By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Khôi phục môi trường biển miền Trung như thế nào?

Ashui.com 06/07/2016
10 phút đọc
SHARE

Tập đoàn Formosa của Đài Loan đã cúi đầu nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung và chấp nhận bồi thường 500 triệu USD. Nhưng vấn đề quan trọng, cốt lõi đặt ra hiện tại là khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường như thế nào? 

Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam, thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra đã làm ảnh hưởng nặng đến 460 ha san hô và khó có thể tự phục hồi. Chất thải chưa qua xử lý từ nhà máy Formosa cũng khiến cho lượng lớn tôm cá sinh sống ở vùng biển dọc từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế không còn.

 


Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình trạng cá chết ven biển

Khôi phục môi trường biển

Trước những bằng chứng khoa học thuyết phục, Formosa đã phải nhận lỗi và chịu bồi thường 500 triệu USD, số tiền lớn nhất mà một doanh nghiệp phải bồi thường về môi trường từ trước tới nay ở Việt Nam. 

Nhưng chỉ bồi thường bằng tiền thôi thì chưa đủ, bởi tiền chỉ phần nào khỏa lấp đi thiệt hại về môi trường và kinh tế mà người dân bốn tỉnh dọc bờ biển miền Trung phải chịu đựng.

Ngay sau khi kết luận về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở biển miền Trung được công bố, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nói rằng sẽ còn nhiều việc phải giải quyết nữa. Một trong những việc phải giải quyết đó là các cơ quan điều tra đã vào cuộc để điều tra trách nhiệm của chính các cơ quan nhà nước có liên quan thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhằm ngăn chặn bất cứ sự tắc trách nào trong tương lai.

Nhưng ông Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho rằng, điều quan trọng nhất cần giải quyết sắp tới là tăng cường các giải pháp để khắc phục môi trường biển, hệ sinh thái biển đang bị ảnh hưởng. Bởi nếu không có biện pháp khôi phục lại môi trường, vùng biển dọc từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên Huế sẽ mãi là vùng biển chết.

Theo ước tính của các nhà khoa học, trong điều kiện bình thường sẽ mất khoảng 50 năm hệ sinh thái biển nơi đây mới phục hồi hoàn toàn. Điều kiện bình thường có nghĩa là Formosa hay bất kỳ nhà máy nào trong khu vực không lặp lại thảm họa nào nữa, đồng thời phải xử lý những chất độc vẫn đang còn tồn dư dưới đáy biển.

Ông Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết cho biết, giải pháp làm sạch môi trường đáy biển đã được các nhà khoa học nghiên cứu thời gian qua. Trong trường hợp xyanua, phenol ở vùng đáy không phân hủy hết, một giải pháp có thể được cân nhắc là hút trầm tích đáy biển, sau đó phải tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn.

Ông Lợi cho biết phương pháp này từng được sử dụng trong quá trình làm sạch vịnh Minamata ở Nhật Bản, nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata.

Nhưng ông Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương, cho rằng cách tốt nhất là phải hỗ trợ sự phục hồi tự nhiên.

“Nhiệm vụ của con người là làm thế nào thuận lợi nhất cho quá trình tái sinh tự nhiên. Phải chấm dứt tình trạng khai thác bằng các biện pháp hủy diệt, vốn khá phổ biến ở các tỉnh này. Phải giữ gìn được sinh cảnh, không chỉ rạn san hô, mà cả các hệ đầm phá, các vùng cửa sông. Đừng hủy hoại các thảm rong biển, cỏ biển,” ông Tuấn nói. 

Bài học từ tập đoàn dầu khí BP của Anh

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đã chịu thảm họa môi trường nặng nề, để khắc phục hậu quả. Và kinh nghiệm có thể học hỏi được là chính từ nước Mỹ, nơi cách đây bốn năm tập đoàn dầu khí BP của Anh đã gây ra thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử, hủy hoại hoàn toàn môi trường biển ở Vịnh Mexico.

