By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Di sản và tương lai các thành phố

Ashui.com 04/02/2017
9 phút đọc
SHARE

Đô thị của ai? Của chính quyền, của nhà đầu tư hay của cộng đồng? Câu trả lời nào sẽ thể hiện nhận thức và quan điểm về bảo tồn di sản một cách rõ ràng, đồng thời thể hiện cái tâm và cái tầm của nhà quản lý? 

Cũng như quy luật của nhiều nước đang phát triển, tiến trình đô thị hóa không là một đường thẳng với xu hướng tích cực mà như con đường bị đào xới và dựng nhiều “lô cốt” làm phát sinh không ít những vấn đề nan giải, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải có tầm nhìn và chính sách để có thể “phát triển bền vững”. Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để xây dựng thành phố văn minh hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn những di sản văn hóa của đô thị?

 


Khu trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa: Ashui.com) 

Thực trạng “hiện đại hóa” ở Việt Nam bằng cách xóa bỏ những dấu tích xưa cũ là “hồn vía” của các đô thị diễn ra dồn dập trong những năm gần đây đã gióng lên tiếng chuông báo động: di sản văn hóa vật thể không được bảo tồn thì di sản văn hóa phi vật thể cũng không thể duy trì. Dấu tích xưa cũ không còn thì ký ức, tình cảm con người đối với đô thị không thể lưu truyền mãi mãi. 

Di sản văn hóa vật thể không được bảo tồn thì di sản văn hóa phi vật thể cũng không thể duy trì. Dấu tích xưa cũ không còn thì ký ức, tình cảm con người đối với đô thị không thể lưu truyền mãi mãi. 

Ở nước ta, có thể nói cho đến nay chính quyền và người dân cũng chưa đánh giá đúng mức giá trị nhiều mặt của di sản văn hóa đô thị. Các thành phố với những công trình kiến trúc và cảnh quan đặc sắc có niên đại trên dưới 100 năm thường được coi là đối tượng nghiên cứu của ngành kiến trúc hoặc quy hoạch đô thị, trong khi đó lịch sử – khảo cổ học truyền thống thường quan tâm đến các di tích hàng ngàn năm dưới lòng đất. Hàng loạt loại hình di tích công nghiệp như nhà máy, bến cảng, hạ tầng cầu đường… là những dấu mốc đầu tiên của quá trình “hiện đại hóa” hồi đầu thế kỷ 20 lại không được quan tâm bảo tồn mà chính là đối tượng luôn bị giải tỏa, phá bỏ để xây dựng công trình mới. Hà Nội và TPHCM có một số khu vực xây dựng công trình lớn lại là nơi có phát hiện quan trọng về khảo cổ học, chứa đựng di tích của lớp cư dân có mặt ở đây từ hàng trăm năm trước… Thực tế nhu cầu phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa luôn đan xen, tồn tại song hành, đòi hỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố phải đặt ra chiến lược bảo tồn những di sản văn hóa mang giá trị đặc trưng như công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên cùng với di tích trong lòng đất…

Khi khu vực trung tâm các thành phố lớn diễn ra quá trình “hiện đại hóa” bằng cách phá hủy nhiều công trình và cảnh quan được xây dựng từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, dư luận xã hội đã đồng lòng lên tiếng, từ các chuyên gia đến cộng đồng dân cư, từ người bản địa đến người nhập cư… Những phản ứng, phản biện, góp ý hướng đến vai trò và giải pháp của nhà quản lý và các cơ quan chức năng, kể cả nhà đầu tư.

Chúng ta cần nhanh chóng đề ra được phương thức chung phù hợp để giải quyết hài hòa giữa phát triển công trình mới hay bảo tồn các di sản kiến trúc, giữa xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hay giữ gìn giá trị văn hóa đô thị tồn tại thông qua “ký ức thị dân”.

