By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Cố đô Huế – Một kiệt tác đô thị của phương Đông

Ashui.com 06/02/2014
9 phút đọc
SHARE

Ngày 11/12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. 

Đây là một trong những quần thể di tích tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài. 

Đặc biệt, trong nghệ thuật kiến trúc, Cố đô Huế được đánh giá như một “kiệt tác đô thị, một điển hình nổi bật của một Kinh đô phong kiến phương Đông.”

 


Đại nội Huế.
(Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN) 

Trong gần 400 năm, từ năm 1558-1945, Huế đã từng là thủ phủ của chín đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triệu đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Trong nhiều thế kỷ, nhiều tinh hoa của cả nước đã được chắt lọc, hội tụ về đây, hun đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 

Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên khéo tạc. Nổi bật nhất trong đó là Quần thể Di tích Cố đô Huế – di sản văn hóa tiêu biểu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

Sự tôn vinh đặc biệt này cũng là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của di sản văn hóa Huế, một trong những di sản văn hóa tiêu biểu nhất của Việt Nam, niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt.

Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ:

Kinh Thành Huế là công trình do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đây, các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia.

Thành có 10 cửa ra vào và xung quanh thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Trải qua gần 200 năm, khu kinh thành hiện nay hầu như còn nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Hoàng thành Huế (hay còn gọi là Đại Nội) là khu vực nằm bên trong Kinh thành Huế. Đây là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố.

Hoàng thành gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên, Phủ Nội Vụ, Vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn…

Tử Cấm Thành Huế là khu vực nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hòa. Đây là nơi dành riêng cho nhà vua và gia đình.

Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó nổi bật là Đại Cung Môn, Cần Chánh, Càn Thành, Cung Khôn Thái, Duyệt Thi Đường, Thượng Thiện, Thái Bình Lâu…

Xuyên suốt cả ba tòa thành là con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương. Dọc hai bên con đường này là những công trình kiến trúc nổi bật như Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Cung Diên Thọ, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung…

Ngoài ra còn có hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối, đan xen cây cỏ, khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Tổng thể có bảy khu lăng, mỗi khu mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền. Đó là đàn Nam Giao – nơi nhà vua tế trời; đàn Xã Tắc – nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền – đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sỹ văn thời Nguyễn; Võ Miếu – nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên Tiến sỹ võ; điện Hòn Chén – nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na…

Là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính.

Ông Amadou MahtarM’bow – Nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã nhận xét: “Huế không chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động – ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dưỡng một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo.”

Là một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn, quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Trong suốt 20 năm, Huế đã nỗ lực không ngừng để gìn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa của các di tích.

Đến nay, đã có khoảng 100 công trình kiến trúc được phục hồi, bảo quản, chống xuống cấp, với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng. Gần đây nhất, dự án trùng tu tổng thể kinh thành với mức đầu tư gần 1.300 tỷ đã mở ra triển vọng phục hồi toàn diện hệ di sản độc đáo này trong tương lai./. 

(TTXVN) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Di tích Huế đón khách tham quan miễn phí dịp Tết

Vẻ đẹp ngược dòng thời gian ở xứ Huế

[Infographics] Thừa Thiên-Huế: Ngọ Môn đón khách sau 8 năm trùng tu

Mục tiêu an dân và bảo vệ di sản được đặt lên hàng đầu

Nhật Bản hỗ trợ hơn 4,6 triệu USD trùng tu di tích Cố đô Huế

TỪ KHÓA:cố đô Huế
Bài trước 90 tỷ đồng làm hầm xuyên đê ở Hà Nội
Bài tiếp Những công trình phục vụ Olympic Sochi 2014
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Bảo toàn Quần thể di tích Cố đô Huế trước tác động tự nhiên

Ashui.com 29/07/2015
Tin trong nước

Đạt nhiều kết quả trong công tác trùng tu di tích Cố đô Huế

Ashui.com 16/11/2014
Tin trong nước

Chặng đường 20 năm và tương lai của Di sản Huế

Ashui.com 22/09/2013
Tin trong nước

Đẩy nhanh tiến độ tôn tạo hệ thống kinh thành Huế

Ashui.com 17/03/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?