Sau sự cố nổ giàn khoan và tràn dầu kéo dài hơn 2 tháng ngoài vịnh Mexico năm 2010, BP đã phải bồi thường tới 20 tỷ USD. Nhưng những gì mà tập đoàn này phải khắc phục vẫn còn kéo dài tới tận ngày hôm nay và tác động xấu từ sự cố tới môi trường vẫn chưa chấm dứt.

Đến nay, hơn 500 triệu lít dầu rò rỉ khỏi giếng khoan lan rộng gần 70.000 km vẫn còn ảnh hưởng tới động vật hoang dã trong vùng. Tính đến năm 2015, đã có hơn 1.100 con cá heo và cá voi mắc cạn được cho là hậu quả từ vụ tràn dầu, trong khi hàng trăm ngàn con rùa biển cũng phải vật lộn với bi kịch ô nhiễm.

Hiện tại, tập đoàn BP cũng đang đối mặt với hàng chục nghìn yêu cầu bồi thường, cho dù tính đến giữa tháng 7/2015, hãng này đã phải chi bồi thường 18,7 tỷ USD. 

Cụ thể, BP phải giải quyết yêu cầu bồi thường từ các nguyên đơn cho rằng công việc làm ăn, kinh doanh của họ bị tổn thất nặng nề từ vụ tràn dầu ngoài khơi vịnh Mexico. Theo báo Financial Times, có thêm 115.000 đơn kiện đòi bồi thường liên quan đến vụ Deepwater Horizon.

Đã có hàng ngàn đơn trong số này hoặc đi đến thỏa thuận ban đầu, hoặc bị bác bỏ, nhưng Financial Times nói hơn 60.000 đơn kiện vẫn chưa được xử lý hoàn tất. BP ước tính số tiền mà tập đoàn này phải bỏ ra để khắc phục môi trường và đền bù có thể sẽ lên tới hơn 50 tỷ USD. Để có được khoản tiền bồi thường, BP đã từng phải bán một loạt tài sản ở nhiều nước, trong đó có cả tài sản ở Việt Nam.

Như vậy, có một điều chắc chắn rằng dù xử lý hậu quả môi trường như thế nào, thì Formosa cũng không thể thoát khỏi trách nhiệm phải khôi phục lại môi trường đến cùng. Tập đoàn này cũng đã tuyên bố ngoài 500 triệu USD, sẽ còn phải khôi phục lại môi trường biển và hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp.

Trước mắt, Formosa đã cam kết sẽ thay đổi công nghệ sản xuất thép và đầu tư thêm vào hệ thống xử lý nước thải. Đây là một động thái tích cực nhằm đảm bảo nhà máy thép ở Hà Tĩnh sẽ không lặp lại thảm họa môi trường mới. Nhưng Bộ trưởng Hà cho biết rằng công nghệ này có được chấp thuận hay không sẽ phụ thuộc vào sự thẩm định của một hội đồng các nhà khoa khọc do Chính phủ lập ra. 

Ninh Kiều 
(Diễn đàn Doanh nghiệp)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch không gian biển quốc gia mang tầm nhìn chiến lược

Quy hoạch Sóc Trăng xác định kinh tế biển là động lực phát triển

Tản mạn từ hồn đô thị đến các thành phố biển ở Việt Nam

Phát triển đô thị biển bền vững

TỪ KHÓA:cá chết miền Trungđô thị biểnFormosakinh tế biểnmôi trường biểnmôi trường biển miền Trungtài nguyên biển
Bài trước Đúng trình tự, tháng 4/2021 mới khởi công sân bay Long Thành
Bài tiếp Khởi động mùa giải Ashui Awards 2016
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Trả lại không gian biển cho cộng đồng

Ashui.com 16/08/2022
Sự kiện

Hội nghị quốc tế “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”

Ashui.com 12/05/2022
Góc nhìn

Cân bằng giữa rủi ro và cơ hội

Ashui.com 07/03/2022
Đối thoại

Quy hoạch đồng bộ, tạo liên kết giữa các địa phương ven biển đảm bảo sinh kế cho ngư dân

Ashui.com 01/07/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?