Bước sang thế kỷ 21 mâu thuẫn này càng gay gắt: giữa “phát triển” hay “bảo tồn” di sản, giữa lợi ích “tiền trao cháo múc” ngay và luôn của nhà đầu tư và lợi ích “giá trị tinh thần” lâu bền của cộng đồng, giữa vai trò thật sự “làm chủ” đô thị của chính quyền hay cộng đồng? Để giải quyết mâu thuẫn này phải trở về xuất phát điểm: di sản đô thị của ai? Của chính quyền, của nhà đầu tư hay của cộng đồng? Di sản văn hóa là của riêng thành phố hay của cả nước? Trả lời câu hỏi này là thể hiện nhận thức và quan điểm về bảo tồn di sản một cách rõ ràng, đồng thời thể hiện cái tâm và cái tầm của nhà quản lý. Bài học của thế giới là “di sản đô thị” là của cộng đồng, nó là nguồn vốn xã hội quan trọng và cần được sử dụng, “đầu tư” để phát triển đô thị theo chiều kích lịch sử. Từ đó hình thành, xây dựng những thế hệ con người/cộng đồng dân cư mang tâm thức và lối sống của đô thị. Có con người đô thị mới bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đô thị và ngược lại.

Hiện nay quá trình đô thị hóa tại nhiều địa phương thường phá bỏ công trình cũ để xây mới hoàn toàn. Điều đó thể hiện sự kém hiểu biết giá trị di sản văn hóa dẫn đến hành động “xóa bỏ lịch sử”, sự thiếu hụt trong nhận thức về ý nghĩa quan trọng của di sản văn hóa là nuôi dưỡng mối quan hệ giữa hiện tại với quá khứ, phản ánh sự gắn bó giữa đời sống vật chất ngày càng hiện đại với cuộc sống tinh thần càng phong phú và sâu sắc…

Việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa đô thị phải là sự kết hợp, liên ngành của khảo cổ học, sử học, kiến trúc, quy hoạch, khoa học quản lý đô thị… Những đề xuất khoa học, giải pháp về kiến trúc – quy hoạch và quản lý phù hợp sẽ hạn chế việc phá hủy di sản và mang lại hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong tiến trình phát triển đô thị. Hệ quả dễ nhận thấy là nhiều công trình mới tuy “hiện đại” nhưng “vô hồn” vì không chứa đựng bản sắc và cá tính của một thành phố. Và như vậy không có gì đảm bảo rằng quá trình hiện đại hóa hiện nay sẽ tạo ra những di sản cho đời sau.

Một thành phố được xây dựng hiện đại từ sự hiểu biết và trân trọng quá khứ thì sự hiện hữu mỗi ngày của di sản văn hóa sẽ luôn đảm bảo cho tương lai bền vững của nó. 

Nguyễn Thị Hậu 
(TBKTSG)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Phát triển tiếp nối các đô thị

Kinh tế Xanh: Điểm chạm của phát triển xã hội và bảo tồn di sản văn hóa

Ứng xử đúng với di sản thể hiện sự văn minh

Không chỉ chuyện chiếc lư hương

Lorong Buangkok – Làng quê cuối cùng còn sót lại giữa lòng Singapore

TỪ KHÓA:di sản đô thịdi sản văn hóadi sản văn hóa đô thịNguyễn Thị Hậu
Bài trước Truy cập dữ liệu nhà ở trực tuyến miễn phí
Bài tiếp Những ngôi chùa hơn 200 năm tuổi ở TP.HCM
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Israel phát triển vật liệu xây dựng sinh học hấp thụ CO₂, thay thế xi măng
Công nghệ mới 11/07/2025
Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững
Góc nhìn 11/07/2025
TPHCM: Dừng sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho tuyến metro số 2
Kinh tế / Pháp luật 11/07/2025
Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Tấm áo, tấm thân hay tầm vóc mới

Ashui.com 11/05/2021
Quy hoạch đô thị

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Ngày hôm qua ở đâu?

Ashui.com 29/04/2021
Đối thoại

Cung Thiếu nhi Hà Nội có giá trị di sản, không để “khu đất vàng” bị thâu tóm!

Ashui.com 28/03/2021
Góc nhìn

Số phận nào cho tu viện cổ của Đà Lạt?

Ashui.com 05/03/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?