By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Đừng đổ lỗi cho văn hóa đô thị

Ashui.com 23/09/2013
11 phút đọc
SHARE

Bên cạnh những tiện ích do sự phát triển mang lại, môi trường văn hóa tại các đô thị lớn còn là nỗi lo âu thường trực của các bậc phụ huynh – khi con mình đứng trước khả năng “hấp thụ” rất dễ dàng những “rác văn hoá” đang tràn ngập trên internet và các phương tiện giải trí. Điều gì đang xảy ra phía sau câu chuyện ấy?

Sức lan tỏa của những trang web “đen”, của sách báo nhảm nhí, của những 3S (sốc, sex, sến) đang tràn ngập môi trường truyền thông là điều đã được nói từ lâu. Và, nỗi lo lắng, cùng cảm giác bất lực của các phụ huynh, cũng không phải là chuyện lạ với bất cứ ai có thói quen theo dõi báo chí.

Trường hợp “bỏ nhà lên núi” của cặp vợ chồng trí thức trẻ Minh Thu – Triệu Thắng được dư luận chú ý và tạo ra những tranh luận trái ngược. Bỏ Hà Nội, mua một trang trại tại Hòa Bình để sống, cho con gái học trường làng thay vì các trường quốc tế như số đông người thành phố có điều kiện hiện nay. Quan điểm của Thu và Thắng rất rõ ràng: Trường làng là môi trường giáo dục bản chất và hồn nhiên nhất bây giờ, không ô nhiễm bởi những thứ lệch lạc như giáo dục ở các thành phố lớn.

Nhân bắt đầu năm học mới, TT&VH Cuối tuần trao đổi với Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức VN) xung quanh vấn đề môi trường văn hóa của giáo dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Để nói về môi trường giáo dục trẻ em, chúng ta sẽ rất khó tách biệt rạch ròi các yếu tố văn hóa, giáo dục, đạo đức… trong một không gian cụ thể. Bởi, ngần ấy thứ đều quan hệ tương tác với nhau, và đều cần được xây dựng từ công sức của cộng đồng, chứ không phải của riêng nhà trường. Nhưng, dù gồm những yếu tố gì, môi trường giáo dục tại các đô thị lớn bây giờ luôn khiến phụ huynh thường trực tâm lý bất an, lo lắng. Giáo sư có đồng ý với điều ấy không?

Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc (ảnh bên): – Điều bạn nói đúng ở mức tương đối. Và đúng không chỉ với đối tượng là trẻ em sống tại đô thị từ nhỏ. Học sinh, sinh viên từ quê ra thành phố học ở tuổi thanh, thiếu niên bây giờ khiến phụ huynh lo lắng không kém gì. Chỉ cần nghe câu cửa miệng “không cẩn thận thì mất con” của họ là ta đủ hiểu. Và như những gì báo chí phản ánh về tệ nạn tại các khu Cầu Giấy, Thanh Xuân hay khu vực Thủ Đức (TP.HCM) thì nỗi lo ấy là đúng thôi.

Rất dễ để giải thích vì sao so với vùng nông thôn, đô thị lại tiềm ẩn nhiều hơn những tiêu cực, trong đó có vấn đề môi trường giáo dục. Từ đặc thù cấu trúc, đô thị sẽ là nơi tiếp nhận đầu tiên những yếu tố mới trong quá trình phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội, rồi từ đó mới lan tỏa tới các vùng nông thôn. Mà cái mới thì luôn bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Chưa kể, khi kinh tế tại đô thị phát triển tới mức nào đó, thì các phức tạp quanh nhu cầu giải trí, nhu cầu hưởng thụ… cũng nảy sinh theo.

Vậy, ta có nên coi việc rời bỏ đô thị, tìm về với môi trường giáo dục tại làng quê là một phản ứng đáng báo động không? Vì thực tế, chuyện của cặp vợ chồng chị Minh Thu có thể khiến chúng ta ngạc nhiên, nhưng dường như lại không lạ so với thế giới. Chẳng hạn, trong một số báo gần đây, TT&VH cũng nói tới trường hợp nhiều phụ huynh Mỹ vì lo ngại với những “sốc” “sex” của đời sống văn hóa mà tuyên bố “chẳng có nơi nào an toàn cho một đứa trẻ, trừ khi chúng ta tự giáo dục con tại nhà hoặc chuyển vào sống đâu đó trong rừng”…

– Đó sẽ là một câu chuyện dài ở các nước khác, nếu đặt trong bối cảnh xã hội và giáo dục của họ. Còn tại Việt Nam, tôi thấy chuyện “bỏ phố về quê” là rất ít, thậm chí là cá biệt. Nếu coi rằng đây là một trào lưu cần phân tích thì có lẽ chúng ta nâng tầm vấn đề quá.

