By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Cầu Long Biên – một trong những biểu trưng của Hà Nội

Ashui.com 19/02/2014
6 phút đọc
SHARE

Cầu Long Biên, ban đầu gọi là cầu Paul Doumer (tên Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902) được khởi công từ tháng 09/1898 đến tháng 02/1902 thì khánh thành, là sản phẩm của chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất. Cũng như đa số cơ sở hạ tầng mà thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam, cây cầu chủ yếu phục vụ cho mục đích khai thác tài nguyên của Việt Nam để đưa về chính quốc. Cầu xây đúng vị trí mà chiếc tàu của thực dân Pháp từng nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc, mở đầu cuộc xâm lược vào Hà Nội.

Quá trình xây dựng

– Đấu thầu: Năm 1897, cuộc thi thiết kế cho cầu đã được tổ chức, phương án thiết kế của hãng Daydé & Pillé là phương án được chọn.
– Đơn vị thi công: Hãng Daydé & Pillé trúng thầu thi công phần chính của cầu. Đoạn cầu nối từ Ga Long Biên sang phần cầu chính do hãng thầu Schneider & CIE thi công. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn.
– Thi công cầu: Cầu được khởi công từ tháng 09/1898. Đội ngũ thi công là các kỹ sư xây dựng người Pháp và công nhân Việt Nam. Vật liệu xây dựng: 5.300 tấn thanh thép dẹt, thép góc, thép chữ T, thép chữ I mua từ Pháp. Xi măng từ Hải Phòng; vôi từ Huế. Gỗ tà vẹt, gỗ lát chèn mặt đường sắt từ Thanh Hóa. Và 30.000m3 đá hộc xanh cũng được khai thác ở Thanh Hoá.

Ngày 28/02/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội – Hải Phòng và đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương. Khi ấy, Long Biên là một trong bốn cây cầu lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau cây cầu sắt Broocklin bắc qua Sông Đông (East River) của Mỹ, là cây cầu nổi bật nhất ở Viễn Đông.

Công nghệ

Phần dưới là hệ móng giếng chìm, thân mố, trụ là hỗn hợp bê tông cốt thép. Kiến trúc phần trên là hệ dàn, dầm thép cán nóng theo thiết kế định hình được liên kết với nhau bằng đinh tán cường độ cao, gồm nhiều nhịp uốn lượn theo mô hình tính toán của biểu đồ bao mô men. Cầu Long Biên được dành cho đường sắt đơn (khổ 1.000mm) chạy ở giữa; hai bên là đường rộng 2,6m và 0,4m cho người đi bộ. Chiều dài toàn cầu là 1.681m (chưa kể phần cầu gạch đã xây dài 800m).

Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và cao 13,5m tính mức nước thấp nhất. Nét độc đáo của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa, luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như hầu hết các cầu thông thường khác.

Cầu gồm 19 nhịp dầm thép (dạng dầm mút thừa có nhịp treo). Đường dẫn bằng đá. Trừ hai biên, các nhịp ở giữa có khẩu độ 75m (nhịp số chẵn) và 105m (nhịp số lẻ). Các trụ đều dùng móng chìm hơi ép với  chiều sâu 30m và cao 13,5m (tính mức nước thấp nhất). Mỗi nhịp có một đoạn tránh, cho các loại xe thô sơ đỗ tạm nhường đường cho xe hơi.

Giá trị thẩm mỹ – cảnh quan

Cầu Long Biên có dáng dấp của một con rồng đang uốn lượn rất phù hợp với tên gọi Thăng Long của thủ đô Hà Nội trước đây, mặc dù không ai biết rõ ý tưởng thực sự của tác giả cho hình dáng cây cầu này. Tuy nhiên với với sự uốn lượn trên một độ dài lớn, rất phù hợp với cảnh quan khu vực, cầu Long Biên xứng đáng là một trong những cây cầu sắt đẹp nhất thế giới xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20. Cầu Long Biên với tầm nhìn thoáng, góc nhìn rộng là điểm nhấn đặc biệt quan trọng của cảnh quan đô thị và đã trở thành một trong những biểu trưng của Hà Nội ngày nay.

ThS.KTS. Trần Quốc Bảo – Giảng viên khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng

Có thể bạn cũng quan tâm

Đánh giá các giải pháp đáp ứng khí hậu nhiệt đới của các công trình phong cách Đông Dương tại Hà Nội

Nhà ống phố Cổ – Định dạng và bảo tồn bền vững

Pháp muốn tài trợ 700 nghìn euro nghiên cứu tôn tạo cầu Long Biên

Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong công tác quy hoạch, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị cầu Long Biên”

Cầu Long Biên sinh ra từ một ý tưởng “điên rồ”

TỪ KHÓA:cầu Long Biênkiến trúc Pháp thuộcTrần Quốc Bảo
Bài trước Đà Nẵng chuẩn bị xây bãi đỗ xe ngầm
Bài tiếp GS Hoàng Đạo Kính: Đừng “rượt đuổi” theo hai chữ bảo tồn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Lập Tổ chuyên gia triển khai nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên

Ashui.com 27/06/2022
Tin trong nước

Bộ GTVT sẽ kiểm định hiện trạng cầu Long Biên trước khi sửa chữa lớn

Ashui.com 02/06/2022
Phản biện

Bảo tồn thích ứng là vấn đề “sống còn” đối với các công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội

Ashui.com 03/03/2022
Kiến trúc

Biệt thự Pháp cổ giữa lòng Hà Nội: Giá trị và bảo tồn

Ashui.com 28/02/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?