> cầu Ông Lãnh -> đường Hoàng Diệu -> đường Nguyễn Tất Thành -> sông Sài Gòn. 
(Đồ họa: Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM)  

Có 5 khu chức năng 

Theo đồ án vừa được phê duyệt, trung tâm hiện hữu của TPHCM được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng (xem hình), bao gồm khu lõi trung tâm thương mại – tài chính (khu 1 – màu vàng); khu trung tâm văn hóa – lịch sử (khu 2 – màu hồng đất); khu bờ Tây sông Sài Gòn (khu 3 – màu xám vàng); khu thấp tầng (khu 4 – màu xám xanh); và khu lân cận lõi trung tâm (khu 5 – màu xám trắng). Cụ thể: 

Khu 1 là khu tập trung các công trình có chức năng thương mại – tài chính (CBD) của thành phố, đây cũng là khu vực lõi trung tâm kinh doanh thương mại; phát triển với chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công; toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1, có diện tích 92,3 héc ta, được giới hạn bởi: phía bắc và đông giáp đường Tôn Đức Thắng; phía tây giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn; phía nam giáp đường Phạm Ngũ Lão và Hàm Nghi. 

Khu 2 là khu tập trung các công trình có chức năng văn hóa – lịch sử, là trục trung tâm văn hóa lịch sử, quanh trục đường Lê Duẩn; phát triển với chức năng văn hóa, kinh doanh, thương mại, du lịch, dân cư và giáo dục; toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1, có diện tích 212,2 héc ta, giới hạn bởi: phía bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai, phía nam giáp đường Cống Quỳnh, phía đông giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn.

Khu 3 là khu vực phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, thuộc một phần quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 (giới hạn bởi: phía bắc giáp cầu Sài Gòn, phía tây giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, phía nam giáp đường Nguyễn Tất Thành, kênh Tẻ, phía đông giáp sông Sài Gòn), có diện tích khoảng 274,8 héc ta.

Khu 4 là khu dân cư hiện hữu, khu vực có nhiều công trình nhà biệt thự từ thời Pháp thuộc; phát triển với chức năng khu dân cư, văn hóa, giáo dục và thương mại thấp tầng thuộc một phần của quận 1 và quận 3 (giới hạn bởi: phía bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía tây giáp đường Võ Thị Sáu, phía nam giáp đường cách Mạnh Tháng Tám, phía đông giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai), có diện tích khoảng 232,3 héc ta.

Khu 5 là khu vực kế cận khu 1 về phía nam, phát triển với chức năng kinh doanh thương mại tiếp nối từ khu trung tâm thương mại – tài chính, thuộc một phần quận 1 và quận 4 (giới hạn bởi: phía bắc giáp đường Hàm Nghi và Phạm Ngũ Lão, phía tây giáp đường Nguyễn Thái Học và Cống Quỳnh, phía đông giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành), có diện tích khoảng 117,5 héc ta. 
 

Phát triển, bảo tồn, giao thông, cây xanh… 


Tương lai khu trung tâm TPHCM: Hệ số sử dụng đất trung bình khu trung tâm là 4.0; dân số toàn khu trung tâm khoảng 250.000 người (2020). (Đồ họa: Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM)  

Theo ông Trương Hữu Kiên, Trưởng phòng quản lý khu trung tâm, Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM, không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị ở khu 1 sẽ được tổ chức theo hướng bảo tồn những giá trị cảnh quan lịch sử. Do đó, tầng cao công trình quanh những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như trụ sở UBND thành phố, Nhà hát thành phố, chợ Bến Thành… sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt; nhưng sẽ cho xây nhà cao tầng những khu vực quanh nhà ga metro.

Và ở khu 1, tận dụng cơ hội phát triển ga metro ngầm, không gian ngầm, trong đó có đường ngầm, khu mua sắm và đậu xe sẽ được phát triển dọc theo đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Những tuyến phố lớn này sẽ trở thành các trục đô thị, kiểm soát chặt chẽ công trình xây dựng để chuyển đổi dần thành khu mua sắm (các tuyến phố đi bộ tương lai).

Khu 2 hiện nay đa số các khu đất có mật độ xây dựng thấp (bệnh viện, trường đại học, công trình văn hóa, hành chính, tôn giáo, công viên) nên đồ án quy hoạch giữ lại không gian rộng mở, thoáng đãng với đầy cây xanh của trục đường Lê Duẩn để gắn kết tính lịch sử của công trình và cảnh quan.