Câu chuyện bạn kể sẽ đúng, khi cặp vợ chồng ấy có điều kiện kinh tế, và tìm được một ngôi trường tốt tại nơi họ chuyển đến sống. Nhưng, dòng chảy chính hiện nay vẫn phải theo chiều ngược lại. Cần nhớ, mục tiêu phát triển của chúng ta là công nghiệp hóa, và kèm theo là đô thị hóa. Số thành phố của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục mọc lên rất nhiều. Và mỗi đô thị mới ấy vẫn sẽ là hạt nhân cho giáo dục. Đó là xu hướng cho cả thế giới rồi.


Bỏ phố về làng để có môi trường văn hoá tốt hơn?

Vậy, còn sự so sánh của một số phụ huynh rằng việc môi trường giáo dục “nông thôn” ít ra cũng trong lành hơn so với đô thị, nếu bỏ qua những khác biệt về cơ sở vật chất…?

Đô thị là nơi tiếp nhận đầu tiên những yếu tố mới trong quá trình phát triển nên cũng tiềm ẩn nhiều hơn các yếu tố tiêu cực.

– Điều đó cũng cần đặt trong những trường hợp cụ thể. Không phải cứ xa đô thị thì mặc nhiên là môi trường giáo dục “trong lành” đâu. Điều đó cũng giống như chuyện quê tôi ở Thanh Trì, cách vùng đô thị vài chục km. Xa Hà Nội, nhưng an ninh lại rất phức tạp, vì các thành phần lưu manh từ Hà Nội toàn dạt về đó để trú ngụ ban đêm.

Khi còn làm Bộ trưởng, tôi có biết một trường trung học lên kế hoạch xây tường rào cao hơn, xây cổng kín hơn vì học sinh thường xuyên bỏ tiết trốn đi chơi. Tôi nói các anh làm như vậy thì giữ được học sinh mấy giờ trong ngày? Cùng lắm là 5 giờ. Thời gian còn lại, các em vẫn sống trong xã hội, vẫn bị chi phối bởi các mối quan hệ khác. Bởi vì xã hội nào thì trường học nấy. Chúng ta phải tìm cách khắc phục vấn đề, chứ đừng hy vọng rằng sẽ có một trường học nào là ốc đảo thật sự…

Tức là cuối cùng, chúng ta lại trở về với câu hỏi về cách giáo dục, bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của môi trường văn hóa đô thị. Mà trên thực tế, điều này vẫn được nâng lên đặt xuống cả chục năm nay, nhưng lại ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và chưa có biến chuyển nào…

– Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn làm được nhiều thứ tích cực đấy. Những gì báo chí mổ xẻ trong thời gian qua không chiếm đa số đâu. Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa chúng ta mặc định rằng sẽ chấp nhận những tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục đô thị ở một tỷ lệ nào đó.

Nhìn lại lịch sử, hệ thống các đô thị tại Việt Nam mới chỉ manh nha hình thành đầu thế kỷ 20 và thực sự phát triển từ năm 1986 trở lại đây. Mọi thứ vẫn đang trong quá trình thay đổi, từ văn hóa nông thôn (tôi tạm gọi như vậy) sang văn hóa đô thị. Sự chuyển biến ấy sinh ra rất nhiều vấn đề khác nhau và cần tới thời gian trước khi hoàn thiện dần.

Muốn con mình tránh khỏi những tác động tiêu cực từ sự chưa hoàn thiện ấy, điều lớn nhất các phụ huynh có thể làm là dành đủ thời gian để chăm sóc, động viên và theo sát các em. Làm vậy, thì họ phải tự biết lựa chọn để cắt bớt thời gian dành cho công việc, kinh tế hay những mối quan hệ khác của mình. Không thể có sự lựa chọn khác được đâu.

Sơn Tùng (thực hiện)

Có thể bạn cũng quan tâm

Dòng chảy thị thành

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Tấm áo, tấm thân hay tầm vóc mới

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Ngày hôm qua ở đâu?

Nghĩ về Thủ đô Xưa – Nay – Mai

Chuyện bảo tồn ở đô thị

TỪ KHÓA:Phạm Minh Hạcvăn hóa đô thị
Bài trước Nước – vật liệu đặc biệt
Bài tiếp Môi giới, tư vấn ngoại sống bằng gì?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Dung nạp ẩm thực đường phố vào văn hóa đô thị

Ashui.com 20/11/2017
Phản biện

Bảo tồn di sản văn hóa đô thị từ tiếp cận liên ngành

Ashui.com 28/08/2017
Đối thoại

KTS Đào Ngọc Nghiêm: Văn hóa đô thị đối diện nhiều thách thức

Ashui.com 17/03/2017
Góc nhìn

Chợ ở đô thị

Ashui.com 06/03/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?