Cụ thể, đường Lê Duẩn kết nối Dinh Độc Lập và Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ là trục cây xanh đặc trưng của khu trung tâm hiện hữu bằng cách kết hợp không gian công cộng vào công trình. Do đó, đường Nguyễn Thị Minh Khai là tuyến chính có lộ giới lớn nên cho phép xây dựng phát triển mật độ cao, với chức năng phức hợp. Ở những khu vực còn lại của khu 2 sẽ bố trí mật độ vừa và thấp…

Khu 3 – dọc bờ sông Sài Gòn – sẽ hình thành dải công viên văn hóa, giải trí và không gian công cộng từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận. Để đảm bảo sự tiếp cận của người dân thành phố đến toàn bộ khu vực cây xanh dọc bờ sông, theo ông Hồ Quang Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc cho biết, đường Tôn Đức Thắng hiện tại sẽ được ngầm hóa – phía trên đường ngầm là công viên bờ sông; và đường Lê Lợi sẽ được kéo dài từ sau Nhà hát lớn đến Ba Son với lộ giới 56 mét…

Tuy nhiên, định hướng không gian kiến trúc khu vực dọc bờ sông Sài Gòn là phát triển cao tầng (trên những khu đất cảng hiện nay sau khi di dời) với mật độ xây dựng thấp, theo nguyên tắc chiều cao công trình thấp dần từ trong ra phía bờ sông. Khu vực này cũng sẽ hình thành các điểm nhấn cao tầng tại các đầu mối giao thông kết nối giữa trung tâm hiện hữu với khu đô thị mới Thủ thiêm.

Riêng khu 4, với đặc điểm là nơi “quy tụ” của các căn biệt thự từ thời pháp thuộc nên sẽ được kiểm soát bảo tồn, hạn chế phát triển. Trong khi đó, khu 5 sẽ cho phát triển công trình cao tầng ở các vị trí gần ga metro Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé và đoạn nối dài của đường Nguyễn Thái Học sang quận 4 với chức năng văn phòng và thương mại. Đặc biệt, với các ô phố gần ga metro Bến Thành – nơi tập trung 4 tuyến metro, xe buýt và xe điện – sẽ cho phép chiều cao tối đa công trình trên 200 mét…

Theo đồ án, diện tích cây xanh khu trung tâm sẽ được bổ sung – dọc bờ sông Sài Gòn, những mảng xanh được gắn kết bằng những trục đường xanh (nhiều cây). Đáng chú ý là ngoài hệ thống giao thông hiện tại và các tuyến metro (đã quy hoạch), trong đồ án cho thấy thành phố sẽ phát triển các tuyến xe buýt nhanh từ Bến Thành qua quận 4; tuyến xe điện nhẹ chạy dọc sông Sài Gòn,…

Ông Hồ Quang Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc, nói: “Triển khai đồ án này sẽ được bắt đầu bằng các dự án hạ tầng để tạo điều kiện cho việc phát triển không gian đô thị”. Cụ thể sở sẽ ưu tiên chỉnh trang đường sá, xây dựng các tuyến metro, đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè, cầu Thủ Thiêm, tổ chức bùng binh chợ Bến Thành thành quảng trường đi bộ, tổ chức đường dọc kênh Bến Nghé…

Ngoài ra, một số khu vực quan trọng trong khu trung tâm đều có quy hoạch chi tiết như khu công viên 23-9, Ba Son… 

Ông Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, nói: “Quy hoạch khu trung tâm TPHCM rất đẹp – hài hòa với quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm bên kia sông Sài Gòn – nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta quản lý đồ án này như thế nào”. 

Đá Bàn 

Có thể bạn cũng quan tâm

Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch một số khu vực trung tâm hiện hữu

TP HCM làm đường ven sông Sài Gòn

Quy hoạch trung tâm TPHCM mới phê duyệt đã xin điều chỉnh

Sẽ điều chỉnh quy hoạch trung tâm TPHCM?

Hư vì thiếu kiểm soát sau quy hoạch!

TỪ KHÓA:khu trung tâm hiện hữu TPHCM
Bài trước Người dân Đường Lâm muốn trả danh hiệu, cũng không được
Bài tiếp Na Uy xinh đẹp
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Bàn về đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM

Ashui.com 08/06/2013
Đối thoại

Khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM: Cao ốc và hạ tầng kỹ thuật sẽ “bước đều chân”?

Ashui.com 22/05/2013
Quy hoạch đô thị

Quy hoạch khu trung tâm đô thị đặc biệt tại Việt Nam

Ashui.com 14/03/2013
Kinh tế / Pháp luật

TP.HCM: Tổng hợp các quy hoạch đã được duyệt trong tháng 1/2013

Ashui.com 05/02/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?